Lịch sử, truyền thuyết, chuyện kể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu tìm hiểu thành ngữ có từ chỉ động vật trong tiếng việt và tiếng thái (Trang 79 - 82)

CHƢƠNG 3 : THÀNH NGỮ CÓ TỪ CHỈ ĐỘNG VẬT TRONG TIẾNG THÁI

4.2. Văn hóa tinh thần

4.2.3. Lịch sử, truyền thuyết, chuyện kể

Khơng chỉ có trị chơi, giải trí, khơng chỉ có tơn giáo, tín ngƣỡng, trong thành ngữ nói chung và thành ngữ có yếu tố động vật nói riêng của hai nƣớc Việt, Thái còn hàm chứa cả những câu chuyện lịch sử, truyền thuyết... theo suốt chiều dài nền văn hóa mỗi dân tộc.

Thành ngữ “กาหน้าด า เขาจ าหน้าได้” (Quạ mặt đen, ngƣời ta nhớ mặt) có nghĩa là thân quen nhận ra nhau. Thành ngữ có liên quan đến một bài hát đồng dao của ngƣời Thái cho trẻ con nhƣ sau:

“กากา ได้ลูกมันมา เอายัดใส่พก

มันได้ลูกนก เอามาโยนเล่น อ้ายพ่อมันเต้น

อีแม่การ า อีกาหน้าด า เค้าจ าหน้าได้” [33, tr.27]

“Quạ quạ/ Lấy đƣợc con nó/ Cho nhét vào túi

Lấy đƣợc quạ con/ Để chơi ném nhận/ Bố nó nhảy nhót Mẹ nó múa hát/ Quạ mặt đen/ Ngƣời ta nhớ mặt”

Ngƣời Thái chỉ lấy đoạn cuối cùng của bài để đƣa vào làm thành ngữ. Ngày trƣớc, thành ngữ này rất phổ biến sử dụng nhƣng hiện tại hiếm khi nghe thấy, chỉ còn sử dụng ở một số vùng nông thôn.

Thành ngữ “กิ้งก่าได้ทอง” (Thằn lằn đƣợc vàng) biểu trƣng cho sự kiêu căng, ngạo mạn vì có chút của cải. Câu thành ngữ này xuất phát từ câu truyện 10 kiếp của Phật tổ Sitthatha. Có một con thằn lằn sống ở cổng vào cung vua Vitheha. Khi nhà vua đi qua, con thằn lằn ngày nào cũng xuống cổng và cúi đầu thể hiện sự tơn trọng, cung kính nên vua ban cho ngƣời trơng vƣờn dây vàng để mua thịt cho con thằng lằn đó ăn. Có một hơm ngƣời trơng vƣờn khơng mua đƣợc thịt nên buộc đây vàng vào cổ con thằn lằn. Cũng nhƣ mọi hơm ơng vua đi qua nhƣng hơm đó con thằn lằn khơng xuống để cúi chào nhƣ mọi khi, nó cịn vẫn ở trên cổng và ngẩng đầu nghiêng đi lại khơng để ý vua. Vì vậy ơng vua tịch thu lại vàng và khơng cho nó ăn [33, tr.29-30].

Thành ngữ “ตาบอดคล าช้าง” (Ông mù sờ voi) biểu trƣng cho những ngƣời có cách hiểu phiến diện, hạn chế, đôi khi chỉ mới hiểu biết về một khía cạnh nào đó của vấn đề nhƣng đã vội kết luận bản chất của vấn đề. Thành ngữ này xuất phát từ truyền thuyết “Ông mù sờ voi” của ngƣời Thái. Truyền thuyết kể rằng dân làng mù muốn biết con voi nó có hình dáng nhƣ thế nào nhƣng do mù khơng thể nhìn đƣợc nên nhận dạng voi bằng cách sờ. Thế nhƣng, họ khơng sờ tồn thể cơ thể của con voi mà mỗi ngƣời chỉ sờ một bộ phận và cho rằng đó là hình dáng của cả con voi.

Vậy nên, cuối cùng mỗi ngƣời có cách nhìn về dáng vẻ của con voi một cách khác nhau tùy theo bộ phận mà họ sờ đƣợc.

Cũng giống nhƣ thành ngữ tiếng Thái, thành ngữ tiếng Việt có yếu tố động vật cũng có rất nhiều câu xuất phát từ những truyền thuyết hoặc những câu chuyện cổ, câu chuyện lịch sử... đƣợc lƣu truyền lại trong nhân dân.

