Theo dõi, phục hồi chức năng

Một phần của tài liệu Điếc đột ngột: cập nhật chẩn đoán và điều trị (Trang 45 - 47)

X, ĐIỀU TRỊ

5, Theo dõi, phục hồi chức năng

+ Theo dõi

Bệnh nhân SSNHL cần được theo dõi thính lực khi kết thúc điều trị và sau khoảng 6 tháng bắt đầu triệu chứng để xác định mức độ nghe kém vĩnh viễn, bởi vì khơng có sự cải thiện nào về sức nghe sau 6 tháng.

Việc theo dõi thính lực ở bệnh nhân SSNHL là rất quan trọng, mục đích: ● Đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị

● Xác định những bệnh nhân cần phục hồi chức năng với mức thính lực cịn lại và/hoặc ù tai

● Đánh giá nguyên nhân có thể có biểu hiện muộn

Nếu bị ù tai kéo dài hoặc nghe kém vĩnh viễn, cần tư vấn cho bệnh nhân về những lợi ích của việc phục hồi thính lực và các biện pháp thực hiện. Nếu khơng tiếp cận được những biện pháp phục hồi đó, bệnh nhân sẽ sống chung với ù tai, nghe kém và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống.

+ Ù tai

Khuyến cáo của AAO-HNS 2016 về quản lí bệnh nhân ù tai dai dẳng ≥ 6 tháng:

 Nên tư vấn sử dụng máy trợ thính cho bệnh nhân ù tai dai dẳng, khó chịu và nghe kém

 Có thể sử dụng liệu pháp âm thanh (ví dụ: tiếng mưa, tiếng nước phát ra từ các thiết bị điện tử) cho những bệnh nhân dai dẳng, khó chịu

 Nên thực hiện liệu pháp nhận thức hành vi (xác định suy nghĩ tiêu cực của bệnh nhân và thay đổi thành suy nghĩ tích cực) để cải thiện khó chịu về ù tai

 Khơng nên sử dụng thường xuyên các thuốc chống trầm cảm, thuốc giải lo âu để điều trị triệu chứng ù tai

 Khơng có khuyến cáo nào về châm cứu để điều trị ù tai

+ Nghe kém vĩnh viễn

Dưới đây là một số chủ đề thảo luận với bệnh nhân

Những người nghe kém vĩnh viễn, bất cứ mức độ nào nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa thính học để xem xét sử dụng các thiết bị hỗ trợ. Ảnh hưởng của nghe kém phụ thuộc vào một số yếu tố, gồm mức độ nghe kém, tần số bị ảnh hưởng, thính lực ở tai đối diện, nghề nghiệp của bệnh nhân và các yếu tố khác. Các thiết bị trợ thính thơng dụng bao gồm: máy trợ thính thơng thường, máy trợ thính cấy ghép đường xương, điện cực ốc tai.

Máy trợ thính thơng thường

o Lựa chọn bệnh nhân:

 Thính lực đồ: thơng thường nghe kém ít nhất 10 dB ở 2 đến 3 tần số cần xem xét để sử dụng máy trợ thính

 Những bệnh nhân mà khả năng phân biệt từ kém sử dụng máy trợ thính có thể cũng khơng cải thiện được

 Nhu cầu hoạt động, lối sống của bệnh nhân

 Tuổi cao không phải là yếu tố ảnh hưởng, việc sử dụng máy trợ thính giúp cải thiện về khả năng nói tương đương nhau ở người trên 80 tuổi so với 65 - 80 tuổi

o Máy trợ thính 1 bên hoặc 2 bên

 Sử dụng 2 tai cho nhiều lợi ích nhất, ngồi cải thiện khả năng giao tiếp cịn giúp cân bằng thính giác, định vị âm thanh, hiểu giọng nói tốt hơn và nghe tốt hơn ở các nơi ồn ào.

 Ở bệnh nhân chỉ cần giao tiếp tối thiểu, có thể chỉ cần sử dụng một máy trợ thính  Ngay cả khi bệnh nhân bị nghe kém một bên cũng nên được lắp máy trợ thính, vì

o Thẩm mỹ và các vấn đề khác

 Hầu hết các bệnh nhân đều tỏ ra ngại ngùng với việc đeo máy trợ thính do đó thường yêu cầu loại máy trợ thính mini hoặc nằm trong tai

 Tuy nhiên khơng phải ai cũng có thể sử dụng máy trợ thính mini, do cơng suất của các máy trợ thính này thấp hơn máy trợ thính sau tai. Ngồi ra máy trợ thính mini cũng có ít tính năng hơn

 Theo một báo cáo từ NHANES, chỉ 1 trong số 7 người từ 50 tuổi trở lên bị khiếm thính có sử dụng máy trợ thính. Một nghiên cứu tổng quan hệ thống ước tính rằng từ 5 - 40% bệnh nhân có máy trợ thính khơng sử dụng chúng.

Máy trợ thính cấy ghép đường xương

Một số bệnh nhân khơng thích hợp để sử dụng máy trợ thính, có thể cần sử dụng một thiết bị truyền âm thanh trực tiếp qua hộp sọ đến ốc tai hoạt động (ốc tai cùng bên hoặc bên đối diện)

Chỉ định:

 Dị tật bẩm sinh ống tai khơng thể đeo máy trợ thính

 Nhiễm trùng mạn tính tai ngồi hoặc tai giữa, việc sử dụng máy trợ thính làm nặng thêm vấn đề nhiễm trùng

 Dị ứng với máy trợ thính

 Nghe kém 1 bên do phẫu thuật u dây thần kinh thính giác, chấn thương, virut hoặc tổn thương mạch máu

Máy trợ thính đường xương cấy ghép dung nạp tốt hơn và cải thiện chất lượng âm thanh hơn, hay dùng nhất là máy trợ thính BAHA

Cấy ốc tai điện tử

Các tiêu chí lựa chọn bệnh nhân gồm:

 Nghe kém tiếp nhận mức độ từ trung bình đến nặng

 Bệnh nhân vẫn gặp khó khăn trong nghe hiểu mặc dù có sử dụng máy trợ thính phù hợp

CCĐ tuyệt đối:

 Cốt hóa ốc tai hồn tồn  Khơng có thần kinh ốc tai

Một phần của tài liệu Điếc đột ngột: cập nhật chẩn đoán và điều trị (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w