Các giải pháp thực hiện mục tiêu phát triển của Liên minh Châu Âu đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các yếu tố tác động đến sự phát triển liên minh châu âu từ đầu thế kỷ 21 đến nay (Trang 87 - 100)

3.2. Những mục tiêu phát triển của Liên minh Châu Âu đến năm 2020

3.2.4. Các giải pháp thực hiện mục tiêu phát triển của Liên minh Châu Âu đến

đến năm 2020

Xây dựng một “Liên minh đổi mới” nhằm cải thiện các điều kiện, khung pháp lý, tạo thuận lợi cho đầu tư vào nghiên cứu và đổi mới, bảo đảm cho các ý tưởng đổi mới được thực hiện hóa bằng sản phẩm, dịch vụ, thúc đẩy tăng trưởng và tạo việc làm. Để đạt được mục tiêu đó, Ủy ban Châu Âu cần cam kết đảm bảo thị trường chung đơn nhất là thị trường mở, tạo cơ hội công bằng cho các doanh nghiệp và chống chủ nghĩa bảo hộ quốc gia. Chính sách cạnh tranh mà EU đưa ra là nhằm cung cấp môi trường thuận lợi cho đổi mới, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cản trở những hình thức cạnh tranh phi thị trường để mở rộng hơn nữa thị trường chung đơn nhất trong tương lai. Việc xây dựng một thị trường chung đơn nhất đòi hỏi hệ thống pháp luật của 27 nước thành viên phải thống nhât thành một hệ thống chung, đồng thời coi trọng vai trò của internet và cơng nghệ thơng tin trong q trình phát triển của nền kinh tế EU, năng lực của doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng buộc phải được cải thiện để hướng tới thị trường chung đơn nhất.Như vậy, sự nhất thể hóa của EU hiện vẫn đang đứng trước những thách thức lớn.

3.2.4.2. Giải pháp cho phát triển bền vững và toàn diện

Chiến lược “EU 2020 tăng trưởng nhanh, bền vững và toàn diện” đã đặt ra những mục tiêu cụ thể như sau:

- 75% dân số trong độ tuổi 20-64 sẽ có việc làm - Chi tiêu cho R&D chiếm 3% GDP của EU

- Đáp ứng các chỉ tiêu về cắt giảm 20% lượng khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính

- Giảm tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng xuống còn dưới 10%; tăng tỷ lệ người ở độ tuổi từ 30 đến 34 tốt nghiệp hết cấp III lên ít nhất 40%.

- Xóa tên ít nhất 20 triệu người trong danh sách đói nghèo và đưa ra 3 tiêu chí xếp hạng đói nghèo cho các nước thành viên lựa chọn.

Để thực hiện các mục tiêu cơ bản trên, một loạt các chính sách kinh tế EU đã được soạn thảo và thông qua, cụ thể như sau:

Thứ nhất, để thực hiện tăng trưởng nhanh dựa vào tri thức và đổi mới, EU sẽ tiến hành cải thiện chất lượng giáo dục, tăng cường hoạt động nghiên cứu, thúc đẩy sáng kiến và tri thức trên toàn EU và đảm bảo các ý tưởng đổi mới sẽ được ứng dụng vào sản phẩm mới và dịch vụ mới để tạo ra sự tăng trưởng kinh tế, việc làm hiệu quả. EU đã đề ra sáng kiến “Liên minh đổi mới” và “thanh niên là động lực’. Sáng kiến “Liên minh đổi mới” đề cập đến những thách thức hiện nay của EU trong vấn đề an ninh năng lượng, vận tải, thay đổi khí hậu, sử dụng nguồn lực, y tế sức khỏe, bảo vệ môi trường…. và đề xuất ra những biện pháp phối hợp đổi mới sáng kiến giữa các nước thành viên để đáp ứng những thách thức trên. EU yêu cầu các nước thành viên cải cách hệ thống đầu tư R&D, yêu cầu các nước phải đảm bảo cung cấp hiệu quả cho các nhà khoa học, các kỹ sư trong mọi lĩnh vực và tập trung vào các mục tiêu phát huy sáng tạo, đổi mới và mối liên kết với doanh nghiệp trong các trường học; đồng thời ưu tiên cho những chi tiêu tri thức nhờ vào những ưu đãi thuế và cơng cụ tài chính khác để thúc đẩy đầu tư R&D tư nhân. Trong sáng kiến “Thanh niên là động lực”, EU yêu cầu các nước thành viên phải đảm bảo đầu tư hiệu quả cho giáo dục và đào tạo các cấp, cải tiến các kết quả giáo dục, tăng cường hệ thống giáo dục mở, khuyến khích thanh niên tham gia thị trường lao động.

