Yêu cầu về năng lực đổi với hiệu trưởng trường tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện an lão thành phố hải phòng (Trang 30)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.5. Yêu cầu về năng lực đổi với hiệu trưởng trường tiểu học

Chuẩn Hiệu trưởng trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định 4 tiêu chuẩn đối với Hiệu trưởng trường Tiểu học:

Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp. Bao gồm 5 tiêu chí: Phẩm chất chính trị; Đạo đức nghề nghiệp; Lối sống, tác phong; Giao tiếp và ứng xử; Học tập, bồi dưỡng

Tiêu chuẩn 2: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Bao gồm 2

tiêu chuẩn: Trình độ chun mơn; Nghiệp vụ sư phạm.

Tiêu chuẩn 3: Năng lực quản lý trường Tiểu học. Bao gồm 9 tiêu chí:

Hiểu biết nghiệp vụ quản lý; Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường; Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường; Quản lý học sinh; Quản lý hoạt động dạy học và giáo dục; Quản lý tài chính, tài sản nhà trường; Quản lý hành chính và hệ thống thơng

tin; Tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục; Thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường

Tiêu chuẩn 4: Năng lực tổ chức phối hợp với gia đình học sinh, cộng

đồng và xã hội. Bao gồm 2 tiêu chí: Tổ chức phối hợp với gia đình học sinh;

Phối hợp giữa nhà trường và địa phương

Như vậy, Hiệu trưởng trường TH trong giai đoạn hiện nay phải có 4 tiêu chuẩn hàm chứa 18 tiêu chí, 56 u cầu. Trong đó có tới 3 tiêu chuẩn về năng lưc là: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm( Tiêu chuẩn 2); Năng lực quản lý trường Tiểu học( Tiêu chuẩn 3); Năng lực tổ chức phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng và xã hội( tiêu chuẩn 4). Các tiêu chuẩn trên được cụ thể hóa bằng 13 tiêu chí, 39 yêu cầu về năng lực của người HT trường TH.

Mục đích việc ban hành Chuẩn Hiệu trưởng trường Tiểu học:

- Để Hiệu trưởng tự đánh giá và từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện, tự hoàn thiện nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường.

- Làm căn cứ để cơ quan quản lý giáo dục đánh giá, xếp loại Hiệu trưởng phục vụ công tác sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và đề xuất, thực hiện chế độ, chính sách đối với Hiệu trưởng.

- Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục xây dựng, đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của Hiệu trưởng.

Trong 3 mục đích trên, có tới 2 mục đích để bồi dưỡng và tự bồi dưỡng; một lần nữa khẳng định công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ Hiệu trưởng trường Tiểu học là vấn quan trọng và cấp bách, địi hỏi phải có hệ thống biện pháp quản lý để công tác này đạt hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay.

Ngày nay, bước sang thế kỷ XXI và cụ thể hơn khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, người Hiệu trưởng trường Tiểu học nói riêng, CBQLGD nói chung địi hỏi phải nhấn mạnh thêm các yêu cầu như:

- Có tầm nhìn và khả năng giao dịch Quốc tế; - Sử dụng được các thiết bị tin học và ngoại ngữ;

- Có trách nhiệm cao với xã hội, biết chia sẻ trách nhiệm( Phân cấp) trong quản lý,…;

- Nhạy cảm với khía cạnh văn hóa quản lý.

Có thể nói một cách khác là: Người HT trường học thật sự phải là những người có đủ “Tâm - Tầm - Tài”.

Cái “Tâm” ở nhà quản lý là mọi quyết định đối nhân xử thế của họ đều xuất phát từ sự xem trọng, từ sự dân chủ với học sinh và mọi cán bộ giáo viên, Mọi quyền lợi chính đáng của học sinh và cán bộ giáo viên nhà trường được HT tơn trọng, tìm cách đáp ứng đầy đủ.

Cái “Tầm” của HT trong mỗi trường học phải thực sự là con chim đầu đàn đủ sức bay ở tầm cao của trí tuệ, chóng phát hiện những sai sót, yếu kém để giúp đồng nghiệp trưởng thành chứ khơng phải ở sự “soi mói”, thành kiến của người lãnh đạo. Cái “Tầm” cịn chính là khả năng tập hợp, lãnh đạo tập thể sư phạm của nhà quản lý sao cho mỗi nhà trường mà họ lao động ln ở đỉnh cao của tầm “văn hóa tổ chức”.

