Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.3. Những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.3.2. Năng lực, năng lực quản lý
1.3.2.1. Năng lực: Là đặc điểm của cá nhân thể hiện mức độ thơng thạo -
tức là có thể hiện một cách thành thục và chắc chắn một hay một số dạng hoạt động nào đó.
Năng lực gắn liền với phẩm chất tâm lý, phẩm chất trí tuệ, phẩm chất ý chí, phẩm chất sức khỏe, thể chất và tâm trí của con người. Năng lực có thể được phát triển trên cơ sở năng khiếu, song không phải là bẩm sinh mà là kết
Chỉ đạo
Tổ chức Kiểm tra, đánh giá
Kế hoạch
quả hoạt động của con người và kết quả phát triển của xã hội (đời sống xã hội, sự giáo dục và rèn luyện, hoạt động của cá nhân).
Năng lực cao đạt được những thành tựu hoàn thiện, xuất sắc, mới mẻ, có ý nghĩa xã hội là tài năng. Tài năng đặc biệt làm nên kỳ tích trong hoạt động sáng tạo, vượt lên trên mức bình thường gọi là thiên tài.
1.3.2.2. Năng lực quản lý: Năng lực quản lý của người quản lý chính là
sự tương ứng giữa khả năng tâm lý (bao gồm các thành tố: Kiến thức, kỹ năng và thái độ cần có để thực hiện hoạt động quản lý) và yêu cầu của hoạt động quản lý. Hệ thống các tiêu chí năng lực quản lý là những nhiệm vụ, công việc mà người quản lý phải thực hiện trong “nghề quản lý của mình”.
Trong bất cứ hoạt động nào của con người cũng địi hỏi phải có năng lực tương ứng để thực hiện hoạt động đó đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, quản lý khơng chỉ là khoa học mà cịn là nghệ thuật, vì thế năng lực quản lý mới chỉ là những điều kiện cơ bản, muốn quản lý thành cơng, người quản lý cịn cần phải có những kinh nghiệm và nghệ thuật quản lý phong phú, thích hợp.