2.4.3 .Nguyên nhân của những tồn tại
3.2. Đề xuất biện pháp quản lý giáo dục hƣớng nghiệp của trƣờng Trung
3.2.1. Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức cho học
sinh, các lực lượng giáo dục về giáo dục hướng nghiệp
3.2.1.1. Mục đích của biện pháp
Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, HS, CMHS và các lực lượng giáo dục khác về vị trí, vai trò, sự cần thiết của GDHN đối với việc phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương, đất nước và tương lai của chính bản thân HS. Từ đó, GV nhận thức được GDHN là một hoạt động có tầm quan trọng rất lớn, góp phần cụ thể hố mục tiêu đào tạo của nhà trường, mỗi thành viên trong nhà trường xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cần phải có trách nhiệm và
nghĩa vụ thực hiện, đóng góp, xây dựng để nâng cao chất lượng GDHN; HS có ý thức hơn khi lựa chọn ngành học, nghề nghiệp tương lai; Làm cho CMHS có ý thức chủ động hướng nghiệp cho HS; Các cấp QLGD có trách nhiệm trong việc chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra công tác GDHN. Từ kết quả nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm tạo nên động lực thúc đẩy GDHN đạt những mục tiêu đề ra.
3.2.1.2. Nội dung thực hiện
Đối với cán bộ quản lý giáo dục:
CBQL của Sở GD&ĐT phụ trách công tác GDHN phải quán triệt về các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Nhà nước và của Ngành về GDHN. Hàng năm phải tham mưu để lãnh đạo Sở GD&ĐT ban hành văn bản chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDHN cho học sinh THPT, văn bản chỉ đạo cần cụ thể hố chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
CBQL trường THPT Quốc Tuấn phải tổ chức học tập các văn bản của Nhà nước, của ngành có liên quan đến cơng tác GDHN như: Quyết định số 126/CP của Chính phủ; Thơng tư 31/TT hướng dẫn thực hiện Quyết định số 126/CP; Chỉ thị 33/2003/CT-BGD&ĐT về tăng cường GDHN cho HS phổ thông, các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp QLGD.
Đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên: Đây là đội ngũ trực tiếp tổ chức thực hiện
GDHN trong nhà trường. Nhà trường phải tác động làm cho mỗi cán bộ, GV nhận thức rõ mục đích, ý nghĩa của cơng tác GDHN; mỗi cán bộ, GV phải nhận thức được vai trị và trách nhiệm của mình; nhà trường phải đơn đốc, kịp thời khích lệ cũng như tạo mọi điều kiện cho những cán bộ, GV có tâm huyết, tích cực trong cơng tác GDHN. CBQL trường THPT Quốc Tuấn cần phải phổ biến các tài liệu, những chủ trương của Đảng và Nhà nước, những văn bản của Bộ, của Sở về việc hướng dẫn GDHN cho HS. Nhiệm vụ GDHN phải được giao trách nhiệm đến GV dạy các bộ mơn văn hố; GV chủ nhiệm; GV dạy nghề; cán bộ Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; cán bộ phụ trách thư viện, y tế; GV phụ trách hoạt động GDHN, từ đó mỗi cán bộ, GV xác định được nhiệm vụ của mình trong cơng tác GDHN.
Đối với học sinh: HS chính là lực lượng trực tiếp tác động đến GDHN trong
trường cho nên việc nhận thức của HS có ý nghĩa quyết định đến thành cơng của công tác GDHN. Việc tuyên truyền cho HS cần phải tiến hành liên tục bằng nhiều hình thức: Thơng qua lao động cơng ích, LĐSX: các buổi sinh hoạt ngoại khoá; sinh hoạt chủ nhiệm; sinh hoạt dưới cờ hay các phong trào của nhà trường để tuyên truyền GDHN cho HS nhận thức được tầm quan trọng của việc chọn ngành, chọn nghề, từ đó các em có những định hướng đúng về nghề nghiệp tương lai, qua đó nhằm khơi dậy động cơ tìm hiểu về ngành nghề của HS. Giới thiệu cho HS về những con đường hướng nghiệp để các em chủ động tiếp thu vấn đề liên quan đến nghề nghiệp, từ đó các em có ý thức lựa chọn, có cơ sở khoa học cho hướng đi sau tốt nghiệp THPT.
Đối với cha mẹ học sinh: CMHS là nhân tố gây ảnh hưởng lớn đến việc quyết
định chọn nghề của HS. Vì vậy, nhà trường cần tuyên truyền để CMHS nhận thức được mục đích và ý nghĩa của cơng tác GDHN trong trường THPT, giúp CMHS biết thêm thông tin về nghề nghiệp, xu hướng phát triển nghề nghiệp và sự phát triển KT-XH của địa phương, đất nước. Hình thức tuyên truyền với lực lượng này cần phải được thực hiện thường xuyên bằng nhiều hình thức như: Lồng ghép nội dung ngắn gọn, dễ hiểu về GDHN trong các buổi họp CMHS do nhà trường tổ chức; các lớp học cộng đồng; ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp; các phương tiện thông tin đại chúng để tư vấn cho CMHS. Cần làm cho lực lượng này thay đổi nhận thức chạy theo bằng cấp, tư tưởng chọn trường, chọn ngành, chọn nghề có thu nhập cao và địa vị XH.