Người quản lý có đủ “Tâm-Tầm” thì cũng thể đã hiện là người có Tài ở một góc độ nhất định. Tuy nhiên Tài của người HT khơng chỉ dừng ở đó mà địi hỏi phải tồn diện, phấn đấu đạt tới sự hoàn hảo.

Tiểu kết chương 1

Quản lý đã và đang khảng định vai trị của nó trong mọi mặt của đời sống xã hội. Trong lĩnh vực giáo dục, quản lý là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng trong xã hội nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục thế hệ trẻ

theo yêu cầu phát triển của xã hội. Trường học là một đơn vị cấu trúc cơ bản của hệ thống giáo dục quốc dân, vì vậy quản lý nhà trường là những tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý nhà trường (CBQL/ HT) đến khách thể quản lý nhà trường (giáo viên, nhân viên và học sinh) nhằm đưa các hoạt động giáo dục và dạy học của nhà trường đạt tới mục tiêu phát triển giáo dục của nhà trường.

Để đạt được mục tiêu giáo dục của nhà trường trong thời kì đổi mới và hội nhập hiện nay, đòi hỏi đội ngũ những người làm giáo dục nói chung, CBQL/HT mỗi nhà trường nói riêng phải được bồi dưỡng thường xun, tồn diện cả về phẩm chất đạo đức và năng lực để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục ở mỗi nhà trường phù hợp với sự phát triển chung của giáo dục và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của đất nước. Để quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ CBQL/ HT các nhà trường đạt hiệu quả, đòi hỏi phải nắm vững những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý nói chung, quản lý giáo dục nói riêng, đặc biệt là đặc điểm lao động của CBQL/HT nhà trường. Chính vì vậy, các cấp quản lý có thẩm quyền khơng thể không xây dựng và thực thi những giải pháp quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ này để chính họ là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG

CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN AN LÃO 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội huyện An Lão

An Lão là huyện có vị trí quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội và quốc phòng - an ninh của thành phố Hải Phòng. Qua nhiều lần thay đổi với những tên gọi khác nhau, huyện An Lão được tái lập ngày 8 tháng 8 năm 1988, từ đó đến nay An Lão có điều kiện ổn định để xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Huyện An Lão nằm về phía Tây Nam thành phố Hải Phịng, cách trung tâm thành phố khoảng 18km. Phía Bắc giáp huyện An Dương, phía đơng giáp quận Kiến An, phía Nam giáp huyện Tiên Lãng, Đơng Nam giáp huyện Kiến Thụy, phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Thanh Hà và huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương.

An Lão có diện tích tự nhiên là 11458,45 ha - chiếm 7,4% diện tích Hải Phịng. Huyện có 17 đơn vị hành chính (15 xã và 02 thị trấn), với 34312 hộ dân tương ứng 129563 nhân khẩu; tỷ lệ phát triển dân số khoảng 0,095%; Dân số của huyện là 126.939 người (số liệu đến tháng 3 năm 2004).

An Lão là một huyện thuần nông. Những năm gần đây bức tranh kinh tế của huyện đã khá sáng sủa, tốc độ phát triền khá: Ngân sách tăng 20%, bộ mặt nơng thơn có nhiều đổi mới, kết cấu hạ tầng cơ sở từng bước được đầu tư nâng cấp, an ninh- quốc phịng và chính trị ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư phát triển kinh tế. Kinh tế của huyện chủ yếu là nền kinh tế nơng nghiệp, mức thu nhập bình qn đầu người thấp so với thu nhập bình quân của thành phố, khoảng 700.000đồng /người / tháng.

Mặc dù các điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn nhưng An Lão là huyện có truyền thống hiếu học, có nhiều người đỗ đạt cao như

Cao Toàn đỗ Thái học sĩ, Trần Tất Văn đỗ Trạng nguyên có con là Trần Tảo đỗ Tiến sĩ, gia đình Nguyễn Kim có hai người đỗ Tiến sĩ, một người đỗ Hồng giáp; có các nhà thơ u nước Nguyễn Chuyên Mỹ, Lê Khắc Cẩn,… Truyền thống hiếu học, khoa bảng và trọng nhân tài của quê hương An Lão vẫn được vun đắp, phát huy đến ngày nay.