Thành ngữ “Con Rồng, cháu Tiên” hoặc “Con Lạc cháu Hồng” xuất phát từ truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên” giải thích về nguồn gốc, dịng giống đẹp đẽ, vinh quang của ngƣời Việt. Rồng ở đây là cha Lạc Long Quân, Tiên là mẹ Âu Cơ. Ngƣời Việt Nam dẫu ở miền ngƣợc hay miền xuôi, nông thôn hay thành thị, dẫu ở miền Bắc hay miền Trung, miền Nam đều có chung một cha, một mẹ, đều là anh em ruột thịt, đều đƣợc sinh ra từ cái bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ.

“Xẩm sờ voi” là câu thành ngữ bắt nguồn từ truyện ngụ ngơn: “Thầy bói

xem voi” tƣơng tự nhƣ truyền thuyết “Ông mù sờ voi” của ngƣời Thái.

“Len lét như rắn mùng năm” là thành ngữ ám chỉ những ngƣời luôn sợ sệt,

không dám mạnh dạn ra chỗ đông. Câu thành ngữ bắt nguồn từ câu chuyện “Thằn lằn mồng năm” của ngƣời Việt. Câu chuyện kể về một ngƣời có cha mẹ rất giàu có nên sinh ra tính lƣời biếng, chỉ biết tiêu tiền chứ không biết kiếm tiền. Sau khi cha mẹ mất, ngƣời đó tính cách vẫn khơng thay đổi nên khơng những gia tài khánh kiệt mà còn mắc nợ rất nhiều. Chủ nợ đến đòi nhiều quá, khất nhiều cũng ngại nên ngƣời đó đành hứa liều đến mùng năm tháng năm sẽ trả hết nợ. Đến ngày đó chủ nợ đến địi nhƣng vì khơng có tiền trả nên anh ta chui vào bụi gai trốn rồi mãi không thấy ra, sau chết hóa thành con rắn. Từ đó, rắn cứ nhớ ngày mùng 5/5 âm lịch (Tết Đoan ngọ) là khơng dám ra ngồi.

Truyện ngụ ngôn “Con ếch và bầu trời” kể về một con ếch khi sinh ra đã ở

trong một cái giếng. Sống cùng với những con vật bé nhỏ và từ dƣới giếng nhìn lên, ếch thấy bầu trời chỉ bé bằng cái vung nên nó nghĩ vũ trụ chỉ có vậy, nó đã am hiểu hết tất cả, nó là chúa tể của muôn lồi. Thế nhƣng, có một trận mƣa rất lớn làm nƣớc ngập tràn lên bờ, đƣa ếch ra ngồi mặt đất rộng lớn. Khi nhìn lên thấy bầu trời quá rộng lớn, nó khơng tin. Vì mải mê nhìn ngắm bầu trời, khơng để ý mọi vật xung

quanh nó bị con trâu giẫm nát. Câu truyện ngụ ngơn này chính là xuất phát điểm của thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” để chỉ những kẻ ít hiểu biết, kiến thức nơng

cạn nhƣng lại tự phụ, đánh giá sự việc qua cái nhìn kém hiểu biết của mình.

Cịn rất nhiều thành ngữ tiếng Việt có yếu tố động vật khác xuất phát điểm từ những câu chuyện lịch sử, truyền thuyết, ngụ ngôn rất sâu sắc đƣợc lƣu truyền trong dân gian, chẳng hạn: Thành ngữ “Dai như đỉa” có nguồn gốc từ “Sự tích con đỉa”, thành ngữ “Kêu như cuốc” xuất phát từ “Tích con cuốc” hay câu chuyện cổ “Con

chó có nghĩa” là xuất phát điểm của câu thành ngữ “Chó khơng chê chủ nghèo”...

Rõ ràng, thành ngữ nói chung, thành ngữ của ngƣời Việt và ngƣời Thái nói riêng ẩn chứa trong đó cả một kho tàng các câu chuyện cổ dân gian vô cùng tinh tế, sâu sắc. Chính những câu chuyện ngụ ngơn, truyền thuyết, cổ tích là điểm khởi phát của các câu thành ngữ và ngƣợc thành ngữ giúp cho những câu chuyện đó thêm sức sống, sức trƣờng tồn cùng với thời gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu tìm hiểu thành ngữ có từ chỉ động vật trong tiếng việt và tiếng thái (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)