Tình hình phát triển GD&ĐT huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục truyền thống, văn hóa địa phương thông qua trải nghiệm cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 42 - 44)

2.1.1 .Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

2.1.3.Tình hình phát triển GD&ĐT huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn

Chất lượng giáo dục các cấp ngày càng được nâng lên, hiệu quả huy động học sinh đi học đ ng độ tuổi có nhiều bước chuyển mới tích cực, cơng tác phổ cập giáo dục các cấp được duy trì vững chắc và nâng cao chất lượng. Việc xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia đạt nhiều kết quả tốt.

- Về quy mơ phát triển mạng lưới trường: Tính đến tháng 5 năm 2020 tồn huyện có: 64 trường và cơ sở giáo dục, trong đó:

+ Mầm non: 25 trường + Tiểu học: 17 trường

+ Trung học cơ sở: 22 trường

Nhìn chung, hệ thống mạng lưới trường lớp hiện nay về cơ bản đáp ứng được yêu cầu phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của huyện.

- Về đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên các cấp, bậc học

Tính đến hết tháng 5 năm 2020 tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên là 1557, trong đó biên chế 1537, hợp đồng lao động: 227.

- Đối với giáo dục mầm non: Tổng số 332: CBQL: 51, Giáo viên, nhân viên: 146 người. Hiện nay số lượng giáo viên còn thiếu so với quy định và thiếu nhân viên phục vụ.

- Đối với giáo dục tiểu học: Tổng số 612: CBQL: 52, Giáo viên, nhân viên: 559 (trong đó hợp đồng: 63). Hiện nay cơ bản đủ so với quy định, tuy nhiên còn thiếu một số giáo viên bộ môn và nhân viên phục vụ giảng dạy.

- Đối với giáo dục trung học cơ sở: Tổng số: 613: CBQL: 52, Giáo viên, nhân viên: 588 (trong đó hợp đồng lao động: 67). Số giáo viên THCS thừa

- Về trình độ đào tạo đội ngũ:

+ Cấp Mầm non: Đại học: 62, Cao đ ng 113, Trung cấp: 187. Trong đó giáo viên đạt chuẩn trở lên: 311/332 chiếm 93,67%. trên chuẩn:128/332 chiếm 6,33%.

+ Cấp Tiểu học: Đại học: 92 ; Cao đ ng: 214; Trung cấp: 209. Trong đó giáo viên đạt chuẩn trở lên: 515 đạt 100 % ; trên chuẩn: 306 đạt 59,40 % ;

+ Cấp THCS: Đại học: 104 ;Cao đ ng: 359; Trung cấp: 50 Trong đó đạt chuẩn trở lên: 463 chiếm 90,25%; trên chuẩn: 104 đạt 20,27%; chưa chuẩn: 50 chiếm 9,74 %.

2.1.4 Khái quát giáo dục của huyện về công tác chỉ đạo thực hiện nội dung truyền thống, văn hóa địa phương

Các trường tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn hằng năm đều tổ chức các hoạt động theo từng tháng, từng quý với các chủ đề, chủ điểm khác nhau để giới thiệu về lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương. Để học sinh hiểu rõ hơn giá trị văn hoá lịch sử của địa phương, các trường học còn chủ động phối hợp với các tổ chức, cơ quan, đơn vị tổ chức hoạt động sinh hoạt ngoại khoá, trải nghiệm theo chuyên đề . Các cơ quan văn hóa đã phối hợp với các trường không chỉ trên huyện Cao Lộc mà còn phối hợp với các trường ở các huyện khác tổ chức chiếu các clip, phim về di sản văn hóa lồng ghép với việc tham quan, giới thiệu tại nhà trưng bày của huyện và duy trì vào các dịp kỷ niệm, ngày lễ lớn trong năm, tạo cơ hội cho học sinh tìm hiểu về truyền thống, văn hóa.

Sở Giáo dục và Đào tạo đã lựa chọn nhiệm vụ trọng tâm đối với các cấp học là: xây dựng mơ hình nhà trường trung học cơ sở gắn với thực tiễn dạy học và đời sống nhằm cho học sinh và giáo viên biết vận dụng học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn, tạo được mơi trường giáo dục mở, thân thiện, an tồn và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy truyền thống. Trong các mơ hình được lựa chọn thì việc giáo dục truyền thống và trải

nghiệm các di sản văn hoá lịch sử của địa phương được nhiều nhà trường lựa chọn thực hiện vừa lồng ghép vào chương trình học vừa cho các em tham quan thực tế. Qua đó đã gi p học sinh biết trân trọng các giá trị văn hoá của địa phương, dân tộc.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục truyền thống, văn hóa địa phương thông qua trải nghiệm cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 42 - 44)