Những tác động tiêu cực của kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các yếu tố tác động đến sự phát triển liên minh châu âu từ đầu thế kỷ 21 đến nay (Trang 51 - 54)

2.2. Các yếu tố kinh tế

2.2.2. Những tác động tiêu cực của kinh tế

Chi ngân sách tăng cho việc giảm thiểu khoảng cách phát triển

Việc phát triển và mở rộng EU đòi hỏi một khoản chi phí rất lớn để thu hẹp khoảng cách giữa các nước có trình độ phát triển chênh lệch nhau. Đơn cử như về lĩnh vực nông nghiệp, ở các nước thành viên mới có đến 26% dân số đang sinh sống trong lĩnh vực này, trong khi ở các nước thành viên cũ, con số này chỉ ở vào khoảng 4,3%. Do đó, EU phải đưa ra quỹ phát triển nông nghiệp lên tới 10 tỷ Euro từ năm 2004 đến năm 2006 để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa 2 khu vực thành viên cũ và mới. Ngoài ra, EU cịn phải cung cấp nhiều gói hỗ trợ khác cho 10 nước Đơng Âu trước đó, cũng như chi phí hỗ trợ cho các nước này chuẩn bị gia nhập EU. Tính đến năm 2006, EU đã cấp cho các nước này 29,3 tỷ Euro. Nếu tính cả chi phí từ ngân sách cộng đồng dành cho các nước này với tư cách là quốc gia thành viên từ 5/2004 đến 12/2006 thì tổng số tiền viện trợ cho các quốc gia Đông Âu này đã lên tới 69,5 tỷ Euro, chiếm 0,85% GDP hàng năm của EU-15 [58]. Theo dự đoán của các nhà phân tích, để phục vụ cho việc mở rộng EU, thu nhập bình quân đầu người của EU sẽ giảm từ 10 đến 15%, chi phí này là do các nước cũ phải hỗ trợ các nước mới kém phát triển hơn [38]. Như vậy tác động tiêu cực về mặt kinh tế trong sự phát triển của EU trước hết là việc làm cho ngân sách của EU chẳng những khơng gia tăng, mà cịn phải tiêu tốn nhiều hơn do vấn đề trợ cấp cho các nước thành viên mới nhằm hỗ trợ cho các vùng, ngành cịn khó khăn.

Thâm hụt ngân sách

Trong những năm đầu thực hiện Hiệp ước tăng trưởng và ổn định (SGP), tình hình thâm hụt ngân sách của EU được cải thiện đôi chút. Giai đoạn từ 2001- 2005, thâm hụt ngân sách của EU-15 chỉ là 2,4% GDP/năm. Tuy nhiên, thâm hút ngân sách của các các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Pháp, Đức, Bồ Đào Nha, Italia…là nặng nề nhất. Năm 2005, thâm hụt ngân sách của Đức là 3,3%; Italia là 4,1%; Bồ Đào Nha là 6% GDP. Chỉ có một số nước đạt thặng dư ngân sách trong

năm 2005, trong đó có Bỉ (0,1% GDP); Tây Ban Nha (1,1% GDP); Phần Lan (2,6% GDP). Những nền kinh tế thành viên lớn trong giai đoạn này đều có mức thâm hụt ngân sách ở xa mức cho phép. Cho đến những năm cuối của thập niên đầu thế kỷ XXI, thâm hụt ngân sách của EU ngày càng gia tăng. Thâm hụt ngân sách của Pháp sau khi cải thiện đôi chút vào năm 2006 (2,3% GDP) và năm 2007 (2,7% GDP) thì lại quay trở lại mức thâm hụt lớn vào năm 2008 (3,4%) GDP và 2009 (7,9% GDP). Đức cũng lâm vào hoàn cảnh tương tư khi mức thâm hụt ngân sách của nước này vào khoảng 3,3% GDP năm 2009. Tính cho cả khối EU-27, thâm hụt ngân sách năm 2009 lên tới 6,9% GDP. Còn riêng đối với khu vực Euro zone, thâm hụt ngân sách ở mức thấp hơn, vào khoảng 6,3% GDP năm 2009. Những nước thành viên sử dụng đồng Euro có thâm hụt ngân sách nặng nề nhất trong năm 2009 là Hy Lạp (12,9% GDP); Ai len (11,4%); Bồ Đào Nha (9,4% GDP); Tây Ban Nha (11,4% GDP)… cũng trong 2009, những nước ngồi Euro zone có mức thâm hụt ngân sách trầm trọng nhất là Anh (10,9% GDP); Lithuania (8,9% GDP); Latvia (7,7% GDP)…3 Cho nên ngoài những tác động tích cực như đã đề cập, thì EU cũng phải trả giá cao về thâm hụt ngân sách như quá trình phát triển của mình.

