Thực trạng việc sắp xếp chỗ ở cho sinh viên nội trú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sinh viên nội trú tại trung tâm hỗ trợ sinh viên đại học quốc gia hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 57)

2.3. Thực trạng công tác quản lý sinh viên nội trú tại Trung tâm Hỗ trợ sinh

2.3.3. Thực trạng việc sắp xếp chỗ ở cho sinh viên nội trú

Số chỗ ở cho SVNT tại 2 KTX của Trung tâm hiện còn rất nhỏ so với nhu cầu ở của SV, mới chỉ đáp ứng được gần 30% nhu cầu về chỗ ở cho SV ở tỉnh xa về học tập tại ĐHQGHN. Ngồi ra do ĐHQGHN có nhiều chương trình đào tạo liên kết với quốc tế nên hàng năm lượng SV nước ngoài học tập tại ĐHQGHN là không nhỏ. TTHTSV thường xuyên phải dành ra 70 phòng cho lưu học sinh trong những phịng ở có chất lượng cao hơn so với SV Việt Nam ( từ 2 đến 4 SV/ phịng). Quỹ nhà ở do đó càng bị thu hẹp.

Vào đầu năm học, TTHTSV xây dựng kế hoạch đón tiếp SVNT để báo cáo ĐHQGHN và cung cấp chỉ tiêu dự kiến về số chỗ ở cho các đơn vị đào tạo. Việc tiến hành xét duyệt cho 4000 SV vào ở KTX được giao trực tiếp cho BQL 2 KTX, gồm các đối tượng xếp theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống:

- Anh hùng LLVT, anh hùng lao động, thương binh - Con liệt sỹ, gia đình có cơng với cách mạng - Con thương binh, bệnh binh đã được xếp hạng - Học sinh, sinh viên là dân tộc ít người

- Học sinh thi đỗ điểm cao, SV nhiệm vụ chiến lược

Kết quả thu được từ phiếu khảo sát ý kiến của 50 CBQL, GV và 400 SVNT về vấn đề này như sau:

Bảng 2.6: Việc sắp xếp chỗ ở cho SVNT tại TTHTSV - ĐHQGHN TT Các điều kiện

Kết quả

Hợp lý Chưa hợp lý

CB, GV SV CB, GV SV

1 Quy định về tiêu chuẩn được ở trong KTX 48 (96%) 372 (93%) 02 (4%) 28 (7%) 2 Lệ phí phịng ở 42 (84%) 322 (80,5%) 08 (16%) 78 (19,5%) 3 Số sinh viên/phòng 29 (58%) 206 (51,5%) 21 (42%) 194 (48,5%) 4 Cách sắp xếp chỗ ở theo

khoa, theo khóa

46 (92%) 338 (84,5%) 4 (8%) 62 (15,5%) Nhận xét:

Đa số CB, GV và SVNT được hỏi đều cho rằng việc quy định tiêu chuẩn ở nội trú theo thứ tự ưu tiên của TTHTSV - ĐHQGHN là hợp lý, đảm bảo tính cơng bằng. Trong những năm qua, 100% SV thuộc diện chính sách của ĐHQGHN đều được sắp xếp vào ở KTX.

Việc sắp xếp chỗ ở theo khoa, theo khóa như hiện nay của các KTX trực thộc Trung tâm đều được CB và SV ủng hộ vì đã tạo điều kiện cho SVNT học tập và giúp đỡ lẫn nhau. Đồng thời thuận lợi cho việc CTQL an ninh và duy trì trật tự trong KTX.

Lệ phí phịng ở phù hợp với túi tiền của nhiều tầng lớp gia đình SV (SV ngoại trú phải thuê nhà với mức giá cao hơn rất nhiều). Về số lượng SV trong một phịng thì cả CB và SV đều cho rằng chưa hợp lý (CB, GV = 58%; SV = 51,5%) nhưng lý do lại khác nhau. SV thì cho rằng số lượng người trong mỗi phịng vẫn hơi đơng (10 SV/phịng), cần tăng thêm số phòng ở chất lượng cao ( 4 - 6 SV/ phịng) thì mới đảm bảo được điều kiện tối thiểu cho việc tự học và các sinh hoạt khác được thuận lợi.

