Một số vấn đề chung về trường Tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện an lão thành phố hải phòng (Trang 27 - 30)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.4. Một số vấn đề chung về trường Tiểu học

1.4.1. Vị trí trường Tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân

Điều lệ trường tiểu học quy định: Trường Tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thơng của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng(Điều lệ trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số

41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

1.4.2. Mục tiêu của giáo dục Tiểu học (Điều 27– Luật giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc Hội). 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc Hội).

Đảm bảo mục tiêu chung của Giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách

con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đồng thời thực hiện mục tiêu riêng của cấp Tiểu học là nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở (Điều 27– Luật giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng

6 năm 2005 của Quốc Hội).

1.4.4. Hiệu trưởng trường Tiểu học (Điều 20- Điều lệ trường Tiểu học,

2010)

1. Hiệu trưởng trường Tiểu học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lí các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Hiệu trưởng do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với trường Tiểu học công lập, công nhận đối với trường Tiểu học tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc cơng nhận Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền.

2. Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng trường Tiểu học phải đạt chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học.

3. Nhiệm kì của Hiệu trưởng trường Tiểu học là 5 năm. Sau 5 năm, Hiệu trưởng được đánh giá và có thể được bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại. Đối với trường Tiểu học cơng lập, Hiệu trưởng được quản lí một trường Tiểu học không quá hai nhiệm kì. Mỗi Hiệu trưởng chỉ được giao quản lí một trường Tiểu học.

4. Sau mỗi năm học, mỗi nhiệm kì cơng tác, Hiệu trưởng trường Tiểu học được cán bộ, giáo viên trong trường và cấp có thẩm quyền đánh giá về cơng tác quản lí các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường theo quy định.

5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng:

thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

- Thành lập các tổ chun mơn, tổ văn phịng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó;

- Phân cơng, quản lí, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;

- Quản lí hành chính; quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường;

- Quản lí học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỉ luật, phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc hồn thành chương trình Tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách;

- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chun mơn, nghiệp vụ quản lí; tham gia giảng dạy bình qn 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;

- Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;

- Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.

Như vậy, trường TH chịu sự chi phối của những đặc trưng cơ bản về xu hướng phát triển KT-XH của thời đại, của đất nước. Đó là:

Cuộc cách mạng KHCN đang phát triển với những bước tiến nhảy vọt nhằm đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức. Nó làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời

sống vật chất và tinh thần của xã hội và tác động đến tất cả các lĩnh vực của xã hội trong đó nổi bật là phát triển giáo dục.

Vấn đề tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế nhờ các phương tiện truyền thơng và mạng internet vừa tạo ra q trình hợp tác để phát triển và vừa là quá trình đấu tranh gay gắt của các nước đang phát triển để bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo tồn bản sắc văn hóa và truyền thống của các dân tộc.

Những xu thế chung nêu trên đã tạo ra sự thay đổi sâu sắc trong giáo dục mà đặc trưng nhất là vấn đề đổi mới giáo dục đang diễn ra trên toàn cầu. Sự đổi mới đó được thể hiện trước hết ở quan niệm xây dựng nhân cách người học dẫn đến quan niệm mới về chất lượng giáo dục trong đó có vấn đề then chốt và có tính quyết định là năng lực đội ngũ giáo viên và đội ngũ CBQL giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện an lão thành phố hải phòng (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)