Những Hệ thống sống có đủ các tiêu chuẩn trên có thể đƣợc coi là một Hệ thống tồn vẹn.
Khi xét tiêu chí: Những CĐTCS phải là Hệ thống cấu trúc và chức năng tương đối độc lập. Ta dễ dàng nhận thấy:
- Ở cấp độ Phân tử – Hệ thống phân tử: Đơn vị cấu trúc cơ sở là gen, hoạt động chức năng cơ sở đặc trƣng là sự sao chép đúng mẫu của phân tử ADN và quá trình biến đổi trong cấu trúc của ADN.
- Ở cấp độ Tế bào/Cơ thể đơn bào – Hệ thống tế bào: Đơn vị cấu trúc cơ sở là tế bào, hoạt động chức năng cơ sở đặc trƣng là sự truyền đạt các thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào. Ở cấp độ này tập trung nghiên cứu về SH Vi sinh vật, vì các tế bào trong cơ thể đa bào khi tách ra khỏi cơ thể, chúng sẽ không tồn tại độc lập đƣợc.
- Ở cấp độ Cơ thể đa bào (Individual) – Hệ thống cơ thể: Đơn vị cấu trúc cơ sở của cơ thể là tế bào, hoạt động chức năng cơ sở đặc trƣng là sự triển khai các thông tin di truyền từ tế bào khởi đầu, là sự phân hố các mơ và cơ quan, là sự truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và qua các thế hệ khác nhau của cơ thể.
- Ở cấp độ QX-HST/Loài (Populaition - species) – Hệ thống QX-HST: Đơn vị cấu trúc cơ sở là QX-HST, hoạt động chức năng cơ sở đặc trƣng là sự biến đổi thành phần kiểu gen của QX-HST dƣới tác động của các nhân tố gây đột biến, trong đó hoạt động chủ yếu là q trình đột biến, quá trình chọn lọc tự nhiên, các cơ chế cách li, kết quả là hình thành lồi mới. Mối quan hệ đặc trƣng của các phần tử trong Hệ thống đó là quan hệ sinh sản.
- Ở cấp độ Quần xã/Hệ sinh thái – Hệ thống Sinh thái: Đơn vị cấu trúc cơ sở là quần xã sinh vật, hoạt động chức năng cơ sở là sự điều chỉnh các mối quan hệ dinh dƣỡng trong chuỗi thức ăn và lƣới thức ăn.
- Ở cấp độ Sinh thái quyển – Hệ thống Sinh quyển: Đơn vị cấu trúc cơ sở là các hệ sinh thái, hoạt động chức năng cơ sở là các chu trình chuyển hố vật chất và năng lƣợng trong tự nhiên.
Mỗi CĐTCS đều có các đặc điểm cấu trúc và chức năng riêng biệt. Mỗi đặc trƣng sống nêu trên đều đƣợc hình thành thơng qua mối quan hệ có tính quy luật trên cơ sở tƣơng tác giữa các yếu tố cấu trúc của CĐTCS ấy với nhau và với mơi trƣờng. Những mối quan hệ có tính quy luật đó chính là đối tƣợng nghiên cứu của SH hệ thống, nằm trong các CĐTCS cụ thể của tự nhiên.
1.2.2. Cơ sở lý luận của dạy học tích hợp
1.2.2.1. Khái niệm tích hợp
Tích hợp (intergated) theo từ điển trực tuyến có nghĩa là "liên kết các phần với nhau để tạo thành một tổng thể thống nhất"[23]
Theo từ điển Oxford, tích hợp có nghĩa là "sự liên kết hoặc phối hợp các bộ phân hoặc khía cạnh lại với nhau"[24]
Theo Dƣơng Tiến Sỹ, khái niệm tích hợp đƣợc hiểu là sự hợp nhất hay sự nhất thể hoá đƣa tới một đối tƣợng mới nhƣ là một thể thống nhất giữa các thành phần của đối tƣợng, nó khơng phải là một phép cộng mang tính cơ học những thuộc tính của các thành phần ấy. Nhƣ vậy, tích hợp có hai thuộc tính cơ bản liên hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau là tính liên kết và tính tồn vẹn. Tính liên kết tạo nên một thực thể tồn vẹn, khơng cịn sự phân chia giữa các thành phần. Tính tồn vẹn thể hiện ở mối quan hệ hữu cơ dựa trên sự thống nhất nội tại của các thành phần liên kết ấy. Sẽ khơng thể gọi là tích hợp nếu các thành phần đó chỉ là sự sắp đặt bên cạnh nhau mà khơng có mối quan hệ hữu cơ giữa các thành phần đó [15, tr.187].