2.2. Khái quát chung về Giáo dục- Đào tạo huyện An Lão

Tồn huyện có 19 trường Mầm non, 19 trường Tiểu học, 17 trường Trung học cơ sở, 4 trường Trung học phổ thông, 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên, 1 Trung tâm dạy nghề và 17 Trung tâm học tập cộng đồng. Có 2 xã, mỗi đơn vị có 2 trường Mầm non, 2 trường Tiểu học; cịn lại mỗi xã, thị trấn có 1 trường Mầm non, 1 trường Tiểu học, 1 trường Trung học cơ sở, 1 Trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn nên rất thuận lợi cho việc thực hiện các dịch vụ giáo dục cho cộng đồng xã hội.

Trong những năm vừa qua, giáo dục huyện An Lão có quy mơ trường lớp tương đối ổn định; số lớp, số học sinh có chiều hướng giảm nhẹ; Chất lượng phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS được duy trì, chất lượng phổ cập Trung học và Nghề tiếp tục được đẩy mạnh.

Chất lượng học sinh đại trà có tiến bộ, đi vào thực chất. Đại bộ phận học sinh chăm ngoan, không mắc các tệ nạn xã hội, không vi phạm pháp luật.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cơ bản đủ về số lượng, tương đối đồng bộ về cơ cấu; có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, có tinh thần trách nhiệm cao; trình độ chun mơn nghiệp vụ tay nghề vững vàng và không ngừng được nâng lên; khơng có cán bộ quản lý và giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo.

Công tác quản lý chỉ đạo khá chặt chẽ, tồn diện; có nhiều sáng tạo, đổi mới; hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý ngày càng nâng lên.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học ngày càng được tăng cường, cơ bản đảm bảo yêu cầu dạy và học. Tồn huyện có 22 trường học

được cơng nhận trường học đạt chuẩn Quốc gia( 2 trường Mầm non, 12 trường Tiểu học, 7 trường THCS và 1 trường THPT).

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, giáo dục huyện An Lão còn một số hạn chế, đó là:

Chất lượng, số lượng học sinh giỏi các cấp học còn hạn chế; tỷ lệ học 2 buổi/ngày ở Tiểu học còn thấp; Tỷ lệ huy động các cháu trong độ tuổi nhà trẻ ra lớp và ăn bán trú ở Mầm non thấp nhất thành phố.

Đội ngũ giáo viên, nhân viên còn thừa thiếu cục bộ; một bộ phận chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa tích cực học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ tay nghề, kỹ năng nghề nghiệp còn hạn chế; cường độ lao động của giáo viên Tiểu học và giáo viên Mầm non quá tải; đời sống cịn nhiều khó khăn (do lương thấp, trong khi các nguồn thu nhập khác khơng có) nhất là giáo viên Mầm non và giáo viên hợp đồng trường Tiểu học, THCS.

Cơ sở vật chất tuy được tăng cường song vẫn còn thiếu thốn, lạc hậu, xuống cấp chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt ở bậc học Mầm non. Công tác xây dựng trường chuẩn ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức, chưa có lộ trình và kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn (Quang Hưng, Tân Viên, Bát Trang…). Một số trường Tiểu học đã đạt chuẩn mức I song chưa được quan tâm thường xuyên nên CSVC xuống cấp, không đáp ứng được yêu cầu của trường chuẩn. Tiến độ xây dựng trường học đạt chuẩn còn chậm.

Ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học còn yếu ở các cấp học nhất là ở bậc học Mầm non.

Công tác quản lý ở một số trường đặc biệt ở bậc học Mầm non cịn hạn chế. Cơng tác tham mưu của Phòng Giáo dục và một số trường với các cấp quản lý hiệu quả chưa cao.

