Kết quả tổng hợp kết quả điều tra GV sinh học về GDMT& BĐKH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục môi trường và biến đổi khí hậu qua dạy học sinh học cấp độ tổ chức sống quần xã – hệ sinh thái, sinh học 12 trung học phổ thông (Trang 34 - 36)

S TT

Nội dung điều tra

Số GV đƣợc điều tra Tổng số câu trả lời Số câu trả lời đúng Tỷ lệ câu trả lời đúng 1 1 Về mục đích GDMT & BĐKH

qua dạy học Sinh học (2 câu). 30 60 59 98,3%

2 2

Về nội dung GDMT & BĐKH

qua dạy học Sinh học (2 câu). 30 60 20 33,3% 3

3

Về phƣơng thức GDMT & BĐKH

qua dạy học Sinh học (1 câu). 30 30 12 40%

4 4

Về phƣơng pháp và kỹ thuật tích hợp GDMT & BĐKH trong dạy học Sinh học (2 câu)

Số liệu của bảng trên cho phép nhận định khái quát thực trạng nhận thức của GV về việc GDMT&BĐKH qua dạy học Sinh học nhƣ sau:

- GV đã nhận thức đƣợc mục đích và sự cần thiết của việc GDMT&BĐKH trong nhà trƣờng, về ý nghĩa tác dụng của việc nâng cao hiệu quả GDMT&BĐKH cho HS qua dạy học Sinh học. Kết quả điều tra cho thấy 98,6% GV trả lời đúng (phụ lục số 1) về mục tiêu GDMT&BĐKH ở trƣờng phổ thông qua dạy học Sinh học .

- Về phƣơng thức đƣa GDMT&BĐKH vào nhà trƣờng có nhiều GV biết có 3 phƣơng thức, nhƣng khơng phân biệt đƣợc sự khác nhau của các phƣơng thức đó nhƣ thế nào. Ta có thể phân biệt các phƣơng thức đƣa GDMT&BĐKH vào nhà trƣờng nhƣ sau:

Giáo trình riêng về GDMT&BĐKH (Separate course).

Tích hợp (Integration) GDMT&BĐKH vào các môn học, nghĩa là chƣơng trình mơn học vẫn đƣợc giữ nguyên mà tập trung khai thác mối quan hệ hữu cơ, có hệ thống giữa kiến thức sinh học QX-HST với kiến thức GDMT&BĐKH thành một nội dung thống nhất, nhằm đạt đƣợc 2 mục tiêu: vừa nâng cao chất lƣợng dạy học kiến thức sinh học QX-HST, vừa đạt đƣợc mục tiêu GDMT&BĐKH.

Lồng ghép (Infusion) còn gọi là kết hợp GDMT&BĐKH vào nội dung môn học khác, nghĩa là chƣơng trình mơn học đƣợc giữ ngun căn cứ vào nội dung sinh học QX-HST đã đƣợc chúng tơi cấu trúc hóa lại mà lựa chọn những nội dung GDMT&BĐKH có liên quan trực tiếp với nội dung sinh học QX-HST để tiến hành lồng ghép vào chỗ thích hợp sau mỗi khái niệm, mỗi bài, mỗi chƣơng.

Kết quả điều tra cho thấy đa số GV chƣa phân biệt đƣợc các phƣơng thức đó một cách rõ ràng nhƣ trên, mà họ bị nhầm lẫn giữa phƣơng thức tích hợp với phƣơng thức kết hợp. Ví dụ đa số GV xác nhận phƣơng án trả lời thứ 1 và 2 trong câu hỏi số 5 (phụ lục số 1). Điều đó chứng tỏ GV khơng biết thế nào là phƣơng thức tích hợp và do đó họ khơng thể khai thác nội dung GDMT&BĐKH tích hợp trong từng nội dung sinh học. Qua dự giờ, trao đổi với GV, chúng tôi càng thấy nhận xét này là thoả đáng, vì hầu hết GV chỉ thực hiện việc liên hệ GDMT&BĐKH ở cuối bài trong khâu củng cố một cách hình thức, khiên cƣỡng. Đó là những khó khăn chủ yếu đã hạn chế chất lƣợng GDMT&BĐKH trong các nhà trƣờng, trong đó khó khăn nhất đối với GV vẫn là việc xác định cách tiếp cận phân tích nội dung Sinh học,

việc xác định và vận dụng các PP tích cực, cũng nhƣ việc sử dụng các phƣơng tiện để thực hiện GDMT&BĐKH trong giảng dạy Sinh học.

1.4.2. Điều tra nhận thức của học sinh về các vấn đề MT và BĐKH ở một số trường THPT trường THPT

Chúng tôi thiết kế 02 bộ phiếu điều tra trên HS:

- Phiếu điều tra thứ 1: Nhằm điều tra, đánh giá thực chất nhận thức của HS tri thức về MT & BĐKH (10 câu) đề cập đầy đủ 5 loại MT (MT đất, nƣớc, khơng khí, MT sinh vật và MT kinh tế - xã hội). Các câu hỏi này đƣợc thiết kế theo kiểu câu hỏi có nhiều lựa chọn, cụ thể là có 4 phƣơng án lựa chọn. Để trả lời yêu cầu HS chỉ đánh dấu vào một trong các phƣơng án trả lời sẵn.

- Phiếu điều tra thứ 2: Nhằm điều tra, đánh giá về thái độ, xu hƣớng hành vi GDMT &BĐKH (10 câu). Các câu hỏi này đƣợc thiết kế theo kiểu thang Likert gồm 5 mức độ từ rất đồng ý (đồng tình ), đồng ý, chƣa quyết định / lƣỡng lự, không đồng ý, rất không đồng ý trƣớc một vấn đề MT và BVMT. Đó là loại có cấu trúc với câu đơn, ngắn; chỉ bao hàm một nghĩa; có hàm ý phủ định cũng nhƣ khẳng định. Để trả lời yêu cầu HS chỉ đánh dấu vào một mức độ theo quan niệm của mình.

1.4.2.1. Kết quả điều tra thực trạng tri thức về MT&BĐKH.

Tổng hợp kết quả điều tra số liệu thống kê về thực trạng nhận thức của HS tri thức về MT&BĐKH nhƣ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục môi trường và biến đổi khí hậu qua dạy học sinh học cấp độ tổ chức sống quần xã – hệ sinh thái, sinh học 12 trung học phổ thông (Trang 34 - 36)