Nhưng đối với CBQL thì kết quả về sự hợp lý cao hơn (CB, GV=58%) vì họ cho rằng nếu tiếp tục giảm số lượng SV trong phịng ở thì sức ép về việc SV khơng được ở trong KTX ngày càng lớn. Vào đầu mỗi năm học, việc xét duyệt cho SV vào ở đối với CBQL là hết sức khó khăn, nhiều SV có hồn

cảnh khó khăn, có nhu cầu được ở trong KTX, nhưng vì hết chỗ nên phải đi thuê nhà trọ. Họ khó tránh khỏi những tác động khắc nghiệt của cuộc sống xã hội do phải ở phân tán trong những khu dân cư. Khơng ít những tệ nạn xã hội đã nẩy sinh trong SV với mức độ ngày càng gia tăng.

Thực tế đó cho thấy, mơi trường tốt nhất cho SV rèn luyện và hạn chế các tiêu cực là từng bước đưa toàn bộ SV vào ở trong KTX và tổ chức tốt cuộc sống cho SV để các em có đủ điều kiện học tập và nghiên cứu khoa học.

2.3.4. Thực trạng việc chấp hành nội quy của sinh viên trong các Ký túc xá

Đây là một nội dung rất quan trọng trong hoạt động rèn luyện và hình thành phẩm chất đạo đức cho SV, giúp SV thực hiện tốt vấn đề này chính là góp phần xây dựng nếp sống cũng như nhân cách của một người công dân tốt.

Trong những năm qua, cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng cho SVNT đã được TTHTSV coi trọng. SV được học tập, truyền đạt Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng một cách kịp thời và thường xuyên.

Vào đầu năm học, KTX tổ chức học tập nội quy, quy định về KTX cho các trưởng phòng đồng thời mỗi phòng ở đều được dán một bản nội quy quy định cụ thể, chi tiết. Phần lớn SVNT được hỏi đều trả lời là đã được học và nắm vững nội quy KTX. Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng SV vi phạm nội quy, quy định của KTX.

Bảng 2.7: Số liệu HSSV nội trú vi phạm nội quy KTX

Năm học Lập biên bản vi phạm Cảnh cáo Trong toàn KTX Buộc ra khỏi KTX Đề nghị nhà trường kỷ luật Ghi chú 2010-2011 73 9 6 0 2011- 2012 78 10 5 0 2012-2013 69 7 7 0 2013-2014 67 6 4 0

Đa số sinh viên bị nhắc nhở và lập biên bản vi phạm nội quy KTX là do vi phạm: nấu ăn hoặc để dụng cụ nấu ăn trong phòng ở; cho bạn ngủ qua đêm khơng khai báo; phịng ở mất vệ sinh; uống rượu bia...

2.3.5. Thực trạng quản lý và tổ chức hoạt động tự học trong các Ký túc xá

Để làm rõ vấn đề này chúng tôi tiến hành khảo sát 400 SV tại 2 KTX về mức độ sử dụng thời gian tại KTX. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.8: Mức độ sinh viên sử dụng thời gian trong ký túc xá

TT Các họat động Mức độ Nhiều Ít Rất ít 1 Tự học 304 (76%) 84 (21%) 12 (3%) 2 Đi làm thêm 116 (29%) 136 (34%) 148 (37%) 3 Vui chơi giải trí, sinh họat tập thể

104 (26%) 204 (51%) 92 (23%) 4 Đọc sách 100 (25%) 216 (54%) 84 (21%) 5 Lên mạng INTERNET 188 (47%) 108 (27%) 104 (26%) 6 Ngồi quán 52 (13%) 76 (19%) 272 (68%)

