Văn hóa vật chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu tìm hiểu thành ngữ có từ chỉ động vật trong tiếng việt và tiếng thái (Trang 72 - 77)

CHƢƠNG 3 : THÀNH NGỮ CÓ TỪ CHỈ ĐỘNG VẬT TRONG TIẾNG THÁI

4.1. Văn hóa vật chất

4.1.1. Ẩm thực

Theo Từ điển tiếng Việt: “Ẩm thực” chính là ăn uống, là hoạt động để cung cấp năng lƣợng cho con ngƣời. “Ẩm thực” vừa mang những giá trị vật chất, vừa mang những giá trị tinh thần, nó khơng chỉ gắn liền với mơi trƣờng sinh thái mà cịn mang những bản sắc riêng của từng vùng, miền địa phƣơng hay trong từng gia đình với những thói quen, khẩu vị, phong tục tập qn, tín ngƣỡng hết sức đa dạng, tinh tế và nhạy cảm.

Văn hóa ẩm thực là một nét văn hóa đặc trƣng của ngƣời Việt. Đi khắp từ Bắc chí Nam, ở đâu trên khắp mọi miền của đất nƣớc đều có những món ăn rất ngon, rất đặc trƣng, rất hấp dẫn đối với du khách, bạn bè quốc tế.

Thành ngữ tiếng Việt có từ chỉ động vật thể hiện một số món ăn ngon, đƣợc ngƣời dân Việt Nam yêu thích. Đối với ngƣời Việt, bữa ăn có “Cơm gà cá gỏi”, “Nem công chả phượng” là một bữa ăn ngon, lịch sự với những món ăn sang trọng.

Ngƣời Việt đặc biệt thích ăn cá. Cá có thể coi là món ăn phổ thơng, dân dã, cũng có thể coi là món ăn đặc sản của ngƣời Việt. Từ cá, ngƣời Việt có thể chế biến ra rất nhiều món ngon, từ đơn giản đến cầu kỳ, phức tạp: cá kho, chả cá, cá nấu canh chua... Bữa ăn có cá đƣợc coi là bữa ăn ngon, ăn ngon miệng: “Có cá đổ vạ cho cơm”.

Khác với ngƣời Thái khơng bao giờ ăn thịt chó, ngƣời Việt lại coi thịt chó là một món ăn rất hấp dẫn, thậm chí họ cịn quan niệm: “Sống trên đời ăn miếng dồi chó/ Chết xuống âm phủ biết có hay khơng”. Cịn với Vũ Bằng - tác giả của 2 tác

phẩm về ẩm thực nổi tiếng của Việt Nam từng thốt lên tiếc ngẩn tiếc ngơ cho những ngƣời khơng bao giờ đƣợc thƣởng thức nó nữa: “Ngƣời ta chết xuống âm phủ mà khơng có món dồi chó để ăn thì âu cũng là mối hận thiên thu” [1, tr.46]. Thành ngữ Việt cũng có câu: “Treo đầu dê, bán thịt chó” chứng tỏ thịt chó là một trong những món ăn của ngƣời Việt.

Bên cạnh những món ăn đó, các món ăn chế biến từ rƣơi cũng đƣợc ngƣời Việt rất ƣa thích: rƣơi xào, rƣơi rang, chả rƣơi, mắm rƣơi..., trong đó mắm rƣơi là món cơng phu nhất. Thứ cần thiết nhất khi làm mắm rƣơi, hay bất kỳ một món ăn nào chế biến từ rƣơi là vỏ quýt (trần bì). Theo kinh nghiệm, ngƣời ta dùng vỏ quýt làm gia vị, mắm sẽ ngấu và thơm ngon. Mắm rƣơi ủ thật ngấu rồi cất đi thỉnh thoảng đem ra ăn với ruốc bông, rau cần, cải cúc, vỏ quýt, thơm, mùi, lạc rang nhỏ, hành hoa, gừng, rau thơm, xà lách rồi lại ra thêm một ít thịt ba chỉ thì ăn “cứ tỉnh cả ngƣời”. Theo Vũ Bằng, đƣợc ăn món ăn nhƣ thế giống nhƣ “đƣợc hƣởng ân tình với một ngƣời đẹp ở một nơi u tịch, không ai hay biết” [1, tr.72]. Thành ngữ Việt có câu: “Thả vỏ quýt ăn mắm rươi

(ngấu)” vừa để chỉ cách chế biến một món ăn đặc trƣng của Hà Nội, vừa gửi gắm vào

đó một quan niệm về cuộc sống: Phải kỳ cơng, phải chăm chút những gì mình đang làm thì mới có kết quả tốt đẹp.

