Những thách thức bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các yếu tố tác động đến sự phát triển liên minh châu âu từ đầu thế kỷ 21 đến nay (Trang 79 - 83)

3.1. Những thách thức đối với Liên minh Châu Âu trong giai đoạn mới

3.1.2. Những thách thức bên ngoài

Cùng với những thách thức nội tại của Liên minh, cịn có những thách thức bên ngồi do q trình tồn cầu hóa mang lại.

Bối cảnh tồn cầu hóa kinh tế ngày càng gia tăng.

Tồn cầu hóa là xu thế nổi bật trong những năm đầu của thế kỷ XXI và tiếp tục là xu thế chủ đạo của thập niên thứ 2 của thế kỷ này. Như chúng ta đã biết, tồn cầu hóa nghĩa là gia tăng sự nối tiếp giữa các nền kinh tế, các quốc gia với nhau thông qua việc mở rộng cơng nghệ thơng tin, vốn, hàng hóa, dịch vụ và con người trên tồn thế giới. Tồn cầu hóa sẽ là một xu hướng chỉ đạo thế giới đến năm 2020. Tuy nhiên khác với những gì đang diễn ra của xu thế tồn cầu hóa hiện nay, trong 10 năm tới tương lai của tồn cầu hóa sẽ có sự thay đổi. Các nhân tố nhà nước, các tổ chức phi chính phủ và các cơng ty tư nhân sẽ giành quyền chi phối xu hướng tồn cầu hóa. Bên cạnh đó, những khía cạnh của tồn cầu hóa như cuộc cách mạng công nghệ thông tin vẫn tiếp tục phát triển.

Tồn cầu hóa vừa làm tăng sứ ép cạnh tranh, vừa làm tăng tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước. Nhờ có sự lan rộng của tồn cầu hóa, quan hệ đa phương, quan hệ song phương giữa các quốc gia ngày càng sâu rộng hơn trong tất cả các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, bảo vệ mơi trường…Tồn cầu hóa mở rộng trong thế kỷ XXI khiến các công ty xuyên quốc gia khơng ngừng cấu trúc lại, hình thành các tập đồn khổng lồ chi phối nhiều lĩnh vực kinh tế. Thế giới sẽ hình thành các siêu cơng ty và thương mại điện tử sẽ trở thành một sân chơi mới. Khoảng cách giàu nghèo

Tồn cầu hóa nhanh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu khiến nền sản xuất thế giới mang tính chất tồn cầu. Tự do hóa về thương mại, đầu tư, tài chính tiếp tục được mở rộng. Hội nhập kinh tế và vai trò của các tổ chức quốc tế trở thành một nội dung của tồn cầu hóa. Xu thế tồn cầu hóa kinh tế với tốc độ nhạn đến chóng mặt đang làm tăng cơ hội lựa chọn cho các nước, nhưng cũng đòi hỏi các nước phải tham gia hội nhập khu vực, coi đó là bước đi cơ bản để hội nhập toàn cầu và tránh những rủi ro khi hội nhập ra toàn thế giới.

Trong bối cảnh tồn cầu hóa kinh tế ngày càng gia tăng, EU một mặt tiếp hưởng lợi từ lợi thế của một nền kinh tế mở nhất thế giới; mặt khác phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa các nước phát triển và các nước mới nổi. Ngoài những đối thủ truyền thống như Mỹ và Nhật Bản đang có những điều chỉnh nhằm cải thiện khả năng canh tranh, những nước như Trung Quốc, Ấn Độ đang đầu tư rất mạnh vào nghiên cứu khoa học và công nghệ để hiện đại hóa nền cơng nghiệp của mình, từ đó chiếm vị trí cao hơn trong chuỗi sản xuất, tạo những bước nhảy vọt trong nền kinh tế tồn cầu.

Hệ thống tài chính tồn cầu đang đứng trước yêu cầu cần được củng cố, tái cơ cấu.

