Những mặt yếu, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường cao đẳng thương mại và du lịch hà nội (Trang 67 - 69)

8. Cấu trúc luận văn

2.4. Nhận xét, đánh giá

2.4.2. Những mặt yếu, hạn chế

- Chưa có qui trình đồng bộ chung cho việc thực hiện cơng tác GVCNL vì vậy đội ngũ GVCNL đa số còn làm việ dựa vào những kinh nghiệm cá nhân dẫn đến chất lượng công tác chủ nhiệm chưa đồng đều. Một số giáo viên chủ nhiệm, đặc biệt là GVCN trẻ còn chưa thực sự quan tâm, rèn luyện, học hỏi đồng nghiệp để nâng cao nghiệp vụ.

- Một số GVCNL còn yếu trong việc xây dựng kế hoạch cụ thể cho công tác chủ nhiệm theo tuần, tháng, năm học.

- GVCNL của nhà trường còn chưa được trang bị kỹ năng làm công tác chủ nhiệm lớp.

- Mặc dù công tác chủ nhiệm lớp đã được Ban Giám hiệu nhà trường quan tâm, song do nhiều yếu tố khách quan nên công tác chủ nhiệm lớp vẫn chưa được chỉ đạo sát sao, kịp thời.

Nguyên nhân

Qua điều tra thực tế chúng tôi thấy, những năm gần đây công tác GVCNL tại trường cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà nội đã được coi trọng nhưng chưa thực sự đạt được những mụ tiêu mong muốn là do các nguyên nhân sau:

- Về chế độ chính sách đối với GVCNL chưa hợp lý so với nhiệm vụ họ đảm nhận. Một số trường, Hiệu trưởng chưa tạo điều kiện, môi trường tối ưu cho GVCNL hoạt động hiệu quả. Do đó dẫn đến tình trạng nhiều giáo viên

khơng muốn làm cơng tác GVCNL vì quyền lợi khơng hơn gì giáo viên khác mà trách nhiệm lại nặng nề, hao tổn sức lực, tinh thần, thời gian nhiều hơn. Nhiều GVCNL muốn xin thôi để đầu tư vào giảng dạy, nâng cao năng lực chuyên môn, phấn đấu trở thành giáo viên giỏi hơn là GVCNL giỏi.

- Một số giáo viên mới ra trường chưa chuẩn bị tốt kiến thức, kỹ năng làm công tác GVCNL, nên trong công tác thực tế ở trường cao đẳng nhiều thày, cơ cịn lúng túng, gặp khó khăn.

- Do xu thế chung của xã hội (nhiều thày cô, học sinh, sinh viên, gia đình học sinh) chỉ quan tâm đến việc dạy và học chun mơn, ít chú ý đến việc giáo dục toàn diện.

- Trong điều kiện hiện đại, xã hội ngày càng phức tạp, quan hệ xã hội càng phong phú, học sinh, sinh viên tiếp cận thông tin bằng nhiều nguồn khác nhau, rất dễ bị lơi kéo, kích động, dễ bị nhiễm tư tưởng bàng quan, thói quen hưởng thụ, lười lao động; nhiều tệ nạn xã hội tác động, xâm nhập vào nhà trường như: văn hóa phẩm đồi trụy, ma túy, cờ bạc, chia bè phái, gây gổ đánh nhau, nghiện trò chơi điện tử,…

- Một số giáo viên không muốn làm công tác GVCNL một phần do ngại đối đầu, giáo dục học sinh, sinh viên “cá biệt”. Những học sinh này thường xuyên quậy phá, vi phạm nội qui, qui chế của nhà trường, của lớp làm ảnh hưởng tới phong trào thi đua của lớp. Việc giáo dục các em thường gặp nhiều khó khăn và khơng đạt được hiệu quả như mong muốn. Điều đó tạo ra tâm lý chán nản, làm giảm ngọn lửa nhiệt tình, yêu nghề trong lòng người giáo viên.

- Một số gia đình, cha mẹ cịn che đậy cho những sai lầm, khuyết điểm của con em mình, thường khơng muốn và khơng cộng tác với nhà trường và GVCNL để có các hìnn thức giáo dục kịp thời, vì khơng muốn con mình bị

phạt hay bị xử lý kỷ luật. Cá biệt cịn có những gia đình khơng chấp nhận hình thức kỷ luật của nhà trường do bênh con, xót con,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường cao đẳng thương mại và du lịch hà nội (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)