Giống nhƣ ngƣời Việt, ngƣời Thái cũng rất ƣa thích món ăn chế biến từ cá. Thành ngữ tiếng Thái có câu:“ข้าวใหม่ปลามัน” (Gạo mới, cá béo). Bỏ qua nghĩa hàm ngơn, ta chỉ nhìn ý nghĩa hiển ngơn trên câu chữ để phân tích về sở thích ăn uống của ngừời Thái. Theo đó, ngƣời Thái quan niệm, gạo phải là gạo mới, cá thì phải chọn con béo mới ngon. Gạo trong năm đƣợc chia thành 2 loại: Loại gạo cũ đƣợc thu hoạch từ năm ngoái; loại gạo mới đƣợc thu hoạch bắt đầu từ thời gian hết mƣa và mức nƣớc hạ xuống là tháng một, tháng hai theo lịch truyền thống của ngƣời Thái (tức khoảng tháng 11, 12 Dƣơng lịch) đƣợc gọi là “gạo mới”. Gạo mới đƣợc coi là tốt hơn, thơm ngon hơn gạo cũ, cơm nấu từ loại gạo này ăn cùng với cá rất hợp. Còn cá ngon là từ lúc nƣớc bắt đầu giảm xuống chính là tháng một, tháng hai theo lịch truyền thống của ngƣời Thái (tức khoảng tháng 11, 12 Dƣơng lịch) đúng vào mùa thu hoạch gạo mới thì cá sẽ béo và ăn ngon [33,tr.75]. Hết thời gian này, cá sẽ mang trứng ăn khơng ngon.

Trong các món ăn chế biến từ cá, mắm cá là một món ăn dân dã của ngƣời Thái. Món ăn đó đƣợc hé mở qua câu thành ngữ “เปิดปลาร้าต่อหน้าแมลงวัน” (Mở mắm cá trƣớc mặt ruồi) với ý nghĩa biểu trƣng về tác hại của việc khoe ra, bày biện ra thứ mà ngƣời khác rất thích, rất muốn chiếm đoạt.

Ngồi cá, ngƣời Thái cịn coi những món ăn chế biến từ gà, vịt, lợn là những món ăn ngon. Điều đó đƣợc thể hiện qua câu thành ngữ “หมูเห็ดเป็ดไก่” (Lợn nấm vịt gà) có nghĩa là món ăn sang trọng, giá đắt đỏ.

Xƣa kia ở Thái Lan có rất nhiều rùa, vì thế rùa trở thành món ăn ngon của ngƣời Thái. Món ăn chế biến từ rùa để lại dấu ấn qua một số câu thành ngữ: “เนื้อเต่า

ย าเต่า” (Thịt rùa làm nộm rùa) hoặc “น ้าตาเป็นเผาเต่า” (Nƣớc mắt rùa bị thui).

Thành ngữ “หนูติดจั่น” (Chuột bị phải bẫy) phản ánh ở đồng ruộng Thái Lan nhiều chuột, ngƣời Thái ăn thịt chuột, chế biến các món ăn từ thịt chuột.

Tuy chƣa có thật nhiều thành ngữ thể hiện thói quen, sở thích ăn uống của ngƣời Việt và ngƣời Thái nhƣng qua sự gợi mở về một số món ăn trong thành ngữ có yếu tố động vật, chúng ta cũng có thể hiểu một phần nào đó nét tƣơng đồng và khác biệt về cách ăn uống của ngƣời dân hai quốc gia Việt, Thái. Có lẽ do có chung đặc điểm vị trí địa lí có nhiều sơng ngịi kênh rạch là điều kiện thuận lợi cho môi trƣờng sinh trƣởng và phát triển của cá nên cả ngƣời dân Việt và ngƣời Thái đều có món ăn phổ biến là cá. Tuy nhiên do đặc điểm riêng về khí hậu, điều kiện tự nhiên, đặc trƣng về tơn giáo tín ngƣỡng đã quy định một số món ăn riêng của ngƣời dân từng nƣớc. Chẳng hạn, ngƣời Việt có các món ăn chế biến từ con rƣơi mà ngƣời Thái khơng có; hoặc ngƣời Việt rất thích ăn thịt chó nhƣng ngƣời Thái lại không bao giờ ăn thịt chó....

