Tác động tích cực do yếu tố kinh tế mang lại cho sự phát triển của EU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các yếu tố tác động đến sự phát triển liên minh châu âu từ đầu thế kỷ 21 đến nay (Trang 47 - 51)

2.2. Các yếu tố kinh tế

2.2.1. Tác động tích cực do yếu tố kinh tế mang lại cho sự phát triển của EU

các diễn đàn quốc tế trong việc giải quyết nhiều vấn đề như: những vấn đề toàn cầu, vấn đề kinh tế thế giới, vấn đề hội nhập và phát triển…

Một điều không thể bỏ qua, là việc thống nhất một đồng tiền chung sẽ tạo ra một đồng tiền mạnh có khả năng cạnh tranh với các loại ngoại tệ mạnh khác, góp phần giành lại vị trí trung tâm kinh tế - tài chính vốn bị đánh mất trước đó. Hiện nay, đồng Euro được coi là đồng tiến mạnh chỉ sau USD, và được sử dụng rộng rãi cả trong giao dịch quốc tế lẫn trong dự trữ ngoại hối của nhiếu quốc gia. Do vậy, đây cũng là nhu cầu thúc đẩy châu Âu phát triển hơn nữa.

2.2. Các yếu tố kinh tế

2.2.1. Tác động tích cực do yếu tố kinh tế mang lại cho sự phát triển của EU EU

Sự thịnh vượng chung được mở rộng

Một trong những tác động tích cực của yếu tố kinh tế có thể kể đến q trình phát triển của EU là việc mang lại sự thịnh vượng chung cho toàn bộ Liên minh. Cùng với quá trình phát triển và mở rộng EU, các nước thành viên kém phát triển hơn phải đáp ứng được yêu cầu chung của cả khối, đồng thời còn được sự hỗ trợ của các nước có tiềm lực lớn hơn vì sự phát triển chung, do dậy có thể nói, trong thời gian vừa qua, những biểu hiện tích cực về kinh tế đối với EU là điều không thể phủ nhận. Đặc biệt, trong giai đoạn 2002 đến 2006, khi kinh tế EU bắt đầu đi vào ổn định và có mức tăng trưởng khá thì tốc độ tăng trưởng của 12 nước thành viên mới thuộc Trung và Đơng Âu cịn cao hơn so với 15 nước thành viên cũ thuộc Tây và Bắc Âu. Cụ thể, tăng trưởng của các quốc gia mới như sau: Estonia đạt khoảng 8,4%; Latvia đạt khoảng 9%; Lithuania đạt khoảng 8%… Trong năm 2007, tăng trưởng kinh tế của nhóm thành viên mới này vẫn duy trì tốc độ ấy, cụ thể: Estonia đạt khoảng 7,2%; Latvia đạt khoảng 10%; Lithuania đạt khoảng 9,8%...[35] Các

nước trong khu vực đồng Euro có mức tăng trưởng cao nhất trong những năm vừa qua là Ailen (2002-2006: 5,4%; 2007: 6%); Hy Lạp (2002-2006: 4,1%; 2007: 4,5%); Tây Ban Nha; Luxembourg. Ngoài ra, những nền kinh tế lớn của EU như Pháp và Đức cũng có tốc độ tăng trưởng ổn định ở mức 1,5-2,5%/năm trong suốt thời kỳ từ 2002 đến 2007.

Sự phát triển về thương mại và đầu tư

Cùng với sự phát triển của EU, hoạt động thương mại của liên minh có xu hướng mở rộng và mang tính cạnh tranh hơn. Việc EU mở rộng về phía đơng, và việc tiến triển trong thực hiện Hiệp ước Lisbon làm cho thị trường EU mở rộng nhanh chóng. Từ đó, quan hệ thương mại cả nội khối lẫn bên ngồi có điều kiện được đẩy mạnh, mang lại những khởi sắc về kinh tế cho cả khối. Trong đó, thương mại nội khối có bước tiến rõ rệt nhờ chính sách nhất thể hóa khu vực. Việc mở rộng EU lên 27 nước thành viên trong những năm đầu thế kỷ XXI đã khiến EU trở thành khối kinh tế và thị trường lớn nhất thế giới. Năm 2005, giá trị xuất khẩu các mặt hàng chế tạo của EU chiếm đến 44,4% so với tồn thế giới, trong đó 30,7% lượng hàng hóa này được giao dịch giữa các nước thành viên với nhau. Năm 2006, EU trở thành đối tác thương mại lớn nhất thế giới, vượt qua cả Hoa Kỳ, khi chiếm tới 27,1% thương mại toàn cầu, trong khi Hoa Kỳ chi chiếm 16%, Trung Quốc là 9,6%, Nhật Bản là 6,6%, và các nước khác chiếm 50,6%. Các đối tác lớn của EU về thương mại là Hoa Kỳ (chiếm đến 29,6% xuất khẩu và 20,6% nhập khẩu của EU) và khu vực châu Á (EU xuất khẩu 21,7% và nhập khẩu 45,8% từ thị trường này). Về thương mại dịch vụ, kim ngạch xuất khẩu của EU chiếm 48% so với thế giới và kim ngạch nhập khẩu của Liên mạnh này đạt 45%.