Đối với chính quyền địa phương và các lực lượng xã hội: Phải tranh thủ sự lãnh
đạo của Chính quyền địa phương trong các hoạt động giáo dục nói chung và GDHN nói riêng. Cần phải báo cáo và thơng tin cho Chính quyền địa phương hiểu rõ mục đích, u cầu, nội dung và hình thức tổ chức GDHN của nhà trường, để qua đó Chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo các ban ngành, các đoàn thể, các CSSX phối hợp GDHN với nhà trường. Đồng thời cần phải làm cho chính quyền địa phương thấy được trách nhiệm của mình trong vấn đề đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trên địa bàn quản lý mà học sinh THPT là những người sẽ bổ sung trong tương lai. Khi lực lượng này nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của GDHN cho HS thì sẽ góp phần khơng nhỏ
vào thành cơng chung của GDHN vì đây chính là lực lượng hỗ trợ nhà trường liên kết với các CSSX kinh doanh, các cơ quan xí nghiệp, các ban ngành địa phương, ... trong việc định hướng nghề nghiệp cho HS phù hợp theo yêu cầu nguồn nhân lực của địa phương.
3.2.1.3. Cách tiến hành
Tổ chức học tập để quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý về GDHN. Cụ thể như sau:
Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tập huấn cho CBQL các trường THPT quán triệt tinh thần các văn bản có liên quan đến GDHN. Hội nghị này cần được tiến hành hàng năm, vào đầu năm học khi có đầy đủ các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp QLGD. Đặc biệt phải làm cho Hiệu trưởng quán triệt tinh thần đổi mới chương trình giáo dục THPT mà trong đó GDHN là một trong những nhiệm vụ nhà trường phải thực hiện.
Nhà trường phải xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc tuyên truyền. Hiệu trưởng trực tiếp triển khai các văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết, phân tích những yêu cầu đổi mới của GDHN cho cán bộ, GV, Ban đại diện CMHS của nhà trường vào thời điểm đầu năm học. Đồng thời yêu cầu từng thành viên, tuỳ theo vị trí, nhiệm vụ được giao quán triệt quan điểm và vận dụng nội dung GDHN trong kế hoạch công tác của cá nhân, của tập thể.
Nhà trường hướng dẫn Ban hướng nghiệp lập kế hoạch tuyên truyền cho cán bộ, GV, HS và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường nhận thức đầy đủ và sâu sắc mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung chính của việc tổ chức các hoạt động GDHN trong trường học. Tuyên truyền, vận động các tổ chức XH có liên quan cùng tham gia vào công tác hướng nghiệp.
Giáo viên chủ nhiệm lớp: Tổ chức sinh hoạt với HS các nội dung về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của GDHN; kế hoạch và chương trình GDHN của các lớp; các hình thức GDHN. Nội dung này cần tiến hành ngay từ đầu năm học để giúp HS có nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của GDHN đối với bản thân và quan đó có thái độ nghiêm túc khi tham gia các nội dung về GDHN.
Đối với GV dạy các mơn văn hố, GV phụ trách hoạt động GDHN, GV dạy nghề, cán bộ Đoàn thanh niên trường học: Nhà trường phải yêu cầu các thành viên trên có trách nhiệm GDHN thơng qua các giờ dạy, các hoạt động của tổ chức đoàn thể.
Đối với học sinh: Nhà trường giao nhiệm vụ cho Ban hướng nghiệp lên kế hoạch và tổ chức thực hiện. Tất cả GV trong nhà trường đều có trách nhiệm tham gia lồng ghép trong nhiệm vụ chuyên môn của mỗi bộ phận. Tổ chức tốt các buổi hoạt động GDHN theo quy định. Đoàn thanh niên tổ chức sinh hoạt tư tưởng cho đoàn viên thơng qua hoạt động ngồi giờ lên lớp. Chỉ đạo việc lập kế hoạch tham quan học tập cho HS, tổ chức cho HS tìm hiểu về các nghề mà XH đang cần, mời những người thành đạt trong mọi lĩnh vực mặc dù họ chưa được học ở các trường CĐ, ĐH đến sinh hoạt, giao lưu với HS để HS thấy được việc thành đạt trong nghề khơng phải chỉ có con đường học lên CĐ, ĐH. Tổ chức giao lưu với các sinh viên đang học ở các trường CĐ, ĐH để HS có thể tìm hiểu các ngành nghề đang được đào tạo ở đó.
Đối với CMHS: Giao cho GV chủ nhiệm tổ chức lồng ghép việc tuyên truyền GDHN trong những kì họp CMHS, giúp CMHS biết thêm thông tin về nghề nghiệp, xu hướng phát triển nghề nghiệp và sự phát triển KT - XH của địa phương, đất nước. Tư vấn cho CMHS về chọn trường thi, chọn nghề trước khi HS khối 12 làm hồ sơ thi chuyên nghiệp.
Đối với chính quyền địa phương và các lực lượng xã hội khác: Nhà trường tham mưu với lãnh đạo địa phương đưa nội dung GDHN vào kế hoạch, nghị quyết chỉ đạo của Chính quyền địa phương, qua đó xác định trách nhiệm của các lực lượng XH và tạo điều kiện cho nhà trường tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng này.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện
Sở GD&ĐT bố trí cán bộ phụ trách GDHN, có kế hoạch cụ thể tổ chức các hội nghị tập huấn, triển khai, chỉ đạo công tác GDHN.
Hiệu trưởng nhà trường phải là người có nhận thức đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc về GDHN. Hiệu trưởng phải quan tâm, có quyết tâm cao vượt mọi khó khăn khi chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này, khuyến khích động viên mọi người cùng tham gia.
Hiệu trưởng phải xây dựng được kế hoạch GDHN cho cả năm học vừa bao quát, cụ thể, khoa học, phù hợp với tình hình nhà trường.
Lựa chọn nội dung tuyên truyền phù hợp với vai trò, chức năng, trách nhiệm, đặc điểm của từng đối tượng; lựa chọn hình thức tuyên truyền nâng cao nhận thức, kiến thức GDHN gọn nhẹ, hiệu quả, ít tốn kém.