Những thách thức bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các yếu tố tác động đến sự phát triển liên minh châu âu từ đầu thế kỷ 21 đến nay (Trang 63 - 79)

3.1. Những thách thức đối với Liên minh Châu Âu trong giai đoạn mới

3.1.1. Những thách thức bên trong

3.1.1.1. Về mặt chính trị

Những bất đồng của các nước thành viên trong việc xây dựng hiến pháp chung Châu Âu

Cho đến nay, hiến pháp EU vẫn chưa có hiệu lực sau chặng đường 6 năm kể từ khi ban hành nó vào năm 2004. Sự thờ ơ của dân chúng về một châu Âu thống nhất buộc EU phải nhanh tay xây dựng một hiến pháp chung nhằm cử ra một ngoại trưởng và một chủ tịch thường trực của EU. Hiến pháp mới của EU sát nhập các điều khoản quy định về các quyền cơ bản vào luật của EU, bao gồm cả các quyền lợi xã hội và quyền lợi chính trị, đưa ra một chính sách quân sự chung cho EU, các quy định về nhập cư và tị nạn, thực hiện hệ thống bầu cử mới trong EU, quy định quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng Châu Âu, Nghị viện Châu Âu… Tuy nhiên, tiến trình hồn thành hiến pháp mới của EU vẫn cịn gặp nhiều khó khăn. Do dự thảo chế định hiến pháp phải được quốc hội của 27 nước thành viên phê chuẩn hoặc qua trưng cầu dân ý mới có hiệu lực, nên hiện nay q trình này cịn chưa kết thúc do nhiều nước thành viên chưa thể trưng cầu dân ý [6].

Có 2 vấn đề chính liên quan đến hiến pháp gây tranh cãi. Thứ nhất là tầm vóc của Hội đồng điều hành châu Âu, mang chức năng tổng hợp của một điều phối viên, cơ quan hành pháp và đề xuất pháp chế. Các quốc gia nhỏ cương quyết giành lấy mỗi thành viên một ghế trong Hội đồng sau khi EU mở rộng nhằm đảm bảo tầm ảnh hưởng của họ. Trong khi đó, hiến pháp dự thảo lại đề nghị cắt giảm số ghế của cơ quan quan trọng này xuống còn 15 và được lựa chọn luân phiên giữa các quốc gia thành viên.

Vấn đề cịn lại, thậm chí cịn gây chia rẽ hơn, là quy trình bỏ phiếu ra quyết định ở liên minh châu Âu mới. Theo bản hiến pháp, hầu hết các chính sách của EU sẽ được thơng qua bởi cái gọi là "đa số kép" của ít nhất là một nửa toàn bộ các nước thành viên, đại diện cho tối thiểu là 60% dân số của khối [48]. Tuy nhiên, điều này sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của Tây Ban Nha và Ba Lan, những nước có lá phiếu có trọng lượng hơn theo quy định của Hiệp ước Nice năm 2000 và hiện vẫn còn hiệu lực.

Để ra đời được bản hiến pháp chung, EU còn phải giải quyết rất nhiều những bất đồng giữa các chính phủ và cử tri của các nước. Những kết quả trưng cầu dân ý năm 2004 và năm 2005 khiến hiến pháp năm 2004 của EU dường như “chết hẳn”. Thay vào đó, các nhà lãnh đạo EU đưa ra thực hiện việc ký kết hiệp ước Lisbon. Tuy nhiên, hiệp ước Lisbon không thể thay thế cho Hiếp pháp EU mặc dù có nhiều điểm trong hiệp ước giống với hiến pháp EU năm 2004. Cuộc khủng hoảng hiến pháp ở EU vẫn chưa có câu trả lời chính thức.

Những bất đồng của các nước thành viên trong việc giải quyết các vấn đề chung của EU

Trước khi có sự mở rộng EU sang phía Đơng, những quyết định chính sách trong nội bộ EU hầu hết đều do Đức và Pháp chi phối. Tuy nhiên, hiện nay, trục Pháp – Đức đã khơng thể kéo nổi đồn tàu chính trị EU bởi các nhân tố gây trở ngại là Anh, Ba Lan, Tây Ban Nha… Trong cuộc chiến tại Iraq, hệ thống chính trị ở Eu đã có sự chia rẽ thành hai quan điểm đối lập. Một quan điểm theo ý tưởng “quần chúng” hoặc “chủ nghĩa quốc gia của khu vực đồng Euro” của Pháp trong đó có đặt EU vào tình thế độc lập với Mỹ. Quan điểm thứ 2 là theo ý tưởng của Anh “liên minh phương Tây”, trong đó cố gắng đưa EU trở thành một đối tác nặng ký với Mỹ trong vấn đề hịa bình ở Iraq.

