CẬN LÂM SÀNG

Một phần của tài liệu Điếc đột ngột: cập nhật chẩn đoán và điều trị (Trang 32 - 36)

1, Xét nghiệm chẩn đốn

Thính lực lời, thính lực đơn âm, nhĩ lượng, phản xạ cơ bàn đạp nên được thực hiện ở tất cả bệnh nhân có nghe kém đột ngột. Theo AAO-HNS 2019, cần đo thính lực trong vòng 14 ngày khởi phát triệu chứng để chẩn đốn SSNHL, nhưng lí tưởng càng sớm càng tốt. Nếu đo thính lực khơng thực hiện được ngay mà có nghi ngờ SSNHL, việc điều trị cũng khơng nên trì hỗn

+ Mục đích

 Thính lực là nền tảng của chẩn đoán và tiên lượng bệnh  Kiểm tra lại để đánh giá tiến triển, đáp ứng điều trị  Nhĩ lượng để loại trừ các bệnh lí tai ngồi, tai giữa

 Phản xạ cơ bàn đạp để giám định những bệnh nhân giả vờ điếc

 OAE để sàng lọc những bệnh nhân bị nghe kém mức độ nhẹ (dưới 35 dB)

+ Thính lực đơn âm

o Các type nghe kém:

 Nghe kém dẫn truyền: ngưỡng nghe đường xương bình thường, ngưỡng nghe đường khí lớn nhưng cũng khơng lớn quá 60 – 70dB.

 Nghe kém tiếp nhận: ngưỡng nghe đường khMí, xương đều tăng (từ 20 – 100dB) nhưng ở từng tần số 2 ngưỡng nghe chênh lệch nhau khơng đến 10dB, biểu đồ đường xương và khí song hành, trùng với nhau.

 Nghe kém hỗn hợp: ngưỡng nghe đường khí, xương đều tăng nhưng khơng bao giờ bằng nhau, ngưỡng nghe đường khí bao giờ cũng lớn hơn (khơng q 60dB), biểu đồ đường khí, xương khơng bao giờ trùng, song hành với nhau.

o Các type nghe kém tiếp nhận đột ngột: 5 type theo tác giả Trần Bá Huy

o Các mức độ nghe kém: 6 mức độ theo ASHA

+ Nhĩ lượng

Là phương pháp đo khách quan, nhằm loại trừ những tổn thương tai ngồi, tai giữa  Có dịch trong hịm tai

 Mức độ tắc hẹp vòi nhĩ

 Mức độ liên kết của hệ thống màng nhĩ – xương con

 Cung PXCBĐ: ốc tai -> dây VIII -> trung tâm ở thân não -> dây VII cùng bên và đối bên -> tai giữa: cơ bàn đạp 2 bên

 Ngưỡng PXCBĐ: từ 70-100 dB tùy từng người, trung bình 80-85 dB

 PXCBĐ có thể giúp xác định vị trí tổn thương: tai giữa, ốc tai, sau ốc tai, dây VII. Tuy nhiên nó khơng nên sử dụng riêng lẻ vì vẫn cần xác xét nghiệm khác để xác nhận lại tổn thương. Hơn nữa, đo PXCBĐ sử dụng âm phát cường độ cao, lên tới mức 120 dB có thể gây nghe kém vĩnh viễn và ù tai, đặc biệt trong cộng đồng người SSNHL nhạy cảm hơn với âm thanh trong giai đoạn cấp và bán cấp của bệnh. Do vậy, với SSNHL, chỉ trong một số trường hợp nghi ngờ cần giám định, nhận thấy khơng có sự tương xứng giữa hỏi bệnh, khám bệnh với kết quả thính lực đơn âm, sẽ cần thực hiện một xét nghiệm khách quan là PXCBĐ. Nếu kích thích khoảng 80-85 dB mà có PXCBĐ chứng tỏ ngưỡng nghe kém tiếp nhận không quá 60 dB.

+ OAE

OAE là xét nghiệm đánh giá chức năng tế bào lơng ngồi của tai trong, khơng đánh giá chức năng sau ốc tai, tai ngồi, tai giữa. Nghe kém tại ốc tai: < 35dB thì OAE bình thường, 35 – 80 dB thì OAE bất thường, > 80dB thì OAE khơng ý nghĩa. Nghe kém tiếp nhận sau ốc tai, OAE bình thường. Do vậy OAE giúp phân biệt SSNHL mức độ nhẹ hay nặng.

2, Xét nghiệm đánh giá SSNHL sau ốc tai

Bệnh lí sau ốc tai được định nghĩa là một tổn thương thực thể của dây thần kinh ốc tai, thân não hoặc não. Trong đó u schwanoma tiền đình là hay gặp nhất.

Đánh giá bệnh nhân SSNHL bằng MRI tìm bệnh lí sau ốc tai là rất quan trọng vì khơng có đặc diểm lâm sàng sớm nào có thể phân biệt chính xác SSNHL do u hay vơ căn. Ù tai, đau tai, kèm theo rối loạn cảm giác thường gặp hơn ở những bệnh nhân u tiền đình, nhưng khơng đặc hiệu. Khả năng hồi phục thính giác cũng khơng đánh giá được SSNHL có phải là kết quả của khối u hay không.

Theo AAO-HNS 2019, nên đánh giá SSNHL sau ốc tai bằng cách chụp MRI hoặc ABR. MRI được ưu tiên sử dụng, nếu MRI không thể thực hiện hoặc chống chỉ định, có thể thực hiện CT xương thái dương + đo ABR.