Theo kết quả tại bảng 2.8, đa số SV sử dụng thời gian rỗi vào việc tự học (76%), lên mạng INTERNET (47%); nhu cầu đi làm thêm và hoạt động vui chơi, giải trí ở mức độ (29%) và (26%). Tiếp đó là thời gian dành cho đọc sách, báo. Như vậy, ngoài những kiến thức lĩnh hội được ở nhà trường thông qua thầy cô giáo, SV rất cần phải có thêm thông tin, tri thức thơng qua các

hình thức tự học trong sách giáo khoa, lên mạng, đọc sách báo do yêu cầu của thời đại. Thời gian SV ngồi quán là rất ít, trừ khi có bạn bè đến chơi.

Việc tự học của SVNT thường được thực hiện tại phòng ở và do ý thức tự giác của SV, việc có sự nhắc nhở của cán bộ KTX là rất ít, đặc biệt là khơng có sự có sự nhắc nhở, kiểm tra đôn đốc của giáo vụ trường, giáo vụ khoa. Bên cạnh những SV tự giác học tập thì vẫn có khơng ít SV khơng có ý thức học tập. Quan sát phịng ở của SVNT ngồi giờ học trên lớp thấy rằng: trong cùng một thời điểm có người học, có người làm việc riêng (tắm, giặt), nghe nhạc, chơi game.... do đó ảnh hưởng nhiều đến việc học tập của các bạn khác. Việc tự học của SV ở KTX muốn đạt hiệu quả cao, bên cạnh ý thức của SV cần có sự phối hợp giữa các đơn vị đào tạo với ban quản lý KTX. SVNT sống xa nhà, khơng có sự nhắc nhở của bố mẹ, rất cần nhà trường tạo cho SV một nền nếp học tập. Bởi vì trong thời đại ngày nay, chỉ học tập ở trên lớp thôi chưa đủ, SV cịn phải tự nghiên cứu khoa học, tìm tịi thông tin kiến thức trên nhiều kênh khác nhau. Vấn đề này, hiện nay tại hầu hết các KTX của các trường đại học vẫn đang bỏ ngỏ, mới chỉ thực hiện được ở một số trường của quân đội và công an.

KTX của ĐHQGHN cũng đã tạo điều kiện cho SV tự học tại phòng bằng cách giảm bớt số SV trong phòng ở; trang bị thêm ở mỗi giường SV một bàn học gấp; quy định SV chỉ được tiếp khách trong phòng vào các tối thứ 4, thứ 7 và ngày chủ nhật, do đó việc giữ gìn trật tự, yên tĩnh trong các KTX nhìn chung đã đảm bảo. Bên cạnh đó, các khu tự học (giảng đường nhà C6, tầng 4 Nhà C2..) được trang bị đầy đủ bàn ghế, quạt, đèn chiếu sáng và mở cửa từ 18h đến 22 hàng ngày để sinh viên có thể đến tự học.

Nhưng khi khảo sát SV cho rằng việc tự học ở đây chất lượng chưa cao do đông người, hay mất trật tự, do vị trí chưa hợp lý và thời gian mở cửa phịng tự học cịn ít. SV nhiều khoa chỉ phải lên lớp có một buổi, cịn lại một buổi ở nhà cũng rất muốn đến phòng tự học nhưng có nhiều lý do mà phịng tự học đã được sử dụng vào mục đích khác vào ban ngày, cịn ban đêm thì SV lại thường học nhiều vào lúc khuya mà CBQL lại không thể ở lại quá 22h

được. Giải pháp tốt nhất là phòng tự học của SV nên giao cho Ban đại diện SVNT phối hợp quản lý.