Bên cạnh các vấn đề về Iraq, cũng đang nảy sinh một sự khác biệt rất lớn về nhận thức của các nước EU về cục diện quốc tế trong tương lai. Đức chủ trương chủ nghĩa đa phương trong khi Pháp nhấn mạnh đến đa cực hóa, Anh cho rằng thế giới

nên do một siêu cường là Mỹ lãnh đạo, kéo theo sự ủng hộ của Ba Lan, Hà Lan, Đan Mạch. Phái dẫn đầu là Pháp và Đức đang theo đuổi một chính sách châu Âu với sự hịa nhập lớn hơn về chính trị và kinh tế , thống nhất hơn nữa về các vấn đề quốc phòng, đối ngoại, độc lập hơn nữa với Mỹ. Trong khi đó, phái do Anh dẫn đầu đang muốn từ bỏ chủ quyền đến mức tối thiểu và rất sốt sắng trong quan hệ với Mỹ. Sự chia rẽ quan điểm của các nhà lãnh đạo chính trị EU làm ảnh hưởng rất lớn đến sự thống nhất về mặt chính trị trong tương lai của khu vực này [25].

Sự mở rộng EU sang phía Đơng với việc kết nạp 10 thành viên mới vào năm 2004 cũng làm EU thêm phát sinh nhiều bất đồng. Sau khi kéo theo thêm 10 toa tàu, đoàn tàu EU dường như mệt mỏi hơn khi trên thực tế phần được lợi thường nghiêng về những nước mới cịn châu Âu cũ đơi khi phải mất thêm công hỗ trợ và thuyết phục các thành viên mới. Giữa Đơng và Tây Âu có sự khác biệt rõ rệt về mức sống, văn hóa, quan điểm chính trị cộng thêm những ung nhọt đã tồn tại sẵn trong lòng hệ thống của EU như các vấn đề về kinh tế của các quốc gia thành viên cũ… và trong cuộc khủng hoảng kinh tế, những khác biệt này thực sự trở thành rào cản lớn.

Tiếp đó, ứng viên Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một đề tài gây tranh cãi trong nội bộ EU. Đức và Pháp chỉ muốn Thổ Nhĩ Kỳ hội nhập với Châu Âu chứ không ủng hộ việc nước này là thành viên của EU. Tuy nhiên, Anh lại cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ cần phải gia nhập EU vì nước này là thành viên tích cực trong NATO đồng thời có vai trị quan trọng đối với an ninh của Chẩu Âu.

Việc giải quyết khủng hoảng nợ công của Hy Lạp mới đây cũng gặp phải nhiều bất đồng trong quan điểm của các nước thành viên EU. Pháp và Đức thành lập nhóm riêng do khơng tìm được sự đồng thuận của các nước khác. Ngồi ra, Đức và Pháp cũng nhất trí hướng tới xây dựng một quỹ chung để xử lý khủng hoảng ở khu vực đồng euro. Trong khi đó, quan điểm của Ủy Ban Châu Âu lúc này là vẫn muốn tận dụng lợi thế của khu vực đồng euro để giải quyết vấn đề Hy Lạp và bất kỳ gói cứu trợ nào dành cho nước này vẫn nên để Châu Âu đứng đầu. Sự bất đồng này đã trở nên gay gắt trong Hội nghị thượng đỉnh EU năm 2010 [22].

Gần đây nhất là bất đồng xoay quanh vấn đề dự án ngân sách dài hạn giai đoạn 2014-2020 vừa được đề xuất. Các nước có nền kinh tế mạnh trong khu vực đã không đồng tình với kế hoạch tăng thêm 6,8% ngân sách chung và xem đây là ý tưởng không thể chấp nhận giữa lúc Châu Âu đang đồng loạt cắt giảm chi tiêu công và thực thi chính sách "khắc khổ". Tiên phong trong phản đối ý tưởng tăng đóng góp cho ngân sách chung là Anh và Đan Mạch [8]. Trong khi đó, Đức lại khơng thống nhất với những quan điểm quá cứng rắn mà mong muốn giải quyết bất đồng thông qua thảo luận và đối thoại tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới.

Không chỉ ở quy mơ tổng thể, việc dùng ngân khoản trong nguồn đóng góp chung này để hỗ trợ các quốc gia trong từng lĩnh vực cũng phản ánh sự chia rẽ khá nặng nề trong nội bộ EU. Mới đây nhất, Pháp đã chính thức thơng báo khơng ủng hộ một ngân sách dài hạn sẽ tiếp tục cắt giảm đối với khu vực nông nghiệp sau khi Chủ tịch luân phiên EU là Cộng hịa Síp đưa ra đề án giảm trợ giá nơng nghiệp để có thể khiến ngân sách EU giảm 50 tỷ euro. Phản ứng của Pháp - nước vốn nhận được trợ giá nông nghiệp nhiều nhất - vì vậy đã làm sâu sắc thêm những khác biệt giữa các quốc gia EU về một chiến lược dài hơi với thứ vũ khí chủ chốt nhất bảo đảm hoạt động cho châu lục, đó là quỹ ngân sách chung.