2.3. Thực trạng về giáo dục Tiểu học của huyện An Lão

Bảng 2.1: Quy mô lớp, học sinh, CBQL và giáo viên

giữa các trường Tiểu học

STT TRƯỜNG LỚP SỐ HS SỐ GV CBQL 1 TH Bát Trang 21 543 26 3 2 TH Trường Thọ 20 518 27 2 3 TH Trường Thành 10 263 15 2 4 TH An Tiến 18 490 25 2 5 TH Thị Trấn 15 504 20 3 6 TH An Thắng 11 268 18 2 7 TH Tân Dân 15 465 26 2 8 TH Trường Sơn 15 447 27 3 9 TH Áng Sơn 8 178 15 2 10 TH Trần Tất Văn 18 534 26 3 11 TH An Thái 16 484 21 2 12 TH An Thọ 13 363 20 2 13 TH Chiến Thắng 12 331 22 2 14 TH Mỹ Đức I 15 400 20 2 15 TH Mỹ Đức II 10 281 14 2 16 TH Tân Viên 17 493 23 2 16 TH Quốc Tuấn 18 489 26 2 18 TH Quang Trung 18 501 24 2 19 TH Quang Hưng 15 370 20 2 CỘNG 19 285 7922 415 42

( Nguồn: Thống kê của Phòng GD&ĐT huyện An Lão năm 2010)

Các trường Tiểu học huyện An Lão có quy mơ lớp, học sinh ít, khơng có trường hạng 1, chỉ có trường hạng 2 và hạng 3. Điều này rất thuận lợi cho công tác quản lý, chỉ đạo của Hiệu trưởng và nâng cao chất lượng. Tuy nhiên

quy mơ lớp, học sinh ít tạo nên sự lãng phí về cơ sở vật chất và lao động: Các phịng học bộ mơn, phịng chức năng sử dụng khơng hết cơng xuất; việc bố trí sử dụng giáo viên khơng hợp lý, nhất là các giáo viên dạy môn chuyên chưa dạy đủ số tiết theo quy định; Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổng phụ trách hầu hết không phải trực tiếp giảng dạy (Theo Thông tư số 28/2009/TT- BGDĐT quy định chế độ làm việc của giáo viên phổ thông), nên việc rèn luyện, bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ này khơng thường xun, khơng tồn diện.

2.3.2. Về chất lượng học sinh Tiểu học

Bảng 2.2: Kết quả xếp loại giáo dục HS Tiểu học

Số liệu được ghi theo tỉ lệ %

Năm học Xếp loại giáo dục

XL Giỏi XL Khá XL Trung bình XL yếu

2008-2009 25,2 40,1 34,1 0,6

2009-2010 27,7 42,1 29,8 0,4

2010-2011 32,0 43,7 24,0 0,3

( Nguồn: Thống kê của Phòng GD&ĐT huyện An Lã0)

Bảng 2.3: Kết quả xếp loại Hạnh kiểm HS tiểu học Năm học Năm học

Xếp loại hạnh kiểm

Thực hiện đầy đủ(Đ) Thực hiện chưa đầy đủ(CĐ)

2008-2009 99,4 0.6

2009-2010 99,6 0,4

2010-2011 99,9 0,1

Trong những năm qua, chất lượng học sinh Tiểu học huyện An Lão có nhiều tiến bộ. Tồn huyện duy trì vững chắc Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.

Về học lực: Tỉ lệ học sinh khá, giỏi và lên lớp thẳng ngày một tăng; kết quả thi học sinh các cấp năm sau cao hơn năm trước.

Về hạnh kiểm: Đa số học sinh ngoan ngoãn, lễ phép. Tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm “Đạt” cao, hạnh kiểm “Cần cố gắng” khơng đáng kể. Khơng có học sinh mắc các tệ nạn xã hội.

2.3.3.Thực trạng đội ngũ Hiệu trưởng các trường Tiểu học

2.3.3.1. Về số lượng và cơ cấu:

Bảng 2.4: Cơ cấu đội ngũ Hiệu trưởng

Số liệu được ghi theo số lượng(người)

Số lượng Độ tuổi Thâm niên HT

T.Số Nam Nữ 25-35 36-45 46-55 >55 <5năm >5 năm

19 2 17 3 7 9 0 7 12

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện An Lão năm 2010)

Đội ngũ HT các trường Tiểu học huyện An Lão đủ so với quy định. Đội ngũ được trẻ hóa cả về tuổi đời và tuổi nghề; độ tuổi trên 55 khơng có, phần lớn ở độ tuổi 36- 55; nhiều người có dưới 5 năm giữ chức vụ Hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học huyện an lão thành phố hải phòng (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)