Một số đặc điểm của bối cảnh hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sinh viên nội trú tại trung tâm hỗ trợ sinh viên đại học quốc gia hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 32 - 35)

1.5.1. Bối cảnh về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo

Hiện nay trào lưu đổi mới, cải cách giáo dục có tính chất thời đại đang trở thành phổ biến, nổi bật hiện nay trên thế giới, nên Việt Nam phải nhanh chóng hội nhập. Thực chất cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia hiện nay trên thế giới là cạnh tranh giáo dục. Giáo dục phát triển, kinh tế sẽ mạnh. Do vậy, hầu hết các quốc gia dù là chậm phát triển, đang phát triển hay phát triển đều tiến hành canh tân, đổi mới hoặc cải cách giáo dục. Đây là xu thế mang

tính toàn cầu, với những mức độ khác nhau tùy theo từng khu vực và từng quốc gia. Nếu tính từ thế kỷ trước, về tổng thể đã diễn ra 4 cao trào chính. Q trình hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục đang diễn ra ở quy mơ tồn cầu, tạo cơ hội thuận lợi cho nước ta tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mơ hình giáo dục hiện đại, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, tạo thời cơ để phát triển giáo dục.

Nước ta đã tiến hành ba cuộc cải cách và đổi mới giáo dục: Cải cách giáo dục lần thứ nhất vào năn 1950 nhằm xây dựng một nền giáo dục mới do dân và vì dân. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai (1956) nhằm “...đào tạo,bồi dưỡng thế hệ thanh niên và thiếu nhi trở thành những người phát triển về mọi mặt, những công dân tốt trung thành với Tổ quốc, những người lao động tốt, cán bộ tốt của nước nhà, có tài đức để phát triển chế độ dân chủ nhân dân tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đồng thời để thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ”. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba bắt đầu từ 1979, tiến hành trên cả ba mặt: hệ thống giáo dục, nội dung và phương pháp dạy học.

Sau gần 30 năm đổi mới, giáo dục của chúng ta đã đạt được những kết quả quan trọng, rất có ý nghĩa trong việc thực hiện sứ mệnh nâng cao dân trí,

đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thơng giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất.

Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ

phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả. Chính sách, cơ chế tài chính cho giáo dục và đào tạo chưa phù hợp. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Căn cứ vào tình hình quốc tế, trong nước, yêu cầu phát triển giáo dục, ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành TW khóa XI đã ban

hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội

nhập quốc tế”.

Nghị quyết thể hiện rõ những quan điểm chỉ đạo cụ thể, mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể và những nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện đổi mới. Trong đó, đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế. Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

1.5.2. Bối cảnh về sự phát triển của Trung tâm Hỗ trợ sinh viên

Để phù hợp với xu thế phát triển của TTHTSV nói riêng và ĐHQGHN nói chung, ngày 25/11/2014 Giám đốc ĐHQGHN đã ra quyết định số 3399/QĐ-ĐHQGHN về việc bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho TTHTSV.

- Bổ sung chức năng: Quản lý, vận hành nhà chung cư, nhà cao tầng - Bổ sung nhiệm vụ: Thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới dịch vụ quản lý, vận hành nhà chung cư, nhà cao tầng theo đúng quy định của Luật nhà ở, Luật Xây dựng, các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng cơng trình và các văn bản pháp luật có liên quan, bao gồm: Cung ứng dịch vụ quản

lý, vận hành nhà chung cư, nhà cao tầng và Ký hợp đồng ủy thác để thực hiện quản lý, vận hành nhà chung cư, nhà cao tầng.

Song song với việc được bổ sung chức năng, nhiệm vụ, sắp tới đây TTHTSV sẽ được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (Sở Xây dựng Hà Nội là chủ đầu tư) giao cho quản lý và khai thác khu KTX Mỹ Đình 2 (KTX xây dựng bằng nguồn trái phiếu Chính phủ). Khu KTX này với quy mô gồm 2 đơn nguyên nhà, cao 21 tầng và sức chứa là 3.800 SV. Cùng với đó là các khu KTX tại Hòa Lạc cũng sắp được đưa vào khai thác (khu KTX số 4), khu KTX của Trường Đại học Việt - Nhật…Đây thực sự là cơ hội để bổ sung quỹ nhà ở cho sinh viên ĐHQGHN nhưng cũng là thách thức rất lớn đối với TTHTSV.

Cũng tại kết luận số 2887/TB-ĐHQGHN ngày 21/8/2014, Giám đốc ĐHQGHN đã chỉ đạo TTHTSV rà soát chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và định hướng phát triển Trung tâm từ đơn vị phục vụ dần tiến tới dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của SVNT. Việc chuyển đổi mơ hình từ đơn vị phục vụ tiến tới dịch vụ cũng là thách thức lớn đối với Trung tâm khi đội ngũ nhân sự, phương pháp quản lý, hệ thống cơ sở vật chất của Trung tâm còn chưa đáp ứng được yêu cầu.

1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sinh viên nội trú ở trường Đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sinh viên nội trú tại trung tâm hỗ trợ sinh viên đại học quốc gia hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 32 - 35)