Cho đến nay, khoảng 15 thành viên EU muốn tăng đóng góp cho ngân sách chung vì cho là cần thiết để tạo thêm nguồn lực nhằm ứng phó với những khó khăn tài chính mà nhiều quốc gia Châu Âu đang mắc phải. Nhưng ngược lại, cũng có lý do để khiến nhiều thành viên lo âu. Lãnh đạo các nước thành viên phản đối đang chịu sức ép mạnh từ dư luận trong nước, vì "thần dân" cho rằng họ khơng có nghĩa vụ phải "dốc túi" để chi cho những người hàng xóm đã tiêu xài phung phí đến nỗi phải mắc nợ [5]. Cuộc đấu khẩu quyết liệt chưa có hồi kết, song trận chiến khắc nghiệt này dù vừa bắt đầu đã cho thấy hành trình thanh toán nợ nần của Châu Âu vẫn đầy những chướng ngại ở phía trước.

Vấn đề khủng bố

Hiện nay trên toàn lãnh thổ EU có khoảng 15 triệu người Hồi giáo mà rất đông trong số họ khơng hịa nhập được vào các xã hội Châu Âu. Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ và ngày 11/3/2004 ở Tây Ban Nha đang làm thay đổi tồn bộ cục diện chính trị của thế giới. Người Châu Âu đang lo ngại về những phản ứng chính sách chậm chạp của các chính phủ. Hội nghị cấp cao Eu ngày 17/6/2004 đã bàn cụ thể về vấn đề chống khủng bố, đưa chống khủng bố vào chính sách đối ngoại của châu Âu, coi chống khủng bố là một sự đối thoại chính trị đối với nước thứ 3. Tuy nhiên, EU vẫn chưa đưa ra được một chính sách chung, một nguồn ngân quỹ chung để ưu tiên chống khủng bố. Mọi hoạt động chống khủng bố mới chỉ được tiến hành bằng biện pháp hỗ trợ nghiệp vụ tình báo giữa các nước thành viên.

Nhập cư cũng đang là vấn đề chính trị nan giải ở EU. Trong 3 thập niên qua, xu hướng nhập cư từ các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước Hồi giáo đang làm thay đổi bộ mặt của EU. Sau sự kiện ngày 11/9/2001 và sự kiện khủng bố tại Madrid năm 2004, vấn đề khủng bố đang đe dọa mối quan hệ sắc tốc của Eu là làm bùng lên làn sóng chống người nhập cư ở hầu hết các nước.

3.1.1.2. Về mặt kinh tế

Khủng hoảng kinh tế cuối thập niên của thế kỷ 21

Như đã đề cập, cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài từ 2008 đến nay đã làm châu Âu rơi vào tình thế hết sức khó khăn. Điều này bắt nguồn từ độ mở và độ hội nhập lớn. Đây cũng sẽ là một thách thức không nhỏ cho sự phát triển của thể chế này trong thời gian tới. Để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế, EU đã đưa ra một loạt các chính sách, trong đó có ba chính sách sau đây [8]:

* Nhóm chính sách phịng ngừa khủng hoảng: Chính phủ các nước EU đã đưa ra

một loạt các chính sách tài chính - tiền tệ để phòng ngừa khủng hoảng, ổn định tài chính vĩ mơ như bảo đảm tăng trưởng tín dụng và giá nhà ở.

* Nhóm chính sách kiểm sốt và giảm nhẹ tác động của khủng hoảng: Trong nhóm

chính sách này, chính sách tiền tệ đóng vai trị quan trọng. Các nước EU đều thực hiện các biện pháp mở rộng tiền tệ và tung ra những gói kích thích tài chính để hỗ trợ cho các ngân hàng, doanh nghiệp và nền kinh tế. Ngồi ra, một loạt các chính sách khác đuợc áp dụng như can thiệp vào thị trường sản xuất, thị trường lao động, hạn chế thất nghiệp.