Khủng hoảng tài chính 2007-nay là một cuộc khủng hoảng bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là điểm xuất phát và là trung tâm của cuộc khủng hoảng. Ngay khi bong bóng nhà ở vỡ cuối năm 2005, kinh tế Hoa Kỳ bắt đầu tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, bong bóng vỡ đã dẫn tới các khoản vay không trả nổi của người đầu tư nhà ở đối với các tổ chức tài chính ở nước này. Giữa năm 2007, những tổ chức tài chính đầu tiên của Hoa Kỳ liên quan đến tín dụng nhà ở thứ cấp bị phá sản. Giá chứng khoán Hoa Kỳ bắt đầu giảm dần. Sự đổ vỡ tài chính lên đến cực điểm vào tháng 10 năm 2008 khi ngay cả những ngân hàng khổng lồ và lâu đời từng sống sót qua những cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế trước đây,

như Lehman Brothers, Morgan Stanley, Citigroup, AIG,…cũng lâm nạn. Tình trạng đói tín dụng xuất hiện làm cho khu vực kinh tế thực của Hoa Kỳ cũng rơi vào tình thế khó khăn, điển hình là cuộc Khủng hoảng ngành chế tạo ô tô Hoa Kỳ 2008- 2010.

Nhiều tổ chức tài chính của các nước phát triển, nhất là các nước ở châu Âu, cũng tham gia vào thị trường tín dụng nhà ở thứ cấp ở Hoa Kỳ. Chính vì vậy, bóng bóng nhà ở của Hoa Kỳ bị vỡ cũng làm các tổ chức tài chính này gặp nguy hiểm tương tự như các tổ chức tài chính của Hoa Kỳ. Những nước châu Âu bị rối loạn tài chính nặng nhất là Anh, Iceland, Ireland, Bỉ và Tây Ban Nha.Ngay từ tháng 9 năm 2007, Northern Rock của Anh bị tình trạng đột biến rút tiền gửi và hậu quả là phải chịu quốc hữu hóa. Đột biến rút tiền gửi cịn làm căng thẳng các ngân hàng khác của nước này. Sang năm 2008, đến lượt Bradford & Bingley plc của Anh phải chịu chia nhỏ thành 2 công ty riêng biệt. Các ngân hàng khác phải chịu đổi chủ sở hữu bao gồm Catholic Building Society, Alliance & Leicester. London Scottish Bank và Dunfermline Building Society phải chịu sự giám sát đặc biệt của Chính phủ Anh [51].

Ở Iceland đã xảy ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng trên diện rộng. Ngay quý I năm 2008, GDP của Iceland giảm 1,5%, mức giảm lớn nhất kể từ năm 1983 tới thời điểm này. Glitnir, Straumur Investment Bank, Reykjavík Savings Bank phải chịu quốc hữu hóa. Kaupthing, Landsbanki của nước này phải chịu đặt dưới sự quản lý của cơ quan giám sát tài chính quốc gia. Đầu năm 2008, xếp hạng tín dụng của Ngân hàng Ireland bị giảm, khiến cho giá cổ phiếu của ngân hàng này sụt ghê gớm, giá cổ phiếu tại thời điểm đầu tháng 3 Năm 2008 giảm tới 99% so với giá đỉnh cao vào năm 2007. Đầu năm 2009, Anglo Irish Bank bị quốc hữu hóa. Allied Irish Banks cũng phải chịu tình trạng cổ phiếu mất giá ghê gớm và phải chấp nhận cải cách để nhận được khoản vay tái cơ cấu của Chính phủ.

Cuối năm 2008, Fortis của Bỉ bắt đầu bị bán dần, chỉ còn lại các bộ phận kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Dexia chịu khoản lỗ 3,3 tỷ euro và phải xin Chính phủ Bỉ cho vay để củng cố. Ở Hà Lan, để đảm bảo hệ số an toàn vốn, ING Group đã phải xin Chính phủ Hà Lan cho vay. Ở Đức, ngày từ đầu năm 2008, người ta phát hiện ra rằng BayernLB đã chịu những khoản lỗ lớn do tham gia vào thị trường tín dụng nhà ở thứ cấp ở Hoa Kỳ. Sau đó, ngân hàng này đã phải cầu xin sự giúp đỡ của Chính phủ Liên bang Đức.[14] Tình hình khủng hoảng tài chính trên tồn Thế giới hiện nay đòi hỏi các nước phải củng cố và tái cơ cấu lại hệ thống tài chính của mình và các quốc gia EU cũng khơng nằm ngồi xu thế đó.