Ngoài sự sội động của hoạt động thương mại, việc mở rộng EU cũng làm cho khối này trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư quốc tế. Báo cáo của UNCTAD (15/11/2009), FDI của EU qua các năm từ 2000 đến 2008 như sau:

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

FDI (tỷ USD) 681 378 309 259 223 498 590 842 503

So với các tổ chức khác như ASEAN, NAFTA, Mercosur, thì EU dẫn đầu trong việc thu hút FDI. Tiêu biểu là năm 2008, thu hút FDI của ASEAN chỉ đạt 60 tỷ USD, NAFTA đạt 383 tỷ USD, Mercosur đạt 56 tỷ USD. Trong thời kỳ khó khăn như giai đoạn 2008-2010, FDI của khu vực EU thu hút được vẫn đứng ở vị trí đầu bảng so với các khu vực khác. [xin xem Phụ lục 2 - Bảng 1]

Có thể thấy, yếu tố kinh tế đã góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển của EU theo hướng tích cực trên nhiều lĩnh vực cả về tốc độ tăng trưởng, cả về thương mai và đầu tư. Và một torng những tác động tích cực của kinh tế cho sự phát triển của tổ chức này là sự hình thành Liên minh kinh tế và tiền tệ EU.

Sự đóng góp của Liên minh kinh tế và tiền tệ EU (EMU)

Trước khi đồng Euro được chính thức đưa vào lưu hành năm 1999, EMU đã được triển khai qua 3 giai đoạn chính trong vịng 10 năm, cụ thể: giai đoạn 1 (7/1990 – 12/1993): các nước thành viên tăng cường phối hợp chính sách tiền tệ quốc gia và rút ngắn sự cách biệt giữa các nền kinh tế thành viên; giai đoạn 2 (1/1994 -12/1998): Viện tiền tệ châu Âu được thành lập; giai đoạn 3: đồng Euro bắt đầu đưa vào lưu hành từ 1/1999 (trong đó từ 1/1999 đến 1/2002: lưu hành khơng bằng tiền mặt; 7/2002: lưu hành đồng Euro bằng tiền giấy và kim loại song song với các đồng tiền bản địa; từ 7/2002: các đồng bản địa chấm dứt lưu hành). Sự ra đời của đồng tiền chung và đưa vào lưu hành đến nay đã làm thị trường chung châu Âu trở nên hoàn thiện hơn và có ý nghĩa trên thực tế. Những đóng góp tích cực của EMU và đồng Euro đối với sự phát triển của EU là quá rõ ràng:

Trước hết, mức lạm phát của EU được giữ ổn định ở mức 2%/năm. Bên cạnh đó, lãi suất danh nghĩa cũng giảm xuống chỉ ở mức 9%/năm.Thêm vào đó, trong

giai đoạn 1999 – 2009 giảm xuống chỉ gần 16 triệu việc làm đã được tạo ra, làm cho tỉ lệ thất nghiệp của khu vực Euro zone thấp đáng kể.

Mặt khác, do các điều kiện ràng buộc của EMU, làm cho lạm phát của các nước tham gia khu vực này luôn ở mức thấp. Trong giai đoạn 2002 – 2006, lạm phát của khu vực Euro zone ở mức 2,2%, năm 2007 là 2,1%, 2008 là 3,3%, năm 2009 là 0,3%. Đồng Euro ra đời đồng nghĩa với với hình thành một ngân hàng trung ương độc lập – ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) để thay cho các ngân hàng trung ương thành viên [30] Điều này giúp tạo ra một chính sách tiền tệ và tài khóa thống nhất giúp ổn định kinh tế vĩ mơ, đảm bảo cho kinh tế khu vực phát triển ổn định.

Kế đến, nhờ EMU mà mối liên kết tài chính nội khối trở nên chặt chẽ hơn. Đồng Euro đã tạo ra sự liên kết về tiền tệ, và các loại giấy tờ có giá trị giữa các thành viên tham gia, giúp hạn chế chi phí giao dịch. Một tác động tích cực nữa là vai trò của đồng Euro ngày càng được khẳng định và được khẳng định là loại ngoại tệ mạnh thứ 2 chỉ sau đồng USD. Bên cạnh đó, đồng tiền chung đã giúp các nước thành viên tránh được áp lực của việc phá giá đột ngột các đồng tiền quốc gia cũng như hạn chế việc đầu cơ của các nhà kinh doanh tiền tệ làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn khối.

Nếu xét về những ảnh hưởng tích cực của yếu tố kinh tế, sẽ là thiếu sót nếu khơng đề cập đến việc đồng Euro giúp gia tăng ảnh hưởng của EU trên trường quốc tế. Sau 10 năm lưu hành, hệ thống tài chính thế giới đã có sự thay đổi căn bản trong mọi lĩnh vực từ thương mại dịch vụ đến chứng khoán và dự trữ ngoại hối của các quốc gia). Do vậy, EU cũng sẽ có ảnh hưởng khơng nhỏ, không chỉ đối với thị trường hàng hóa hữu hình, mà cịn các thị trường tài chính và tiền tệ tồn cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các yếu tố tác động đến sự phát triển liên minh châu âu từ đầu thế kỷ 21 đến nay (Trang 47 - 51)