4.1.2. Nghề nghiệp, kiếm sống

Thành ngữ có từ chỉ động vật cũng hé mở phần nào đó về nghề nghiệp và phƣơng thức kiếm sống chủ yếu của ngƣời Thái và ngƣời Việt. Ngƣời Thái trƣớc kia sống chủ yếu dựa vào nơng nghiệp với hai phƣơng thức chính là trồng trọt và chăn ni. Trong trồng trọt, trồng lúa chiếm vị trí quan trọng. Việc gieo cấy của ngƣời Thái đƣợc thể hiện qua thành ngữ “ท านาออมกล้า ท าปลาออมเกลือ” (Làm ruộng tiếc mạ, làm cá tiếc muối).

Bên cạnh trồng trọt, ngƣời Thái còn chú trọng đến chăn nuôi. Ngƣời Thái nuôi cá, thả vịt, ni bị, ni trâu, ni gà, ni voi... Bóng dáng của hoạt động chăn ni thấp thống qua các câu thành ngữ: “ปลาผุดหย่อนเบ็ด” (Cá ngoi lên, (mới) thả mồi xuống); “จับปลาในปลัก” (Bắt cá trong vùng lầy); “ตีปลาหน้าไซ” (Đánh cá trƣớc dậm), “เลี้ยงไก่ไว้กินไข่ เลี้ยงควายไว้ไถนา” (Nuôi gà để ăn trứng, nuôi trâu để cày ruộng), “เลี้ยงช้างกินขี้ช้าง” (Nuôi voi ăn cứt voi)...

Giống nhƣ ngƣời Thái, ngƣời Việt thời kỳ trƣớc chủ yếu sống bằng nông nghiệp. Hình ảnh trong câu thành ngữ: “Con trâu đi trước cái cày theo sau” thể

hiện rõ điều đó. Bởi việc cấy cầy xƣa kia chƣa có máy móc hiện đại nhƣ bây giờ nên con trâu có vai trị quan trọng trong việc cày bừa, vận chuyển các sản phẩm nơng nghiệp. Con trâu khi đó là một tài sản rất quý đối với mỗi gia đình: “Con

trâu là đầu cơ nghiệp”. Nhà ai có nhiều trâu bị đƣợc coi là rất giàu có, sung túc: “Trâu dắt ra, bị dắt vào”, “Ba bị chín trâu”. Và tậu trâu để giúp công việc nhà nông đƣợc coi là một trong ba việc làm lớn của đời ngƣời: “Tậu trâu, cƣới vợ, làm nhà”...

Bên cạnh việc gieo cấy, ni trâu, bị, ngƣời Việt rất chú ý đến việc đào ao, thả cá vừa để tạo nguồn thức ăn tự cung tự cấp cho gia đình, vừa để tăng nguồn thu nhập. Hình ảnh “Ao sâu cá cả” minh chứng cho khung cảnh thanh bình của làng

quê nông nghiệp thời xa xƣa với lũy tre, ao cá, giếng làng quen thuộc. Với lợi thế có địa hình với nhiều sơng ngịi, kênh rạch nên khơng chỉ thả cá, ngƣời Việt cịn có nghề đánh bắt cá. Trƣớc kia chƣa có thuyền to với phƣơng tiện đánh bắt cá hiện đại nhƣ bây giờ, ngƣời dân làm nghề đánh bắt cá tự nhiên chỉ có chiếc thuyền nhỏ với mái chèo thô sơ, mảnh lƣới đơn giản làm bạn, sống du cƣ nay đây mai đó rất vất vả gọi là “thuyền chài”. Câu thành ngữ: “Chó ăn được cứt thuyền chài” bên cạnh

nghĩa biểu trƣng nói về tính keo kiệt, bủn xỉn cịn hé mở về một nghề nghiệp nữa của ngƣời Việt đó là nghề chài lƣới.

Bởi hầu hết là những câu thành ngữ đã hình thành từ xa xƣa trong suốt chiều dài nền văn hóa hai nƣớc nên nghề nghiệp phản ánh qua các câu thành ngữ có yếu tố động vật chủ yếu là nghề nông. Nền kinh tế hai nƣớc Việt Nam và Thái Lan trong thời gian gần đây đã có những bƣớc tiến nhảy vọt. Công nghiệp, du lịch.... phát triển là điểm tựa trọng yếu của nền kinh tế, kéo theo đó ngành nghề cũng đa dạng hơn. Dẫu vậy, nơng nghiệp vẫn có một vị trí đáng kể trong nền kinh tế; đặc biệt với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại, nền nông nghiệp của hai nƣớc đạt đƣợc những thành tựu đáng ghi nhận. Hiện nay, cả Việt Nam và Thái Lan đều nằm trong tốp những nƣớc xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu tìm hiểu thành ngữ có từ chỉ động vật trong tiếng việt và tiếng thái (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)