Thứ hai, để thực hiện tăng trưởng bền vững, các nhà lãnh đạo EU sẽ tập trung vào phát triển những công nghệ mới như công nghệ xanh, công nghệ thông tin, cơng nghệ sinh học nhằm duy trì khả năng cạnh tranh của nền kinh tế , đối phó với sự thay đổi của thời tiết và đảm bảo an ninh năng lượng. EU đã đề râsng kiến “sử dụng hiệu quả nguồn lực ở châu Âu” và sáng kiến “chính sách cơng nghiệp trong thời đại toàn cầu” để thực hiện mục tiêu này. Ở cấp độ khu vực, các sáng kiến này nhằm mục tiêu huy động các nguồn lực một cách hiệu quả, hiện đại hóa ngành vận tải để giảm khí thải CO2, thực hiện các công nghệ năng lượng chiến lược, thực hiện kế hoạch hành động năng lượng hiệu quả…Ở cấp quốc gia, EU yêu cầu các nước phải tập trung chi tiêu chi các vấn đề môi trường, cải thiện môi trường kinh doanh, cải thiện các điều kiện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, khuyến khích tiết kiệm năng lượng, xây dựng các cơng cụ tài chính để thực hiện các sáng kiến trên.

Thứ ba, để thực hiện tag trưởng tồn diện, EU khuyến khích các ngành kinh tế tạo việc làm, đầu tư cho kỹ năng người lao động, đấu tranh chống nghèo khổ, hiện đại hóa thị trường lao động, phát triển các hệ thống bảo vệ xã hội và đào tạo giúp người lao động có khả năng thích nghi với sự thay đổi của nền kinh tế và có cơ hội tìm kiếm việc làm tốt hơn. Các sáng kiến được đề ra để thực hiện tăng trưởng tồn diện là “Chương trình việc làm và kỹ năng mới”, “Kế hoạch EU đấu tranh chống đói nghèo”. EU yêu cầu các nước thành viên phải cải cách hệ thống an ninh xã hội, cải cách thị trường lao động, thúc đẩy mối liên kết giữa doanh nghiệp và trường học, thúc đẩy trách nhiệm cá nhân và tập thể trong việc giảm đói nghèo và loại trừ xã hội.

KẾT LUẬN

Liên minh Châu Âu đã trải qua chặng đường hơn 60 năm phát triển, nhưng có thể nói từ đầu thế kỷ 21 đến nay thế giới đã chứng kiến nhiều biến động lớn trên mọi phương diện của tổ chức này.

Từ đầu thế kỷ 21 đến nay, thế giới đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của Liên minh Châu Âu cả về chiều rộng và chiều sâu. Với hai lần mở rộng EU vào các năm 2004 và 2007, EU đã nâng số thành viên từ 15 nước lên 27 nước, tạo nên sự lớn mạnh của toàn khối EU mà không một khối liên kết khu vực nào trên thế giới có thể so sánh được. Cũng từ đầu thế kỷ 21 đến nay, q trình nhất thể hố Liên minh Châu Âu đã diễn ra hết sức mạnh mẽ và thành cơng to lớn đó là sự ra đời của đồng tiền chung Euro, đồng thời Hiệp ước Lisbon đi vào hiệu lực, tạo ra tiếng nói chung, hình ảnh chung cho tồn Liên minh Châu Âu. Bên cạnh đó thế giới cịn được chứng kiến những cải cách cơ bản về thể chế chính trị, những nỗ lực dân chủ hoá ở các nước thành viên mới của EU, những bước tiến trong quan hệ ngoại giao, chính trị, kinh tế của Liên minh Châu Âu đối với các nước và khu vực trên thế giới. Hệ thống anh sinh xã hội, chính sách việc làm, giải quyết thất nghiệp của EU từ đầu thế kỷ 21 đến nay đã được tiếp tục cải cách trên nhiều khía cạnh để tạo nên một xã hội năng động và hiệu quả.

Tuy nhiên cùng với những thành tựu đạt được thì trong quá trình phát triển của mình từ đầu thế kỷ 21 đến nay, Liên minh Châu Âu cũng đã phải trải qua khơng ít thăng trầm và khó khăn to lớn. Hiến pháp EU cho đến nay vẫn chưa được các nước thành viên EU thông qua khiến q trình nhất thể hố Châu Âu cịn gặp nhiều trở ngại nhất là trong vấn đề kêu gọi sự đồng thuận của các nước thành viên trước những vấn đề chung của khu vực và ngoài khu vực. Thất nghiệp, việc làm và tính năng động cạnh tranh của nền kinh tế EU còn gặp nhiều vấn đề nan giải. Cuộc khủng hoản nợ công ở Hy Lạp vào cuối năm 2009, sau đó lan truyển sang các nước EU khác như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha... đã khiến EU không kịp trở tay trong bối cảnh đang phải đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Cuộc khủng hoảng

