Các yếu tố nội sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các yếu tố tác động đến sự phát triển liên minh châu âu từ đầu thế kỷ 21 đến nay (Trang 45 - 47)

2.1. Các yếu tố chính trị

2.1.2. Các yếu tố nội sinh

Cùng với sự chi phối của các nhân tố từ bên ngồi, những địi hỏi của tình hình từ bên trong nội bộ EU cũng có tác động to lớn đế sự phát triển của EU trong những năm đầu của thế kỷ mới.

Trước hết, đó là sự ảnh hưởng từ nhu cầu tăng cường “nội lực” của riêng mình. Với dân số từ mức 376, 5 triệu người năm 2000 (khi số thành viên của EU chỉ có 15) tăng lên 492 triệu người năm 2006 (khi được mở rộng lên 25 thành viên) và đạt mức 501,2 triệu người (khi đã có thêm 2 thành viên mới gia nhập) đã khiến EU trở thành khu vực chiếm đến 7% dân số thế giới, vượt qua dân số Mỹ [37]. Xét vế quy mơ lãnh thổ diện tích hiện tại của EU là 4.324.782 km2, mở rộng thêm 34% diện tích lãnh thổ (khi năm 2006 diện tích EU chỉ vào khoảng 4,2 triệu km2), lớn thứ 3 thế giới chỉ sau Trung Quốc và Hoa Kỳ. Về GDP, GDP danh nghĩa của EU năm 2009 đạt khoảng 14,256 nghìn tỷ USD, trong khi Mỹ là 16,45 nghìn tỷ USD2. Và EU xếp thứ 2 thế giới về GDP chỉ sau Hoa Kỳ trong năm 2009. Ngồi ra, EU cịn sở hữu sức mạnh mềm to lớn khi có trên nửa tỷ người và hầu như đều có trình độ giáo dục cao. Cùng với đó, EU hiện có tài lực dồi dào khi sở hữu 21% tổng tài sản thế giới, trong khi Mỹ là 22%, Trung Quốc là 11,5%, Ấn Độ là 4,7% [36]. Như vậy, việc mở rộng và phát triển của EU từ 15 nước thành viên (trong thế kỷ XX) lên thành 27 nước thành viên (trong những năm đầu thế kỷ XXI) làm sức mạnh nội tại của EU liên tục được tăng cường.

Một yếu tố khác là nhu cầu củng cố và phát triển “giá trị châu Âu” nội tại, nhằm tăng cường ảnh hưởng trên trường quốc tế. Giá trị ấy được khẳng định tại Hiệp ước Lisbon. Sự phát triển của châu Âu sẽ dần làn tỏa từ khu vực Tây Âu ra

2 IMF, 2010.

toàn lục địa trong tương lai và mang lại một hình mẫu hấp dẫn tồn thế giới. hơn nữa sự thống nhất ấy, sẽ góp phần chấm dứt sự chia rẽ của châu Âu, xóa nhịa sự mất cân đối và chênh lệch về phát triển giữa các nước thành viên, đồng thời mang lại giá trị chung. Hiện nay, nhiều nước thành viên EU là những quốc gia thịnh vượng nhất thế giới. Công dân châu Âu đang hưởng thụ rất nhiều chế độ phúc lợi xã hội cao như: những kỳ nghỉ dài ngày, chế độ thai sản hào phóng, chế độ bảo hiểm y tế tốt và chế độ lượng hưu sung túc… Mặt dù thuế suất cao, nhưng người dân được hưởng một chất lượng sống tốt hơn. Ngồi ra, EU cịn được cả thế giới biết đến như một nhà tài trợ phát triển “mát tay”. Như vậy, vơ hình chung, giá trị châu Âu sẽ tạo ra sức mạnh mềm hấp dẫn cả thế giới. Chính vì vậy mà đây là nhu cầu thúc đẩy liên minh EU phát triển hơn nữa.

Nhân tố nội tại tiếp theo chi phối sự phát triển của thể chế này là nhu cầu đảm bảo tiềm lực quân sự của mình. Nếu như trong Chiến tranh lạnh, EU là một liên minh mật thiết của Mỹ trong NATO, thì hiện nay EU đang tìm mọi cách nâng cao tiềm lực quân sự của mình để trở thành một thế lực đủ sức cạnh tranh với Hoa Kỳ, cụ thể là việc hình thành chính sách an ninh và quan sự châu Âu (ESDP) năm 1999. Vào năm 2000, EU đã thành lập lực lượng phản ứng nhanh nhằm mục đích tự chủ về an ninh. Lực lượng này bao gồm 60,000 quân thường trực, 400 máy bay, 100 tàu chiến, có cơ chế điều hành riêng độc lập với NATO. Lực lượng này chính thức đi vào hoạt động năm 2003 [30]. Mặc dù Washington đã cố gắng kiềm chế sức mạnh của EU và buộc thể chế này tiếp tục nằm trong chiếc ô an ninh của Mỹ, nhưng thực tế cho thấy EU đang nhận thức rõ hơn về việc tăng cường tiềm lực quân sự của mình. Trong khn khổ của ESDP, lực lượng quân sự và cảnh sát EU đã can dự vào các vấn đề quận sự, các điểm nóng, các xung đột trên thế giới như: Bosnia, Herzegovina, Kosovo… Như vậy, việc EU tiếp tục mở rộng và phát triển chắc chắn sẽ nâng cào hơn nữa tiềm lực quân sự của mình, và càng có cơ hội nhiều hơn để thoát khỏi sự khống chế quân sự của Mỹ và phá vỡ thế đơn cực về quân sự trên thế giới từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc đến nay [12].

Ngồi ra, sự phát triển của EU cịn xuất phát từ nhu cầu nâng cao vị thế trên các diễn đàn quốc tế trong việc giải quyết nhiều vấn đề như: những vấn đề toàn cầu, vấn đề kinh tế thế giới, vấn đề hội nhập và phát triển…

Một điều không thể bỏ qua, là việc thống nhất một đồng tiền chung sẽ tạo ra một đồng tiền mạnh có khả năng cạnh tranh với các loại ngoại tệ mạnh khác, góp phần giành lại vị trí trung tâm kinh tế - tài chính vốn bị đánh mất trước đó. Hiện nay, đồng Euro được coi là đồng tiến mạnh chỉ sau USD, và được sử dụng rộng rãi cả trong giao dịch quốc tế lẫn trong dự trữ ngoại hối của nhiếu quốc gia. Do vậy, đây cũng là nhu cầu thúc đẩy châu Âu phát triển hơn nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các yếu tố tác động đến sự phát triển liên minh châu âu từ đầu thế kỷ 21 đến nay (Trang 45 - 47)