Dạy học Tiếng Việt theo quan điểm tích cực

Một phần của tài liệu Day tap lam van lop 2 thep phuong phap day hoc tich cuc (Trang 25 - 26)

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới chương trình và SGK lần này là đổi mới phương pháp dạy học. SGK có nhiệm vụ thể hiện và tạo điều kiện để thầy cơ và HS thực hiện phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, trong đó thầy - cơ đóng vai trị người tổ chức hoạt động của HS, mỗi HS đều được hoạt động, đều được bộc lộ mình và được phát triển. Đây là giải pháp tổng thể để thực hiện mục tiêu trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hoàn thiện nhân cách cho các em.

Thực hiện quan điểm tích cực hóa hoạt động học tập của các em, SGK Tiếng Việt không dạy kiến thức lý thuyết như là cái có sẵn mà tổ chức hoạt động để HS nắm được kiến thức sơ giản và có kỹ năng sử dụng Tiếng Việt tốt. SGK cũng chú trọng hoạt động tự nhiên để rèn kỹ năng sử dụng Tiếng Việt cho HS.

Ví dụ: Một trong hai bài Tập làm văn ở trang 66 SGK Tiếng Việt 2, tập 2: Mang tới lớp tranh ảnh về một số cảnh biển nước ta. Nói những điều em biết về cảnh đẹp ấy…

Trong quan điểm dạy học tích cực, hoạt động của HS được hiểu là:

Hoạt động giao tiếp (đặc thù của mơn Tiếng Việt)

Hoạt động phân tích, tổng hợp, thực hành lý thuyết (như các môn học

khác)

Trong phương pháp tổ chức, người học – đối tượng của hoạt động dạy, đồng thời là chủ đề của hoạt động học được cuốn hút vào các hoạt động học

tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thơng qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ khơng thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo suy nghĩ của mình, từ đó, nắm được kiến thức, kỹ năng mới, và nắm được phương pháp làm ra kiến thức, kỹ năng đó, khơng rập theo những khn mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo.

Các loại hoạt động trên có thể tổ chức theo ba hình thức khác nhau:

Làm việc độc lập

Làm việc theo nhóm

Làm việc chung theo đơn vị lớp

Trong phần lớn các trường hợp, nhất là trong trường hợp câu hỏi, bài tập đề ra đã rất cụ thể, HS được tổ chức làm việc độc lập. Trong trường hợp câu hỏi, bài tập tương đối trừu tượng hoặc đòi hỏi một sự khái quát nhất định và trong từng trường hợp nếu làm việc chung theo đơn vị lớp sẽ có ít HS được hoạt động thì làm việc theo nhóm là giải pháp tốt nhất. Làm việc theo nhóm làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Trong hoạt động theo nhóm nhỏ sẽ khơng có hiện tượng ỷ lại, tính cách, năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ. Hình thức làm việc theo đơn vị lớp được áp dụng chủ yếu trong trường họp giáo viên thực hiện các khâu giới thiệu bài, củng cố bài, nêu những câu hỏi không yêu cầu phải suy nghĩ lâu hoặc để HS trình bày kết quả làm việc.

Một phần của tài liệu Day tap lam van lop 2 thep phuong phap day hoc tich cuc (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w