“kép” này đã khiến Liên minh Châu Âu thực sự rơi vào khủng hoảng, và cũng chính khủng hoảng này đã phần nào cho thấy, trong mơ hình được xem là thành công nhất, được thế giới ca tụng nhất về liên kết khu vực cũng vẫn còn tồn tại những “ung nhọt”, những “mầm bệnh” có thể bùng phát bất cứ lúc nào, qua đó thấy được rằng tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Liên minh Châu Âu còn nhiều thách thức, đó là những vấn đề thuộc về cơ cấu tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội rất khó giải quyết, khắc phục và tái cơ cấu trong một sớm một chiều. Những thành tựu và thách thức của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Liên minh từ đầu thế kỷ 21 đến nay khiến cho những dự báo về triển vọng phát triền của Liên minh trong những năm tiếp theo trở nên rất khó dự đốn. Nhiều kịch bản đã được đặt ra, trong đó kịch bản dễ xảy ra nhất là trong 10 năm tới EU sẽ dần dần phục hồi nhưng khơng thể phát triển nhanh chóng như những năm đầu thế kỷ 21. Và để khắc phục được những khó khăn này đòi hỏi các quốc gia thành viên phải đoàn kết hơn nữa, phải cùng nhau nhìn về mục đích chung hơn nữa để có thể đưa ra được những chính sách, giải pháp phù hợp và đúng đắn giúp nhau cùng vực dậy sự phát triển của Liên minh Châu Âu – liên kết khu vực có tầm ảnh hưởng sâu rộng trên trường quốc tế. Qua trường hợp của EU, rất nhiều bài học cần được rút ra cho những khu vực đang có mục tiêu xây dựng một khối liên kết khu vực phát triển như EU và trong đó có Việt Nam với mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN trong tương lai, cần phải có một cái nhìn khách quan và bao quát nhất, phải tiến hành từng bước xây dựng liên kết khu vực thật vững chắc và bền vững, phải giải quyết triệt để những nhân tố có thể gây nguy hại từ đó hướng tới một kết cục tốt đẹp và đem lại sự thành công trong sự phát triển của đất nước và khu vực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Đỗ Thanh Bình – Phạm Anh (2008), “Từ hiến pháp chung đến Hiệp ước Lisbon: quá trình tiến tới Liên minh châu Âu thống nhất, hiện đại và năng động trong thế kỷ XXI”, tạp chí nghiên cứu châu Âu, số 2.

2. D. Wolton (2006), Tồn cầu hóa, Nxb Thế giới, Hà Nội.

3. Crane Brinton, R.L.Wonff, J.B. Christopher, Văn minh phương Tây, Nxb Văn Hóa Thơng Tin, Hà Nội.

4. Đỗ Lộc Diệp (2007), “Liên minh Châu Âu và những vấn đề của nó đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và chính trị thế giới, số 8.

5. Hồng Thị Ngọc Diệp (2008), Liên minh châu Âu nhìn từ góc độ liên văn hóa, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường ĐH KHXH-NV, ĐHQG Hà Nội.

6. Đặng Minh Đức (2007), “Những vấn đề đặt ra và xu hướng phát triển của Nghị viện Châu Âu trong quá trình cải cách thể chế chính trị ở Liên minh Châu Âu, Viện Nghiên cứu Châu Âu”, Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, số 5

7. G.F. Mclean (2007), Con người, dân tộc và các nền văn hóa: Chung sống trong

thời đại tồn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Nguyễn An Hà (2010), “Một số điều chỉnh chính sách sau khủng hoảng của Liên minh châu Âu”, Tạp chí nghiên cứu châu Âu số 8.

9. Nguyễn An Hà (2010), “Một số vấn đề chính trị, kinh tế nổi bậc của EU năm 2009 và tác động đến Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu châu Âu, số 1.

10. Trần Phương Hoa (2005), “Tính thống nhất của Liên minh châu Âu từ góc độ văn hóa”, Tạp chí nghiên cứu châu Âu, số 2.

11. Dương Vũ Hiệp (2001), Tồn cầu hóa Kinh tế, Nxb Văn hóa xã hội, Hà Nội 12. Đỗ Hồng Huyền (2010), “Mở rộng NATO và những tác động của nó”, Tạp chí

nghiên cứu châu Âu, số 6.

13. Lương Văn Kế (2008), “Quá trình ra đời và mở rộng Liên minh Châu Âu nhìn từ góc độ liên văn hóa”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 7.

14. Lương Văn Kế (2002), “Nhân tố văn hóa trong tiến trình khu vực hóa và tồn cầu hóa – trường hợp Liên minh châu Âu”, Tạp chí nghiên cứu châu Âu, số 6.