1.2.2.2. Các mức độ tích hợp
Theo Nguyễn Minh Phƣơng và Cao Thị Thặng chia tích hợp làm ba mức độ: - Mức độ 1 - Tích hợp tồn phần: Nội dung cần đƣợc tích hợp trùng phần lớn hay hồn toàn với nội dung bài học
- Mức độ 2 - Tích hợp bộ phận: Một đơn vị kiến thức của nội dung cần tích hợp đƣợc đƣa vào nội dung bài học và trở thành một bộ phận hữu cơ của bài học, đƣợc thể hiện bằng một mục riêng, một đoạn trong bài học.
- Mức độ 3 - Mức độ liên hệ: Bổ sung vấn đề cần tích hợp vào bài học sao cho nội dung bài học và nội dung cần tích hợp có sự thống nhất, logic. Các kiến
thức cần đƣợc tích hợp khơng đƣợc nêu rõ trong nội dung bài học, nhƣng dựa vào kiến thức bài học, GV bổ sung, liên hệ các kiến thức cần đƣợc tích hợp vào bài giảng.
Dƣơng Tiến Sỹ cũng phân chia 3 mức độ Tích hợp (Integration), Kết hợp hay lồng ghép (Infusion), Liên hệ (Permeation). Tuy nhiên, tác giả cho rằng thƣờng nội dung nào tích hợp đƣợc thì đều có thể kết hợp/lồng ghép và liên hệ đƣợc, nghĩa là áp dụng đồng thời đƣợc cả 3 mức độ. Các mức độ tích hợp cụ thể nhƣ sau:
- Tích hợp (Integration): Chƣơng trình mơn học đƣợc giữ nguyên. Trong mức độ này, nội dung chủ yếu của bài học hay mơn học có sự trùng hợp với nội dung cần giáo dục (nhƣ giáo dục mơi trƣờng, biến đổi khí hậu, giáo dục dân số, vệ sinh dinh dƣỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, giáo dục sức khỏe sinh sản,…). Việc khai thác mối quan hệ hữu cơ, có hệ thống giữa kiến thức mơn học chính khóa với kiến thức cần giáo dục thành một nội dung thống nhất.
Trong đề tài này, chúng tôi tập trung khai thác mối quan hệ hữu cơ, có hệ thống giữa kiến thức sinh học quần xã - hệ sinh thái với kiến thức GDMT & BĐKH thành một nội dung thống nhất, nhằm đạt đƣợc 2 mục tiêu: vừa nâng cao chất lƣợng dạy học kiến thức sinh học QX-HST, vừa đạt đƣợc mục tiêu GDMT&BĐKH, đó chính là việc tích hợp GDMT&BĐKH qua dạy học cấp độ tổ chức sống QX-HST, sinh học 12.
- Kết hợp hay lồng ghép (Infusion): Chƣơng trình mơn học đƣợc giữ ngun. Trong mức độ này, một số nội dung của bài học hay một phần nhất định của nội dung môn học có liên quan trực tiếp với nội dung cần giáo dục. Những nội dung giáo dục này đƣợc lựa chọn rồi lồng ghép vào chƣơng trình các mơn học chính khóa ở chỗ thích hợp sau mỗi bài, mỗi chƣơng, hay hình thành một chƣơng riêng. Ví dụ sau mỗi bài có thêm mục “Em có biết”, sau mỗi chƣơng có thêm “Bài đọc thêm”, hay hình thành một chƣơng riêng nhƣ trong SGK SH lớp 6 có thêm chƣơng “Vai trò của thực vật đối với đời sống con ngƣời”.
Trong đề tài này, chúng tôi căn cứ vào nội dung sinh học cấp độ tổ chức sống QX-HST, sinh học 12 đã đƣợc cấu trúc hóa lại và lựa chọn những nội dung GDMT&BĐKH có liên quan trực tiếp với nội dung sinh học cấp độ tổ chức sống QX-HST để tiến hành lồng ghép vào chỗ thích hợp sau mỗi khái niệm, mỗi bài.
- Liên hệ (Permeation): Chƣơng trình mơn học đƣợc giữ ngun. Trong mức độ này, các nội dung cần giáo dục có liên quan đến một số nội dung của bài học, mơn học đƣợc làm sáng tỏ bằng các ví dụ, các bài thu hoạch giúp liên hệ hợp lí với các nội dung cần giáo dục. Hầu hết các bài học đều có khả năng liên hệ với thực tế ở địa phƣơng nơi trƣờng đóng.
Trong đề tài này, các nội dung GDMT&BĐKH liên quan đến một số nội dung sinh học quần xã - hệ sinh thái đƣợc làm sáng tỏ bằng các ví dụ thực tế theo nguyên tắc hiểu biết nguyên lý về sự cân bằng và biến động của hệ thống sống QX- HST trƣớc những tác động của mơi trƣờng và những ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu, nhƣng hành động bảo vệ cấp độ tổ chức sống này sẽ hƣớng vào các quần xã ở địa phƣơng, nơi trƣờng đóng.
