Vài nét về Đại học Quốc gia Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sinh viên nội trú tại trung tâm hỗ trợ sinh viên đại học quốc gia hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 42 - 44)

2.1.1. Giới thiệu chung

ĐHQGHN được thành lập trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại 3 trường ĐH lớn ở Hà Nội: Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội I và Trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội (theo Nghị định 97/CP ngày 10/12/1993 của Chính phủ). ĐHQGHN chính thức hoạt động theo Quy chế Tổ chức và hoạt động do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 5/9/1994.

Ngày 17/11/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 186/2013/NĐ- CP về Đại học Quốc gia thay thế Nghị định số 07/2001/NĐ-CP. Nghị định này thể hiện chi tiết vị trí và quyền tự chủ đại học của ĐHQG, bao gồm:

- ĐHQG là cơ sở giáo dục ĐH, là tổ hợp các trường ĐH, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển; ĐHQG có con dấu hình Quốc huy và là đầu mối được giao các chỉ tiêu ngân sách và kế hoạch.

- ĐHQG có nhiệm vụ nghiên cứu, cung cấp luận cứ khoa học nhằm góp phần xây dựng các định hướng, chủ trương, chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. ĐHQG được đề xuất và thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm quốc gia theo quy định.

- ĐHQG được quyền tự chủ cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài chính, quan hệ quốc tế và tổ chức bộ máy. Đặc biệt, ĐHQG có cơ chế tài chính đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.

- Chủ tịch Hội đồng, Giám đốc, các Phó Giám đốc ĐHQG do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm. Hiệu trưởng và Viện trưởng các đơn

vị thành viên, thủ trưởng và cấp phó các đơn vị trực thuộc do Giám đốc ĐHQG bổ nhiệm, miễn nhiệm.

- Giám đốc ĐHQG quyết định thành lập, giải thể, sáp nhập, chia tách các đơn vị trực thuộc ĐHQG trên cơ sở quyết nghị của Hội đồng ĐHQG.

Ngày 26/3/3014, Chính phủ ra Quyết định số 26/2014, ban hành kèm theo Quyết định này là Quy chế tổ chức và hoạt động của ĐHQG và các cơ sở giáo dục đại học thành viên (Quy chế gồm 8 chương và 30 điều).

2.1.2. Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi 2.1.2.1. Sứ mệnh 2.1.2.1. Sứ mệnh

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài; Sáng tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển cơng nghệ đỉnh cao; Đóng vai trị nịng cốt và đầu tầu đổi mới trong hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam.

2.1.2.2. Tầm nhìn

Trở thành trung tâm đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực trong nhóm các đại học tiên tiến của thế giới, đóng góp quan trọng vào sự phát triển nền kinh tế tri thức của đất nước.

2.1.2.3. Giá trị cốt lõi - Chất lượng cao - Sáng tạo - Tiên phong - Tích hợp - Trách nhiệm - Phát triển bền vững

2.1.2.3. Khẩu hiệu hành động (Slogan):

Đạt đỉnh cao dựa vào tri thức - Excellence through Knowledge 2.1.3. Tổ chức bộ máy

2.1.3.1. Các đơn vị thành viên và trực thuộc

- Văn phòng và các ban chức năng (8 Ban, 4 Văn phòng) - Các đơn vị đào tạo (7 trường ĐH, 5 khoa trực thuộc)

- Các viện nghiên cứu (5 viện)

- Các Trung tâm đào tạo và nghiên cứu (5 đơn vị)

- Các đơn vị phục vụ (12 đơn vị)

2.1.3.2. Cơ chế quản lý

Cấp quản lý hành chính: ĐHQGHN có 3 cấp quản lý: - Cấp Đại học Quốc gia

- Cấp Trường, Viện thành viên, các Khoa trực, các Trung tâm và các đơn vị trực thuộc khác.

- Cấp Khoa thuộc trường, Phòng nghiên cứu thuộc Viện hoặc trung tâm trực thuộc, Trung tâm và đơn vị thuộc Trường, Viện hoặc thuộc Khoa trực thuộc.

Trong hệ thống quản lý và điều hành, dưới các khoa trực thuộc, các trường thành viên có các Bộ mơn. Bộ môn chịu trách nhiệm quản lý và tổ chức các hoạt động chuyên môn, không phải là cấp hành chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sinh viên nội trú tại trung tâm hỗ trợ sinh viên đại học quốc gia hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 42 - 44)