Việc SV dành quá nhiều thời gian để lên mạng Internet cũng là vấn đề đáng quan tâm, nếu phục vụ cho việc tìm kiếm thơng tin để học tập thì rất tốt. Tuy nhiên, nếu chỉ để giải trí hoặc chơi game, facebook…thì sẽ dẫn đến sao nhãng trong học tập, rất dễ bị tình trạng sống trong thế giới ảo…

Nhìn chung, việc tự học của SV còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm, đặc biệt là trong khâu tuyên truyền, đôn đốc nhắc nhở việc tự học và cần có sự phối hợp nhiều bộ phận với nhau mới giúp SV học tập tốt được.

2.3.6. Thực trạng về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các Ký túc xá trực thuộc Trung tâm Hỗ trợ sinh viên - ĐHQGHN.

Bảng 2.9: Nhận xét của HSSV về các điều kiện CSVC trong phòng ở. TT Điều kiện CSVC trong

phòng ở của SV Đánh giá của 400 SV Rất tốt Bình thường Chưa tốt 1 Khu vệ sinh 122 (30,5%) 208 (52%) 70 (17,5%) 2 Khu tắm giặt 118 (29,5%) 202 (50,5%) 80 (20%) 3 Khu vực phơi quần áo 130

(32,5%) 206 (51,5%) 64 (16%) 4 Các thiết bị cấp thốt nước trong phịng 124 (31%) 198 (49,5%) 78 (19,5%) 5 Các thiết bị chiếu sáng 146 (36,5%) 192 (48%) 62 (15,5%) 5 Khu tự học 70 (17,5%) 164 (41%) 166 (41,5%) 6 Thiết bị điện trong phòng 128

(32%) 216 (54%) 56 (14%) Nhận xét:

Đối với khu vệ sinh, khu tắm giặt và khu vực phơi quần áo, phần đơng SVNT tạm hài lịng với các điều kiện hiện tại (mức độ từ 29,5% đến 32,5%).

Đối với các thiết bị cấp thốt nước, chiếu sáng trong phịng ở, đại đa số SV của cả hai KTX đều cảm thấy chấp nhận được. Điều này cũng thể hiện sự cố gắng của BQL 2 KTX. Bởi lẽ 2 khu KTX đều được xây dựng khá lâu, các

thiết bị đã xuống cấp, nhưng trong nhiều năm, TTHTSV đã có nhiều đầu tư để cải tạo lại hệ thống điện và cấp thoát nước để việc sinh hoạt của HSSV được tốt và an toàn hơn. Số liệu cho thấy chỉ có 19,5% SV khơng hài lịng với các thiết bị cấp thoát nước và 15,5% đối với các thiết bị chiếu sáng.

Đối với khu vực tự học, có thể nhận thấy một sự khác biệt khá lớn trong đánh giá của SV 2 KTX. Số liệu của từng KTX cho thấy rằng đa số SV KTX Ngoại ngữ không hài lòng đối với khu vực tự học của KTX chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều lần so với SV KTX Mễ Trì. Điều này có thể lí giải việc các phịng tự học, phòng sinh hoạt chung tại KTX Ngoại ngữ đã xuống cấp, một số bị điều chuyển cho đơn vị khác vì vậy hiện tại các khu giảng đường tự học cịn rất ít nên đa số SV đều khơng hài lịng. Hơn nữa theo chúng tơi, sự khác biệt này có thể do tính chất học tập của SV Ngoại ngữ (đối tượng chủ yếu trong KTX Ngoại ngữ mà chúng tơi nghiên cứu) cần có khơng gian học tập riêng tư, do đó với số lượng người trong phịng đơng, thời gian học của mỗi người trong phòng lại khơng nhất qn do đó ảnh hưởng nhiều đến thời gian tự học, tự nghiên cứu của SV. Tại KTX Mễ Trì, các giảng đường tự học, phịng máy tính, thư viện (Trung tâm Thông tin thư viện) được mở cửa thường xuyên, do vậy sự hài lòng về điều kiện tự học cao hơn. Mức độ đánh giá chung về sự khơng hài lịng của SV tại 2 KTX là 41,5%, do vậy trong thời gian tới TTHTSV cần quan tâm đầu tư, cải tạo các khu tự học, phịng máy tính để SVNT có đủ không gian để học tập và nghiên cứu khoa học.