1.3. Mục đích, nội dung GDMT & BĐKH ở trƣờng phổ thông
1.3.1. Mục đích, nội dung giáo dục mơi trường trong trường phổ thơng
Về mục đích:
Theo từ điển quốc tế về giáo dục thì GDMT&BĐKH nhằm mục đích khuyến khích việc tìm hiểu và đánh giá về MT thông qua các môn học. Nội dung GDMT&BĐKH là giáo dục về MT, giáo dục vì MT và PP giáo dục qua MT.
Theo hội nghị UNESCO ở Tbilixi (1977) thì GDMT&BĐKH nhằm mục đích bồi dƣỡng những kiến thức về mối quan hệ giữa MT sinh thái với các điều kiện KT-XH ở nông thôn và đô thị. GDMT&BĐKH bao gồm các nội dung giáo dục thái độ, rèn luyện kỹ năng BVMT, sử dụng hợp lý các nguồn TNTN, hình thành các mơ hình mới về cách ứng xử của các cá nhân, cộng đồng và xã hội về MT, bảo đảm sự PTBV.
Nhƣ vậy, mục đích GDMT & BĐKH trong nhà trƣờng phổ thông là: Cung cấp một số hiểu biết cơ bản về MT, TNTN và tình hình sử dụng các tài nguyên ở Việt nam cũng nhƣ tình trạng MT hiện nay, nguyên nhân và hậu quả sinh thái; Giúp HS thấy đƣợc mối liên quan ảnh hƣởng lẫn nhau giữa các yếu tố MT và đặc biệt là tác động của các hoạt động sống của con ngƣời tới MT thông qua việc khai thác và sử dụng không hợp lý các TNTN. Từ đó xây dựng ý thức trách nhiệm về những hành động của bản thân và của xã hội đối với MT sống. Cụ thể là:
Làm cho mọi HS có đƣợc những hiểu biết khái quát về MT nơi họ sống, cũng nhƣ những vấn đề MT liên quan trong khu vực và toàn cầu.
Làm cho mọi HS nhận thức đƣợc mối tác động tƣơng hỗ giữa các yếu tố kinh tế - xã hội, chính trị văn hố... tới MT.
Làm cho mọi HS hiểu đƣợc vai trò và sự tác động của con ngƣời tới toàn bộ MT nhƣ thế nào, đặc biệt là nguy cơ do khai thác cạn kiệt các nguồn TNTN .
Giáo dục những thái độ tích cực, các giá trị, kỹ năng làm cho mọi HS tự giác cam kết bảo vệ và phát triển bền vững MT và biết cách thực hiện những cam kết đó.
Về nội dung:
Các khái niệm khác nhau về MT, khái niệm về TNTN (Tài nguyên không phục hồi nhƣ các nhiên liệu và khoáng sản. Tài nguyên phục hồi nhƣ rừng, tài nguyên đất, nƣớc và tài ngun vùng cửa sơng ven biển,...). Tình hình sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên đó và hậu quả đối với mơi sinh.
Tình hình MT hiện nay: Sự nhiễm bẩn MT khơng khí, đất, nƣớc ngọt, biển và đại dƣơng. Nguyên nhân và hậu quả sinh thái của nhiễm bẩn MT.
Cuối cùng là những phƣơng hƣớng, biện pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý TNTN, chiến lƣợc bảo vệ và chống ô nhiễm MT, vấn đề GDMT&BĐKH trong trƣờng học.
1.3.2. Mục đích, nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong trường phổ thơng
Về mục đích:
Đích quan trọng của giáo dục ứng phó với BĐKH khơng chỉ làm cho ngƣời học hiểu rõ sự cần thiết phải ứng phó với BĐKH mà quan trọng là phải có kỹ năng, hành vi ứng phó với những sự kiện do BĐKH gây ra. Điều này phải đƣợc hình thành trong một quá trình lâu dài và phải bắt đầu ngay từ tuổi ấu thơ, từ gia đình tới nhà trƣờng; từ trƣờng mầm non đến những năm học ở nhà trƣờng phổ thông, ở các trƣờng cao đẳng và đại học,…
GDMT&BĐKH phải giúp cho HS có hiểu biết về hiện tƣợng BĐKH, nguyên nhân và những tác động của nó tới đời sống con ngƣời và những biện pháp hạn chế các tác nhân dẫn đến BĐKH, có đƣợc những kĩ năng cần thiết để ứng phó với tác động do sự BĐKH gây ra. Từ đó chuẩn bị cho HS tâm thế sẵn sàng tham gia các hoạt động nhằm chống lại, hạn chế sự BĐKH.
