Những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong quản lý công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường cao đẳng thương mại và du lịch hà nội (Trang 69 - 73)

8. Cấu trúc luận văn

2.4. Nhận xét, đánh giá

2.4.3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong quản lý công tác

trường Cao đẳng

- Ở các trường cao đẳng, ngoài việc học tập, trau dồi kiến thức nghề nghiệp cịn có các hoạt động ngồi giờ, vui chơi, giải trí. Nhưng hiện nay, vì nhiều lý do khách quan (kinh phí, thời gian, cơng tác quản lý học sinh, sinh viên…) nên việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ không được nhà trường, ban chấp hành Đoàn trường, GVCNL quan tâm tổ chức thường xuyên.

- Mối quan hệ giữa GVCNL với học sinh trong lớp cịn có những khoảng cách nhất định, GVCNL chưa thực sự gần gũi, quan tâm đến tất cả học sinh, sinh viên trong lớp. Việc phối kết hợp giữa GVCNL với gia đình học sinh cũng chưa thường xuyên.

- Một hạn chế cần nhắc đến là những hình thức trách phạt học sinh, sinh viên trong nhà trường cịn nhiều bất cập. Như áp dụng hình thức phạt tiền đối với những học sinh, sinh viên vi phạm nội qui, ý thức kỷ luật, hoặc áp dụng những hình phạt quá khắt khe, trách phạt nặng những khuyết điểm nhỏ của học sinh. Những hình thức đó khơng những khơng đem lại tác dụng tích cực, thúc đẩy học sinh tiến bộ, nhiều khi còn phản tác dụng giáo dục, tạo nên ấn tượng không tốt trong ý thức học sinh, sinh viên.

- Một bộ phận GVCNL thiếu nhiệt tình, việc quản lý giáo dục học sinh còn xem nhẹ, sự phối kết hợp giữa GVCNL với các lực lượng giáo dục trong xã hội chưa chặt chẽ, do đó cơng tác quản lý giáo dục học sinh cịn gặp nhiều khó khăn. Một số ít giáo viên đánh giá học sinh, sinh viên chưa cơng bằng, cịn nhìn nhận bản chất của các em qua những hành động bột phát, một số GVCNL chưa thực sự là “tấm gương sáng” cho học sinh noi theo, do đó hiệu

quả cơng tác GVCNL khơng cao. Nhà trường cịn thiếu giáo viên, nên việc lựa chọn GVCNL gặp khó khăn, GVCNL phải dạy nhiều giờ, do đó khơng dành nhiều thời gian và công sức cho công tác chủ nhiệm lớp.

- Hiện nay điều kiện làm việc của giáo viên trong nhà trường còn chưa đảm bảo (cơ sở vật chất cịn thiếu thốn, kinh phí đầu tư cho hoạt động ngoài giờ cịn nghèo nàn), đơi lúc Ban Giám hiệu còn chưa coi trọng đứng mức công tác GVCNL, chưa biết phát huy tác dụng hoặc chưa quan tâm, giúp đỡ kịp thời đội ngũ GVCNL.

- Qua điều tra thực tế chúng tôi thấy những năm gần đây công tác GVCNL tại một số trường chưa được coi trọng đúng như vị trí, vai trị của nó trong cơng tác giáo dục.

- Việc động viên khen thưởng cho GVCNL cịn ít, chưa kịp thời.

- Các cấp quản lý giáo dục từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Nhân dân thành phố đến các nhà trường chưa tổ chức các hội nghị rút kinh nghiệm về công tác GVCNL; sinh hoạt chuyên đề về công tác GVCNL hay hội thi GVCNL giỏi. Những lý do trên là nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác giáo dục của GVCNL ở các trường cao đẳng nói chung, trường cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà nội nói riêng.

Để khắc phục được tình trạng này, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của từng GVCNL cần có sự phối kết hợp, giúp sức từ các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, đồng thời phải có sự ủng hộ nhiệt tình của chính học sinh, sinh viên. Vì vậy, làm thế nào để học sinh, sinh viên yêu trường, yêu lớp, kính trọng thày cơ, u q bạn bè, tích cực rèn luyện và học tập? Đó là những câu hỏi đặt ra cần được các nhà quản lý trường học: ban Giám hiệu, quản lý Khoa và các GVCNL giải đáp.

Tiểu kết chƣơng 2

Từ thực trạng công tác GVCNL ở trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà nội chúng tôi thấy: hầu hết các cấp quản lý đều đã thấy được tầm quan trọng của GVCNL và công tác GVCNL. Vì vậy đa số cán bộ quản lý nhà trường đều xây dựng kế hoạch, biện pháp để chỉ đạo, quản lý công tác GVCNL phù hợp với thực tế của nhà trường nhằm đem lại hiệu quả cao về chất lượng giáo dục học sinh, sinh viên. Ban Giám hiệu nhà trường đã có ý thức nâng cao chất lượng đội ngũ GVCNL, tổ chức các đợt thi đua, khen thưởng, … góp phần đưa chất lượng giáo dục của nhà trường từng bước phát triển.

Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà nội trong những năm qua, quản lý cơng tác GVCNL có nhiều nét tiến bộ. Tuy vậy, vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập:

- Một số cán bộ quản lý Khoa chưa thực sự quan tâm, xây dựng kế hoạch dài hạn công tác bồi dưỡng đội ngũ GVCNL;

- Một số giảng viên chưa có ý thức phấn đấu, nâng cao chất lượng cơng tác chủ nhiệm lớp.

Nguyên nhân của những tồn tại trên là do:

- Một bộ phận nhỏ GVCNL thiếu nhiệt tình, giáo viên mới ra trường chưa chuẩn bị tốt kiến thức, kỹ năng làm công tác GVCNL;

- Chế độ chính sách đối với GVCNL chưa hợp lý so với nhiệm vụ mà họ đảm nhận;

- Việc động viên khen thưởng của các cấp lãnh đạo trong nhà trường còn chưa kịp thời;

- Hàng năm chưa có các hội nghị rút kinh nghiệm về cơng tác GVCNL, ít sinh hoạt chun đề về cơng tác GVCNL;

- Thiếu các văn bản pháp quy, thiếu sự chỉ đạo thường xuyên về công tác chủ nhiệm từ cấp trên xuống.

Những nguyên nhân trên đây đã dẫn đến những hạn chế trong công tác GVCNL ở trường cao đẳng. Để khắc phục tình trạng này, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của từng GVCNL, cần có sự phối hợp, giúp sức từ các lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường, đồng thời phải có sự ủng hộ nhiệt tình từ chính học sinh, sinh viên trong nhà trường.

Từ thực trạng công tác GVCNL ở trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà nội, chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng cơng tác GVCNL tại các trường cao đẳng nói chung, trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà nội nói riêng.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CĨ HIỆU QUẢ CƠNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường cao đẳng thương mại và du lịch hà nội (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)