+ MRI

MRI là tiêu chuẩn vàng chẩn đốn u tiền đình, có độ nhạy cao nhất và được ưu tiên sử dụng để chẩn đoán bệnh, sau đó là ABR. MRI ống tai trong có tiêm đối quang từ rất nhạy cảm và được sử dụng rộng rãi, độ nhạy và độ đặc hiệu lên tới 97-100%. Tỉ lệ SSNHL có bất thường MRI nói chung là khoảng 4,4 – 13,75%. Với bệnh nhân có chống chỉ định MRI, CT

xương thái dương có tiêm thuốc được sử dụng, mặc dù CT có nguy cơ bỏ sót các khối u có kích thước nhỏ đến trung bình và u ở góc cầu tiểu não.

Khơng có đủ dữ liệu để đưa ra mốc thời gian cho chụp MRI hoặc ABR trong SSNHL. Tuy nhiên cần đảm bảo rằng dù có phục hồi thính lực hay khơng, bệnh nhân sẽ được chụp MRI ống tai trong hoặc sọ não ở 1 thời điểm hợp lí. Theo uptodate, nên chụp MRI trong vịng 3 tháng kể từ khi khởi phát triệu chứng.

Chống chỉ định:

o CCĐ tuyệt đối:

 BN mang máy tạo nhịp tim

 BN mang vật có từ tính vào vùng có từ trường  BN nặng cần mang máy hồi sức bên cạnh

 BN dị ứng với thuốc đối quang từ (rất hiếm <1%)

o CCĐ tương đối:

 BN kích động, khơng nằm n  BN quá béo >120kg

 BN suy thận (nguy cơ xơ hóa hệ thống thận do gadolinium)

Một nhược điểm nữa của MRI là phát hiện ra những tổn thương không liên quan đến SSNHL, và các tổn thương này cũng khơng nguy hiểm khơng cần điều trị gì mà khiến bệnh nhân lo lắng thêm. Nhược điểm khác là giá cả, thường giá chụp MRI có tiêm thuốc đối quang từ khoảng trên 2 triệu đồng.

+ ABR

ABR cũng là 1 cơng cụ hữu ích nhưng khơng phải hồn hảo để chẩn đốn bệnh lí sau ốc tai. ABR rất nhạy với u tiền đình >1cm và những u góc cầu tiểu não. Với những u kích thước nhỏ, ABR thường bỏ sót tổn thương. ABR bỏ sót khoảng 20% u tiền đình. Nếu ABR có bất kì bất thường nào, MRI cần thực hiện. ABR kết quả bình thường cũng khơng loại trừ được bệnh lý sau ốc tai, khi đó cần theo dõi định kì.

Những bệnh nhân khơng lựa chọn chụp MRI mà sử dụng ABR thay thế thường do vấn đề kinh tế. Do vậy cũng cần giải thích kĩ cho bệnh nhân chi phí chụp MRI so với chi phí theo dõi đo ABR + đo thinh lực nhiều lần, và họ cũng phải hiểu rằng điều này có thể làm chậm trễ trong chẩn đoán.

Biểu hiện của ABR Bệnh lý

Bình thường Tai bình thường

Nghe kém tiếp âm tại ốc tai nhẹ hay vừa Thời gian tiềm tàng giữa các sóng tăng

nhưng IL1-5 giữa 2 tai khác nhau không ý nghĩa không quá 0,3ms.

Nghe kém dẫn truyền

Nghe kém tại ốc tai mức độ nặng Khơng xuất hiện sóng Tổn thương sau ốc tai

Ngưỡng nghe lớn hơn cường độ kích thích

Thời gian tiềm tàng các sóng tăng và IPL1-5 hai tai khác nhau>0,3ms

Tổn thương sau ốc tai

Cịn sóng I và II, mất các sóng sau đó Tổn thương thân não Biên độ sóng I lớn hơn sóng V Tổn thương sau ốc tai

Chú ý:

 Độ nhạy ABR tỉ lệ thuận với mức độ nghe kém, do đó SSNHL mà nghe kém ít hoặc đã hồi phục có nhiều khả năng sẽ cho kết quả âm tính giả.

 Nếu sức nghe đơn âm trên 90dB không dựa vào ABR để loại trừ tổn thương sau ốc tai được vì ABR đo ở nguồn âm kích thích có cường độ 90dB

 Nếu đang có bệnh lý tai giữa nên điều trị khỏi trước khi đo ABR

Những trường hợp có thể sử dụng ABR thay thế MRI:

 Bệnh nhân có chống chỉ định chụp MRI

 Bệnh nhân khơng muốn lựa chọn chụp MRI (thường vì giá tiền)

 Bệnh nhân lớn tuổi ít có nhu cầu và khả năng điều trị tích cực với các khối u nhỏ, trung bình

Những bệnh nhân chỉ ABR, cần được theo dõi chặt chẽ:

 Nên kiểm tra thính lực sau 6 tháng

 Cần đánh giá bệnh lí sau ốc tai thêm nữa trong trường hợp theo dõi phát hiện: giảm đáng kể thính lực hoặc ngưỡng lớn hơn ngưỡng giọng nói >10dB ở 2 tần số.

3, Các xét nghiệm khác

 Không nên chỉ định CT sọ não thường quy

 Tuy nhiên có thể làm các xét nghiệm thích hợp nếu nghi ngờ nguyên nhân cụ thể của bệnh. Ví dụ CT sọ não có thể chỉ định nếu nghi ngờ tai biến mạch máu não, xét nghiệm CRP, xét nghiệm nội tiết…vv

Một phần của tài liệu Điếc đột ngột: cập nhật chẩn đoán và điều trị (Trang 32 - 36)