Chỉ đạo và tiến hành kiểm tra, đánh giá công tác GVCN lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường cao đẳng thương mại và du lịch hà nội (Trang 83 - 86)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Một số biện pháp quản lý có hiệu quả đối với cơng tác GVCNL ở

3.2.4. Chỉ đạo và tiến hành kiểm tra, đánh giá công tác GVCN lớp

Kiểm tra- đánh giá công tác GVCNL là chức năng của Ban Giám hiệu, quản lý các Khoa. Để đảm bảo công bằng, vô tư trong công tác kiểm tra- đánh giá công tác GVCNL, ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng cần xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm tra- đánh giá cụ thể dựa trên văn bản pháp luật. Kiểm tra

không chỉ diễn ra khi cơng việc hồn thành, có kết quả mà nó diễn ra trong suốt quá trình từ đầu đến cuối, từ lúc chuẩn bị xây dựng kế hoạch. Kiểm tra và đánh giá là hai công việc luôn luôn song hành với nhau. Không bao giờ kiểm tra mà không đánh giá và ngược lại không bao giờ đánh giá mà khơng có kiểm tra.

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Kiểm tra là chức năng của người quản lý nhằm đánh giá, phát hiện và điều chỉnh kịp thời giúp cho hệ quản lý vận hành tối ưu, đạt mục tiêu đề ra. Kiểm tra là quá trình hoạt động được tiến hành một cách có hệ thống nhằm xác định kết quả thực hiện kế hoạch trên thực tế, phát hiện những mặt tốt, những sai lệch, đề ra biện pháp uốn nắn, điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả công tác GVCNL.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

- Tiến hành kiểm tra việc lập kế hoạch, công tác tổ chức lớp, đánh giá học sinh, sinh viên về kết quả học tập, ghi chép sổ sách, cách tổ chức giờ sinh hoạt lớp,...

- Đánh giá GVCN thông qua việc tự đánh giá của GVCNL, qua ý kiến cá nhân và tập thể, qua hệ thống sổ sách.

3.2.4.3. Cách thực hiện biện pháp

Để việc kiểm tra- đánh giá công tác GVCNL một cách khoa học, tránh hình thức và có hiệu quả cao, cần lưu ý một số điểm sau đây trong công tác kiểm tra:

- Cần xây dựng chuẩn GVCNL giỏi;

- Kiểm tra việc đánh giá học sinh của GVCNL sao cho thống nhất trong toàn trường, theo hướng dẫn đánh giá, xếp loại học sinh. Cần tránh tình trạng GVCNL quá dễ dãi hoặc quá khắt khe trong việc đánh giá;

- Cần thống nhất nội dung, hình thức của mỗi đợt kiểm tra, việc kiểm tra cần nêu rõ các ưu điểm, khuyết điểm cụ thể trong các biên bản và thông báo kết quả tại các cuộc họp GVCN và hội đồng nhà trường;

- Áp dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra, tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất để đánh giá đúng thực trạng của cơng tác GVCNL, kịp thời có hướng điều chỉnh hoặc xử lý khi phát hiện sai lệch.

Các hình thức kiểm tra cơng tác GVCN của Hiệu trưởng:

- Hiệu trưởng có thể trực tiếp kiểm tra, có thể giao cho các phó hiệu trưởng hoặc thành lập các tổ kiểm tra công tác GVCNL;

- Kiểm tra gián tiếp qua báo cáo của các tổ chuyên môn, tổ chủ nhiệm, cá nhân GVCNL;

- Kiểm tra trực tiếp hồ sơ, sổ sách như: sổ chủ nhiệm, sổ điểm, sổ sinh hoạt chuyên môn,…

- Kiểm tra qua dự giờ sinh hoạt lớp, kiểm tra việc thực hiện hiện hoạt động các phong trào của lớp,…

- Đề ra và thống nhất tiêu chuẩn đánh giá công tác GVCNL. Cho giáo viên đăng ký GVCNL giỏi để làm căn cứ đánh giá cuối năm. Ví dụ: ngồi các tiêu chuẩn về giảng dạy, ngày giờ công, để đạt được danh hiệu GVCNL giỏi thì lớp chủ nhiệm phải đạt danh hiệu lớp tiên tiến, GVCNL giỏi thì lớp phải đạt danh hiệu lớp tiên tiến xuất sắc.

Căn cứ vào từng đợt kiểm tra định kỳ và qua các phong trào thi đua cùng với chất lượng về mặt học tập, chất lượng giảng dạy, giáo dục và điểm tổng kết thi đua của lớp để xếp loại thi đua cho giáo viên.

- Công bằng, công khai và dân chủ trong kiểm tra- đánh giá công tác GVCNL. Người cán bộ quản lý nhà trường cần xác định: kiểm tra để ngăn ngừa là chính. Khi kiểm tra, phát hiện những vấn đề cần điều chỉnh trong

công tác GVCNL thì phải góp ý chân thành, tránh mặc cảm, định kiến; đặc biệt tơn trọng và giữ uy tín cho giáo viên. Khi gặp những tình huống cụ thể có thể giúp đỡ giáo viên một cách trực tiếp hoặc thông qua tập thể, tạo cơ hội cho họ phát huy những mặt mạnh của mỗi giáo viên, hạn chế mặt yếu kém. Đặc biệt cần lưu ý để phát hiện, ngăn ngừa những biểu hiện tiêu cực trong công tác GVCNL như: sự phân biệt, đối xử không công bằng của GVCNL đối với học sinh, nâng đỡ, thiên vị những học sinh được gia đình, nguời quen nhờ giúp đỡ,… Đánh giá GVCNL khơng chỉ dựa vào những thành tích cao của lớp chủ nhiệm mà phải xem xét công sức họ bỏ ra để vực một lớp từ lớp yếu, trung bình lên khá, tốt. Giảm số học sinh học yếu hay có đạo đức yếu, trung bình.

- Muốn đánh giá chính xác cần có sổ ghi chép đầy đủ theo thời gian. - Muốn đánh giá khách quan, công bằng, cần lắng nghe ý kiến của tập thể cán bộ giáo viên, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.

3.2.4.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp

- Cần có một hành lang pháp lý bao gồm các qui định, nội qui hướng dẫn GVCNL thực hiện.

- Xây dựng được kế hoạch chỉ đạo một cách khoa học, chỉ ra từng đầu công việc và thời gian thực hiện để hướng dẫn giáo viên thực hiện.

- Xây dựng được hệ thống các tiêu chí đánh giá thi đua chi tiết, cụ thể làm chuẩn để đánh giá công tác GVCNL.

- Người kiểm tra, đánh giá phải là người hiểu biết sâu sắc công tác GVCNL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường cao đẳng thương mại và du lịch hà nội (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)