Tình hình phát triển mua sắm trực tuyến và xu hướng mua sắm mỹ phẩm của nữ giớ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của truyền miệng điện tử (ewom) đến ý định mua mỹ phẩm trực tuyến của nữ giới tại thành phố hồ chí minh (Trang 69 - 71)

CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Tình hình phát triển mua sắm trực tuyến và xu hướng mua sắm mỹ phẩm của nữ giớ

giới tại thành phố Hồ Chí Minh

Ngày nay nhờ vào sự xuất hiện của Internet, mỹ phẩm có thể dễ dàng xuất hiện ở rất nhiều nơi trên các trang mạng, các trang báo trực tuyến và đặc biệt hiện nay là trên các sàn thương mại điện tử. Khách hàng có thể tiếp xúc được rất nhiều nguồn thông tin về sản phẩm, thoải mái lựa chọn cũng như đưa ra được sự so sánh giữa các sản phẩm chỉ thông qua một vài thao tác nhấp chuột. Họ dễ dàng mua sắm mà không phải tốn thời gian đến các cửa hàng truyền thống. Chính vì sự thay đổi trong hình thái tiêu dùng này mà kinh doanh mỹ phẩm thông qua nền tảng thương mại trực tuyến đang trở thành một xu hướng kinh doanh khá phổ biến và có tiềm năng phát triển cao trong tương lai. Song song theo đó, tình hình dịch bệnh đang ngày càng diễn biến phức tạp, chính vì vậy mà các hoạt động mua bán trực tiếp bị hạn chế một cách đáng kể . Đây cũng chính là thời điểm mua sắm trực tuyến dần thay thế và trở thành một xu hướng phổ biến đối với tất cả người tiêu dùng. Tiết kiệm được tối đa thời gian, chi phí, nhưng vẫn đem lại những hiệu quả tích cực, bảo vệ sức khỏe chung cho chính bản thân và cho cộng đồng.

Với mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 30% và một thế hệ trẻ, chiếm 60% dân số, quan tâm nhiều hơn đến vẻ đẹp của họ, Việt Nam chắc chắn là một thị trường tiềm năng cho các sản phẩm mỹ phẩm làm đẹp. Theo một nghiên cứu gần đây về thói quen tiêu dùng của phụ nữ Việt Nam đối với mỹ phẩm, 24% được phỏng vấn cho biết họ sử dụng mỹ phẩm hàng ngày, 44% mỗi tuần và 45% trong những dịp đặc biệt. Phụ nữ Việt Nam tìm nguồn thơng tin mỹ phẩm từ bạn bè, internet và trang web (58%). Tần số mua khác nhau tùy dòng mỹ phẩm. Một báo cáo của Kantar Worldpanel-một viện nghiên cứu hành vi người tiêu dùng cho thấy 80% cư dân đơ thị ít nhất mua một sản phẩm mỹ phẩm mỗi năm. Tỷ lệ tiêu thụ cho các dòng sản phẩm này chiếm 25% tổng chi tiêu cho các sản phẩm cá nhân.

Theo báo cáo của Q&Me về xu hướng tiêu dùng mỹ phẩm tại Việt Nam năm 2020, được khảo sát vào tháng 1 với 458 nữ giới từ 16 tuổi trở lên cho thấy thói quen sử dụng mỹ phẩm

khác biệt theo từng độ tuổi. Theo đó, người dùng mỹ phẩm có xu hướng tăng nhanh ở giới trẻ, đặc biệt là những người trong độ tuổi từ 16-22. Chi tiêu dành cho mỹ phẩm cũng tăng 10% đối với những người thường xuyên trang điểm. Họ sẵn sàng chi trả nhiều hơn để nhận được chất lượng cao hơn. Các kênh trực tuyến đang trở thành nguồn thơng ti chính. Shopee, Tiki và Facebook là 3 kênh trực tuyến lớn nhất hiện nay.

Hình 4. 1 Tần suất trang điểm

Nguồn Q&Me

Hình 4. 2 Chi tiêu hàng tháng cho các sản phẩm trang điểm

Chi tiêu trung bình hàng tháng cho mỹ phẩm trong năm 2020 là 432.000 đồng, tăng đáng kể từ 300.000 đồng so với năm 2019. Chi tiêu trung bình hàng tháng cho trang điểm của thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá cao hơn các thành phố khác.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của truyền miệng điện tử (ewom) đến ý định mua mỹ phẩm trực tuyến của nữ giới tại thành phố hồ chí minh (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)