GD trong nhà trƣờng đóng vai trị quyết định đối với việc hình thành tƣ cách công dân, cách ứng xử đối với xã hội, đối với mơi trƣờng, trong đó có cách ứng xử trƣớc hiện tƣợng BĐKH của mỗi cá nhân. Mỗi khi HS có đƣợc những hiểu biết về
hiện tƣợng BĐKH, nguyên nhân cũng nhƣ tác động trực tiếp của nó đối với cuộc sống của ngƣời dân, với sự tồn vong của chính con ngƣời thì trong mọi hành động các em sẽ cân nhắc để hạn chế nguy cơ dẫn đến BĐKH, chọn lối sống thân thiện với mơi trƣờng vì mục tiêu PTBV. GD là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong tất cả các giải pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trƣờng cũng nhƣ mục tiêu của GD về BĐKH.
GD thông qua các môn học và hoạt động, giúp HS có đƣợc sự hiểu biết đầy đủ và khoa học về hiện tƣợng BĐKH cũng nhƣ có điều kiện rèn luyện cho HS cách ứng phó với những thiên tai do BĐKH gây nên. Vì vậy đứng trƣớc nguy cơ BĐKH, GD phổ thơng có trách nhiệm và khả năng đóng góp một cách hiệu quả vào việc tăng cƣờng nhận thức và khả năng ứng phó với BĐKH.
Theo Nguyễn Thị Minh Phƣơng (2009), mục đích của GDMT&BĐKH là giúp cho HS có hiểu biết về hiện tƣợng BĐKH, nguyên nhân và những tác động của nó tới đời sống con ngƣời và những biện pháp hạn chế các tác nhân dẫn đến BĐKH, có đƣợc những kỹ năng cần thiết để ứng phó với các tác động do BĐKH gây ra. Từ đó chuẩn bị cho HS tâm thế sẵn sàng tham gia các hoạt động nhằm chống lại, hạn chế sự BĐKH.
Theo Dƣơng Tiến Sỹ (2013), mục tiêu của giáo dục ứng phó với BĐKH trong trƣờng phổ thông là:
- Về kiến thức: Trang bị cho HS hiểu biết bản chất của BĐKH, những hiện
tƣợng cực đoan thời tiết do BĐKH gây ra, những nguyên nhân và hậu quả của các vấn đề, mối quan hệ giữa BĐKH và phát triển bền vững, giữa BĐKH và các vấn đề môi trƣờng nảy sinh tại địa phƣơng, vùng quốc gia, khu vực và toàn cầu.
- Về kỹ năng: Hình thành những kỹ năng, phƣơng pháp hành động cụ thể
ứng phó với BĐKH theo các kịch bản của Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH để họ có thể tham gia có hiệu quả vào việc giảm nhẹ, thích ứng với BĐKH tại nơi họ ở và làm việc, đồng thời có thể dự báo các tác động của chúng trong tƣơng lai.
- Về thái độ: Có thái độ ứng xử đúng đắn trƣớc những rủi ro, sự cố môi
trƣờng do BĐKH gây ra, xây dựng cho mình một quan niệm đúng đắn về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách trong bối cảnh phải đối mặt với BĐKH và những hậu quả BĐKH của bản thân mình, của địa phƣơng, quốc gia, khu vực và quốc tế.
Theo tác giả, GD ƣ́ng phó với BĐKH ở trƣờng học cho học sinh là một quá trình nhằm hình thành và phát triển cho các em nhận thức và thói quen quan tâm đối với các vấn đề BĐKH ở địa phƣơng mình sinh sống, ở nƣớc ta hiện nay cũng nhƣ ở các nƣớc trên khu vực và trên thế giới. Thơng qua đó, hình thành cho các em thái độ, ý thức đúng đắn và các kĩ năng cần thiết để có thể có những hành động hài hoà với mơi trƣờng trong đời sống, đồng thời cũng có thể hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp tìm ra giải pháp cho các vấn đề BĐKH hiện tại và ngăn chặn những vấn đề BĐKH có thể xảy ra trong tƣơng lai.
Về nội dung:
Để thực hiện đƣợc mục tiêu của GDMT&BĐKH nêu trên cho các nhà trƣờng phổ thông Việt Nam, nội dung GDMT&BĐKH cần đề cập đến:
1) Nội hàm của BĐKH (khái niệm/thuật ngữ).
2) Hệ quả của BĐKH và tác động của nó trên phạm vi tồn cầu, quốc gia và khu vực - địa phƣơng (trƣớc mắt và tƣơng lai – kịch bản BĐKH).