Các thiết bị điện trong phòng ở được SV đánh giá là khá hài lòng (32%), sự khơng hài lịng chỉ là (14%), đây cũng là sự cố gắng của TTHTSV trong việc cải tạo, nâng cấp hệ thống điện cả trong và ngồi phịng ở.

Trong mỗi phòng ở, theo quy tắc chung của các KTX, các thiết bị tối thiểu cần được trang bị đầy đủ gồm giường, chiếu, đèn, quạt, điện thoại, mạng Internet… và được gọi là phòng trang bị chuẩn. Tuy nhiên, tuỳ vào điều kiện của các KTX cũng như nhu cầu của HSSV nội trú mà số lượng các thiết bị

khác có thể được lắp đặt thêm vào các phịng như: bình nước nóng, điều hồ nhiệt độ…

Đánh giá:

So với các khu KTX cho SV của các trường ĐH, cao đẳng tại khu vực phía Bắc (Hội thảo do Vụ công tác HSSV của Bộ GD&ĐT tổ chức tại Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh ), 2 khu KTX Mễ trì và Ngoại ngữ thuộc TTHTSV - ĐHQGHN luôn được đánh giá cao trong việc tiên phong tăng cường chất lượng sống và học tập cho SVNT thông qua việc đầu tư thêm nhiều các thiết bị cần thiết tại mỗi phòng ở của SV.

2.3.7. Thực trạng về công tác quản lý, điều hành và thái độ của cán bộ, nhân viên tại các Ký túc xá của Trung tâm Hỗ trợ sinh viên - ĐHQGHN nhân viên tại các Ký túc xá của Trung tâm Hỗ trợ sinh viên - ĐHQGHN

Hoạt động này được các KTX thuộc TTHTSV tiến hành hàng năm vào cuối mỗi năm học. Bảng 2.7 và 2.8 được cập nhật theo kết quả đánh giá của 400 SV tại KTX trong năm học 2013 - 2014.

Phương pháp khảo sát được thực hiện bằng cách gửi phiếu đến các tập thể phòng và kết quả được báo cáo tại Lễ tổng kết công tác HSSV nội trú tại 2 KTX và Hội nghị công chức, viên chức của Trung tâm.

Bảng 2.10. Nhận xét về công tác quản lý, điều hành của TTHTSV

Nội dung

Mức độ tán thành của 400 SV

Rất tốt Bình thường Không tốt

SL % SL % SL %

Các nội quy, quy

định trong KTX 286 71.5% 74 18.5% 40 10% CTQL, hướng dẫn

thực hiện 278 69.5% 78 19,5% 44 11%

Giải quyết các đề

Nhận xét của SVNT về các nội quy, quy định trong KTX có mức độ tán thành là rất tốt (71,5%). Trong môi trường sống tập thể việc phải có nội quy, quy định để mọi người phải thực hiện theo nội quy đó là rất quan trọng, nó thể hiện được quyền lợi của SVNT trong các KTX đồng thời cũng phải có nghĩa vụ thực hiện tốt những quy định chung để đảm bảo môi trường văn minh - văn hố. Mức độ nhận xét khơng tốt chỉ là 10%

Các KTX ln có các hướng dẫn cho SV ngay từ đầu năm học về các hoạt động chung trên tồn mặt bằng như bầu phịng trưởng, lịch trực nhật - vệ sinh phịng, giá trơng giữ xe đạp, xe máy, ... và công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và các hoạt động truyền thanh sinh viên, văn hố, thể thao, ...

(mức độ đánh giá khơng tốt chiếm 11%)

Việc giải quyết các đề nghị của SVNT như khắc phục các sự cố về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sinh viên nội trú tại trung tâm hỗ trợ sinh viên đại học quốc gia hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 57)