* Nhóm chính sách phối hợp giữa các nước thành viên: Sự phối hợp chính sách

chống khủng hoảng giữa các nước thành viên EU được thực hiện thông qua Ủy ban giám sát EU, Thị trường chung đơn nhất, Chính sách cạnh tranh, Hội nghị G20, Chiến lược Lisbon, Hiệp ước Tăng trưởng và ổn định. Vào đầu năm 2010, EU chính thức lập quỹ chống khủng hoảng trị giá 750 tỉ Euro để giúp các nước trong khu vực gặp khó khăn về tài chính như Hy Lạp. Ngồi ra, sự phối hợp của EU cịn được thể hiện thơng qua chính sách phối hợp chống khủng hoảng nợ của Hy Lạp. Để đối phó với cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp, EU nhất trí thành lập một lực lượng đặc nhiệm nhằm xem xét các khả năng về cải cách kinh tế trong khối 27 nước này.

Mặc dù các nước EU đã nỗ lực hết sức để khắc phục khủng hoảng tài chính - kinh tế, nhưng cho đến cuối năm 2010 cuộc khủng hoảng này vẫn chưa có hồi kết. Nhiều dự báo khác nhau cho rằng kinh tế EU27 trong năm 2011 có thể sẽ đạt mức tăng trưởng 1,7% và kinh tế khu vực đồng Euro có thể sẽ đạt mức tăng trưởng 1,5% nhờ có sự phục hồi của nền kinh tế thế giới và những tác động tích cực của các biện pháp chống khủng hoảng của các nước EU.

Khủng hoảng nợ công, thâm hụt ngân sách và ảnh hưởng của nó đến đồng Euro

Từ nay và trong những năm tới, vấn đề nợ công ở châu Âu sẽ là một trong những khó khăn đeo bám, và có thể kìm hãm sự phát triển của Liên minh nếu không được giải quyết thấu đáo. [Xin xem Phụ lục 2 - Bảng 3]

Khủng hoảng nợ công và thâm hụt ngân sách ở EU đã làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức mạnh của đồng Euro. Điều này là rất dễ hiểu bởi sức mạnh và sự ổn

định của đồng Euro phụ thuộc vào sức mạnh của các nền kinh tế trong khu vực đồng Euro. Có một số lý do khiến nợ công và thâm hụt ngân sách của Hy Lạp và các nước EU tăng cao, làm ảnh hưởng đến sức mạnh của đồng Euro, đó là:

Thứ nhất, do không tuân thủ chặt chẽ các quy định trong Liên minh tiền tệ. Theo Hiệp ước Maastricht, để tham gia vào EMU các quốc gia thành viên phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn, trong đó có quy định mức thâm hụt ngân sách bằng 3% GDP và có nợ cơng nhỏ hơn hoặc bằng 60% GDP. Theo quy định này, Hy Lạp chưa đủ điều kiện tham gia EMU vào tháng 5/1998. Tuy nhiên, sau 2 năm, vào ngày 1/1/2001 Hy Lạp cũng được chấp thuận vào EMU với điều kiện phải nỗ lực cải thiện mức thâm hụt ngân sách và nợ chính phủ. Tuy nhiên bội chi ngân sách và nợ nước ngoài của Hy Lạp vẫn tiếp tục tăng lên [17].

Thứ hai, tác động tiêu cực của tiến trình hội nhập kinh tế khu vực. Quá trình hình thành đồng tiền chung được chia thành ba giai đoạn nhằm giúp các quốc gia điều chỉnh nền kinh tế theo hướng hội nhập toàn diện và sâu rộng - hàng hóa, vốn và sức lao động được tự do hóa hồn tồn. Tuy nhiên, hội nhập cũng có mặt trái của nó. Đối với các quốc gia nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu thì đây thực sự là thách thức. Với một quốc gia có nguồn tài nguyên hạn hẹp, lợi thế thương mại thấp, năng lực cạnh tranh thấp thì họ khơng thể xây dựng rào cản để bảo hộ nền sản xuất trong nước. Hàng hóa thiếu cạnh tranh, sản xuất đình trệ, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, thu ngân sách giảm, chi an sinh xã hội cao.

Ngoài ra, theo quy định của EU, các quốc gia được phép giữ lại 25% thuế xuất nhập khẩu hàng hóa vào EU để trang trải chi phí hoạt động và 75% còn lại được chuyển vào ngân sách chung của EU. Điều này có nghĩa, các quốc gia có vị trí thuận lợi về giao thông quốc tế: sân bay, bến cảng... sẽ nhận được một nguồn thu đặc biệt từ thuế nhập khẩu vào EU mà các quốc gia nhỏ hơn, ở vị trí bất lợi hơn như Hy Lạp khơng nhận được; thậm chí đó là khoản thuế đánh trên hàng hóa nhập khẩu đang tiêu thụ tại nước mình. Nguồn thu ngân sách của họ bị suy giảm. Ngoài ra, tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các yếu tố tác động đến sự phát triển liên minh châu âu từ đầu thế kỷ 21 đến nay (Trang 63 - 79)