15. Lương Văn Kế (2007), Thế giới đa chiều – Lý thuyết và kinh nghiệm nghiên cứu

khu vực, Nxb Thế giới, Hà Nội.

16. Phạm Thị Anh Nga (2006), “Định hướng trong giao tiếp và nghiên cứu liên văn hóa”, Tạp chí văn hóa nghệ thuật, số 11.

17. Lị Thị Phương Nhung (2010), “Khủng hoảng nợ công – mối lo không chỉ của Hy Lạp”, Tạp chí những vấn đề kinh tế - chính trị thế giới, số 6.

18. Viễn Phố (Lược thuật) (2004), “Về ảnh hưởng của nhân tố văn hóa trong tiến trình nhất thể hóa châu Âu”, Tạp chí thơng tin KHXN, số 8.

19. Samuel Huntington (2006), Sự va chạm giữa các nền văn minh, Hà Nội.

20. T.L.Friedman (2007), Thế giới phẳng – Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ XXI, Nxb Trẻ, TP.HCM.

21. Lê Duy Thắng (2009), “Quan hệ Nga – NATO từ sau Chiến tranh lạnh đến nay:những vấn đề và triển vọng”, Tạp chí nghiên cứu châu Âu, số 12.

22. Thơng tấn Xã Việt Nam (2010), “Giải pháp tồn châu Âu cho cuộc khủng hoảng tài chính”,Tài liệu tham khảo đặc biệt, 6/5/2010.

23. Thông tấn Xã Việt Nam (2010), “Liệu châu Âu có trở thành một sức mạnh tồn cầu như Mỹ hoặc Trung Quốc”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, 6/5/2010.

24. Thông tấn Xã Việt Nam (2010), “Liệu Hy Lạp sẽ có kết cuộc giống Achentina”,

Tài liệu tham khảo đặc biệt, 4/5/2010.

25. Thông tấn Xã Việt Nam (2008), “Vai trò của châu Âu trên thế giới”, Tài liệu

tham khảo đặc biệt, 13/10/2008.

26. Thông tấn xả Việt Nam (2010), “Về cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu”, Tài

liệu tham khảo đặc biệt, 17/6/2010.

27. Nguyễn Quang Thuấn (2009), Quan hệ kinh tế Việt Nam – Liên minh châu Âu:

thực trạng và triển vọng, Nxb KHXH, Hà Nội.

28. Nguyễn Quang Thuấn - Bùi Nhật Quang (chủ biên) (2009), Giáo trình quan hệ

kinh tế quốc tế của Liên minh châu Âu, Nxb ĐHQG TP. HCM.

29. Đinh Công Tuấn (2004), “Hiệp ước Lisbon với q trình nhất thể hóa Châu Âu”, Tạp chí cộng sản, số 4.

30. Đinh Cơng Tuấn (chủ biên) (2011), Liên mình Châu Âu hai thập niên đầu thế kỷ

XXI, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nôi.

31. Trần Nguyễn Tuyên (2010), “Liên minh châu Âu trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế”, Tạp chí nghiên cứu châu Âu, số 5.

32. Dương Xuân Sơn,“Tồn cầu hóa- những măt tích cực và tiêu cực”, Khoa Báo chí - ĐHKHXH&NV.

33. Viện Kinh tế và Chính trị thế giới (2009), “Kinh tế và chính trị thế giới hai thập niên đầu thế kỷ XXI: Những thay đổi đặt ra từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tồn cầu”, Kỷ yếu hội thảo, Hà Nội.

Tiếng nước ngoài

34. Energy Dialogue EU – Russia, the Tenth Progress Report, European Commission, December 2009.

35. European Commission, Spring 2010 Forecasts 36. EU Diplomacy Paper 3/2010

37. Eurostat, Retrieved 2010-02-09

38. Hedi BCHIR (2003), The Impact of EU Enlargement on Member States: a CGE Approach. CEPII, No. 2003, 10 August

39. Putin threaten to review relations with EU, Russia Todat, 23 March 2009. 40. Russia Raps EU over Ukraine gas talks, Reuters, 26 March 2009

Tài liệu mạng 41. http://voer.edu.vn 42. http://giangvien.net 43. www.wikipedia.org 44. http://bacbaphi.com.vn 45. http://world.hbu.edu.vn 46. http://vominhtap.blogspot.com 47. http://www.ttnn.com.vn 48. http://vi.wikipedia.org 49. http://ttbd.gov.vn 50. http://chauau.vn/van-hoa 51. http://thoisu.com.vn 52. http://www.mattran.org.vn/ 53. http://vnexpress.net 54. http://www.ctu.edu.vn 55. http://www.caritasvietnam.org 56. http://www.sggp.org.vn 57. http://tiasang.com.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các yếu tố tác động đến sự phát triển liên minh châu âu từ đầu thế kỷ 21 đến nay (Trang 87 - 100)