Nợ cơng ở EU

Thâm hụt ngân sách đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia thành viên EU, cũng như ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác, trong đó có nợ cơng. Theo qui định của SGP, nợ cơng của các nước EU buộc phải duy trì khơng q 60% GDP để bảo đảm ổn định và tăng trưởng kinh tế. Song, từ khi ban hành SGP, nợ công của các nước thành viên EU cả trong lẫn ngồi Euro zone đều khơng thể giữ ở mức 60% GDP, mà luôn bỏ xa con số này. [xin xem Phụ lục 2 – Bảng 2]

Nhìn chung, các nước có tỷ lệ nợ cơng cao nhất có thể kể đến như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ai Len, Anh, Italia…Theo phân tích của tạp chí Business Week (5/2010), tỷ lệ nợ cơng của Ai Len đã lên đến mức 310% GDP, các

3 Ngân hàng Trung ương châu Âu.

nước tiếp theo là Hy Lạp (124% GDP); Italia (120,1% GDP); Bồ Đào Nha (84,6% GDP), Đức (84,5% GDP), Pháp (82% GDP)…

Các số liệu thống kê vừa nêu cho thấy mức thâm hụt ngân sách và nợ công của các nước EU đang ở mức vơ cùng báo động. Có thể phân tích, đánh giá và thấy được rằng nợ công và thâm hụt ngân sách đang là thách thức nghiêm trọng đối với mơ hình xã hội châu Âu, khi những biện pháp "thắt lưng buộc bụng" khơng được lịng dân khiến cho căng thẳng xã hội tăng lên ở mức đáng lo ngại và đang có chiều hướng ngày càng trầm trọng

Ngồi ra, đi cùng với q trình phát triển là độ mở và tính hội nhập của nền kinh tế EU là quá lớn, do vậy, nó dẫn tới việc gắn bó và phụ thuộc nhiều hơn vào kinh tế tồn cầu. Điều này giải thích vì sao EU là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ khủng hoảng kinh tế tài chính từ 2008 đến nay. Cuộc khủng hoảng đã làm EU mất đi một lượng tài lực khổng lồ trên thị trường tài chính châu Âu. Theo phân tích của IMF (2009), khu vực đồng Euro và Anh phải chịu tổn thất tài chính lên tới 316 tỷ USD; trong khi các ngân hàng trong khu vực đồng tiền chung Euro thiệt hại trên 1109 tỷ USD trong năm này. Ủy Ban châu Âu dự báo, tăng trưởng tiêu dùng tư nhân của EU năm 2009 đang ở mức âm (-1.5%), và tăng trưởng trong chi tiêu công cũng ở mức tương tự. Khủng hoảng đã làm cho tốc độ tăng trưởng của vốn đầu tư giảm. Năm 2008, số liệu ấy chỉ đạt 0,1%; năm 2009 là - 10,5%. Hệ lụy của sự phụ thuộc quá cao vào kinh tế thế giới do hội nhập còn là nạn thật nghiệp với tỷ lệ gia tăng liên tục qua các năm từ 2009 đến 2010 như sau: 2008 – 7%; 2009 – 9,4%, 2010 – 10,9% [35].

Ngồi ra, sự đình trệ của kinh tê toàn cầu cũng gây ra tác động nặng nề cho hoạt động xuất khẩu của Liên minh. Năm 2008, tuy kim ngạch xuất khẩu vẫn cao hơn năm 2007, ở mức 1390,1 tỷ USD so với mức 1240 tỷ USD, nhưng tỷ lệ tăng trưởng lại ở mức rất thấp so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 5,5% [30]. Từ năm 2009, tình hình lại càng ảm đạm hơn. Tính trong 9 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của EU sang nhiều thị trường đã tụt dốc không phanh, cụ thể như thị

trường Nga (-40%), thị trường Thổ Nhĩ Kỳ (-27%); Brazil (-23%); Hàn Quốc (- 22%); Hoa Kỳ (20%) [9].

Những tác động tiêu cực ấy đã dẫn tới sự suy giảm tăng trưởng kinh tế tồn EU. Giới nghiên cứu cho rằng, tình hình suy sụp ở EU như hiện nay có nhiều nét tương đồng với cuộc đại suy thoái kinh tế ở châu Âu trong những năm 30 của thế kỷ trước. Năm 2008, tăng trưởng GDP của toàn khối giảm xuống chỉ còn 0,7%, trong khi mức tăng trưởng của năm 2007 là 2,7%. Năm 2009, tỷ lệ này tiếp tục rơi tự do xuống mức -4,9%. Riêng đối với khu vực EU 15, tỷ lệ tăng trưởng GDP sụt giảm mạnh hơn. Năm 2008 chỉ đạt 0,5%. Sau đó, năm 2009 là -4,2% [35].

Trên đây là những tác động tiêu cực về mặt kinh tế trong q trình phát triển của EU. Có thể thấy, mơ hình này, trước đây nhiều người vẫn cho rằng, là mơ hình thành cơng nhất, duy nhất, và là biểu tượng của sự hội nhập khu vực và quốc tế, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, từ cuối những năm đầu của thế kỷ XXI, mộ hình này càng lộ rõ nhiều khuyến điểm, đáng chú ý là những mặt tiêu cực trên lĩnh vực phát triển kinh tế của toàn Liên minh. Điều này làm cho nhiều nhà nghiên cứu hồi nghi liệu đây có phải là mơ hình đáng để theo đuổi và liệu nó có thực sự phát triển thành cơng trong tương lai. Câu trả lời vẫn cịn ở phía trước, tuy nhiên EU hiện nay vẫn đang đau đầu đối phó với những thách thức do tác động tiêu cực của kinh tế gây ra cho sự phát triển bền vững của thể chế này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các yếu tố tác động đến sự phát triển liên minh châu âu từ đầu thế kỷ 21 đến nay (Trang 51 - 54)