Khái quát chung về Giáo dục Đào tạo huyện An Lão

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện an lão thành phố hải phòng (Trang 35 - 36)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2. Khái quát chung về Giáo dục Đào tạo huyện An Lão

Tồn huyện có 19 trường Mầm non, 19 trường Tiểu học, 17 trường Trung học cơ sở, 4 trường Trung học phổ thông, 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên, 1 Trung tâm dạy nghề và 17 Trung tâm học tập cộng đồng. Có 2 xã, mỗi đơn vị có 2 trường Mầm non, 2 trường Tiểu học; cịn lại mỗi xã, thị trấn có 1 trường Mầm non, 1 trường Tiểu học, 1 trường Trung học cơ sở, 1 Trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn nên rất thuận lợi cho việc thực hiện các dịch vụ giáo dục cho cộng đồng xã hội.

Trong những năm vừa qua, giáo dục huyện An Lão có quy mơ trường lớp tương đối ổn định; số lớp, số học sinh có chiều hướng giảm nhẹ; Chất lượng phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS được duy trì, chất lượng phổ cập Trung học và Nghề tiếp tục được đẩy mạnh.

Chất lượng học sinh đại trà có tiến bộ, đi vào thực chất. Đại bộ phận học sinh chăm ngoan, không mắc các tệ nạn xã hội, không vi phạm pháp luật.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cơ bản đủ về số lượng, tương đối đồng bộ về cơ cấu; có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, có tinh thần trách nhiệm cao; trình độ chun mơn nghiệp vụ tay nghề vững vàng và không ngừng được nâng lên; khơng có cán bộ quản lý và giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo.

Công tác quản lý chỉ đạo khá chặt chẽ, tồn diện; có nhiều sáng tạo, đổi mới; hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý ngày càng nâng lên.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học ngày càng được tăng cường, cơ bản đảm bảo yêu cầu dạy và học. Tồn huyện có 22 trường học

được cơng nhận trường học đạt chuẩn Quốc gia( 2 trường Mầm non, 12 trường Tiểu học, 7 trường THCS và 1 trường THPT).

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, giáo dục huyện An Lão còn một số hạn chế, đó là:

Chất lượng, số lượng học sinh giỏi các cấp học còn hạn chế; tỷ lệ học 2 buổi/ngày ở Tiểu học còn thấp; Tỷ lệ huy động các cháu trong độ tuổi nhà trẻ ra lớp và ăn bán trú ở Mầm non thấp nhất thành phố.

Đội ngũ giáo viên, nhân viên còn thừa thiếu cục bộ; một bộ phận chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa tích cực học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ tay nghề, kỹ năng nghề nghiệp còn hạn chế; cường độ lao động của giáo viên Tiểu học và giáo viên Mầm non quá tải; đời sống cịn nhiều khó khăn (do lương thấp, trong khi các nguồn thu nhập khác khơng có) nhất là giáo viên Mầm non và giáo viên hợp đồng trường Tiểu học, THCS.

Cơ sở vật chất tuy được tăng cường song vẫn còn thiếu thốn, lạc hậu, xuống cấp chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt ở bậc học Mầm non. Công tác xây dựng trường chuẩn ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức, chưa có lộ trình và kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn (Quang Hưng, Tân Viên, Bát Trang…). Một số trường Tiểu học đã đạt chuẩn mức I song chưa được quan tâm thường xuyên nên CSVC xuống cấp, không đáp ứng được yêu cầu của trường chuẩn. Tiến độ xây dựng trường học đạt chuẩn còn chậm.

Ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học còn yếu ở các cấp học nhất là ở bậc học Mầm non.

Công tác quản lý ở một số trường đặc biệt ở bậc học Mầm non cịn hạn chế. Cơng tác tham mưu của Phòng Giáo dục và một số trường với các cấp quản lý hiệu quả chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện an lão thành phố hải phòng (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)