Sự ơ nhiễm mơi trường, khi hậu và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.

Sự phụ thuộc quá lớn và nhiên liệu hóa thạch như dầu lửa và việc sử dụng không hiệu quả nguyên liệu thô đã và đang khiến cho giá cả tăng đột biến. Trong khi đó, dân số tăng từ 6 tỷ lên 9 tỷ người làm cho cuộc cạnh tranh để sở hữu, tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng gay gắt. Ở Châu Âu, ơ nhiễm khơng khí (kể cả mưa acid), cơn trùng, bệnh và cháy rừng là nguyên nhân chính làm suy giảm rừng. Vấn đề đa dạng sinh học được quan tâm hàng đầu ở Châu Mỹ La Tinh, Caribbean, Châu Á và Thái Bình Dương vì các khu vực này là nơi sinh sống của khoảng 80% các lồi sinh vật trên Trái đất. Tuy nhiên, chưa có một thống kê, đánh giá về tính đa dạng sinh học ở các khu vực này và chỉ có 13% của khoảng 13 triệu lồi trên Trái đất được các nhà sinh vật học mô tả và phân loại. Nơi cư ngụ, hành lang an toàn cho các sinh vật bị mất dần và sự suy giảm đa dạng sinh học ở ngồi khu vực bảo vệ cũng góp phần lớn trong việc suy giảm đa dạng sinh học toàn cầu.

Tất cả các khu vực trên thế giới sẽ phải đương đầu với các vấn đề liên quan đến nước mặt hoặc nước ngầm hoặc cả hai. Hàng ngày, 25000 người chết do nước uống không đạt chất lượng và các bệnh có liên quan đến nguồn nước. Khoảng 1,7 tỉ người (hơn 1/3 dân số thế giới) không được cung cấp nước sạch và an tồn. Thêm vào đó, khoảng 1/4 dân số thế giới sẽ lâm vào tình trạng thiếu nước kéo dài

vào đầu thế kỷ tới [51]. Ở Tây Á, Châu Phi, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vấn đề quản lý hữu hiệu và phát triển các nguồn nước phải đặt lên hàng đầu. Vấn đề tràn dầu là nguy cơ đặc biệt ở khu vực Tây Á và Caribbean. Trong khi đó vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng để phục vụ công nghệ du lịch đang gây áp lực mạnh cho bờ biển các quốc đảo. Việc đánh bắt quá độ dẫn đến suy giảm các loài cá thương mại đang ở mức báo động ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Bắc Mỹ, Châu Âu và Tây Á. Trên bình diện toàn cầu 60% ngư trường đang bị khai thác quá độ.

Hầu hết các thành phố trên thế giới đang chịu ảnh hưởng về chất lượng khơng khí. Ở Đơng Âu, chất lượng khơng khí là vấn đề mơi trường nghiêm trọng nhất. Mưa acid và ơ nhiễm khơng khí xun biên giới trước đây chỉ xảy ra ở châu Âu và một phần Bắc Mỹ nay đã xuất hiện ở Châu Á - Thái Bình Dương và Châu Mỹ La Tinh. Nhiều khu vực rộng lớn đang gặp nguy hiểm do việc thay đổi khí hậu và mưa acid.

Các ảnh hưởng của kiểu sản xuất, tiêu thụ hiện nay và việc sản sinh ra chất thải lên sức khoẻ con người là vấn đề hàng đầu ở Bắc Mỹ và Tây Âu. Việc tích tụ của chất thải phóng xạ và ảnh hưởng của lượng phóng xạ bị rị rỉ trong thời gian qua vẫn là mối lo ngại đặc biệt của Đông Âu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các yếu tố tác động đến sự phát triển liên minh châu âu từ đầu thế kỷ 21 đến nay (Trang 79 - 83)