II. Thƣ̣c trạng phát triển TTNTLNH Việt Nam
2.2.2. Giao dịch kỳ hạn
Trái ngược với sự sôi động của giao dịch giao ngay , mặc dù trong quy chế tổ chức và hoạt động của TTNTLNH ban hành năm 1994, giao dịch kì hạ n đã được coi như là một nghiệp vụ của thị trường nhưng trong những năm đầu mới thành lập giao dịch giao ngay vẫn chiếm 100% tổng doanh số giao dịch của TTNTLNH.
Giao dịch kì hạn chính thức được đưa vào hoạt động ở Việt Nam từ đầu năm 1999 với cơ sở pháp lí là Quyết định 17/1998-QĐ/NHNN về ban hành quy chế giao dịch hối đoái. Thành viên chủ yếu tham gia thị trường này là các doanh nghiệp có nguồn thu hoặc có nhu cầu ngoại tệ hợp pháp có mong ḿn bảo hiểm rủi ro tỷ giá, lãi suất và các TCTD được phép kinh doanh ngoại tệ thực hiện giao dịch với mục đích phục vụ nhu cầu của
khách hàng, bảo hiểm rủi ro tỷ giá và kinh doanh sinh lời . Trong năm 1999, NHNN tiếp tục ra Quyết định số 65/1999 QĐ-NHNN về việc quy định nguyên tắc xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ kì hạn , hoán đổi của các TCTD được phép hoạt động giao dịch kì hạn , hốn đổi. Sau đó, NHNN liên tiếp ra các Quyết định 289/2000 sửa đổi QĐ 65, QĐ 1198, QĐ 679 về một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các TCTD được phép kinh doanh ngoại tệ. Theo quy định này, kì hạn giao dịch đối với giao dịch kì hạn và hốn đổi tối thiểu là 7 ngày và tối đa 180 ngày. Tỷ giá kì hạn tối đa khơng vượt quá mức trần của tỷ giá giao ngay tại thời điểm kí hợp đồng cộng với tỷ lệ phần trăm cho phép được quy định cụ thể.
Với các văn bản pháp lí trên thị trường kì hạn dầ n đi vào hoạt động nhưng thực tế sau 5 năm vận hành doanh số của cả giao dịch kì hạn và hoán đổi mới chỉ bằng 4 - 6% doanh số mua bán ngoại tệ giao ngay . Các giao dịch chủ yếu tập trung vào các kì hạn ngắn (7 - 60 ngày), cơ cấu giao dịch bất hợp lý, các TCTD bán kì hạn ngoại tệ là chủ yếu, doanh số bán thường bằng 3 - 6 doanh số mua , đối tượng giao dịch tập trung vào các ngân hàng nước ngoài . QĐ 648/2004 bổ sung QĐ 679 đổi mới về thời hạn g iao dịch và cách thức quản lý tỷ giá. Thời hạn giao dịch cũ bị xóa bỏ mà thực hiện theo thông lệ quốc tế, thời hạn giao dịch đồng Việt Nam với ngoại tệ được mở rộng lên mức 3 - 365 ngày và không còn bị giới hạn cụ thể từng khoảng kì hạn nhỏ.
Về quản lý tỷ giá, tỷ giá kì hạn được các TCTD và doanh nghiệp tự do xác định và thỏa thuận trong phạm vi mức tỷ giá kì hạn được tính theo thơng lệ quốc tế , trên cơ sở chênh lệch giữa hai mứ c lãi suất hiện hành của hai đồng tiền giao dịch là VND và USD . Mức tỷ giá kì hạn của các ngoại tệ khác không phải USD và các ngoại tệ với nhau do tổng giám đốc các TCTD trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng theo thông lệ quốc tế.
Bảng 2.5: Tỷ trọng giao dịch kì hạn trên TTNTLNH Việt Nam giai đoạn 1999-2009
Năm doanh số mua Tỷ trọng bán Forward
Trong đó Mua
Forward Bán Forward
1999 2,8% 39% 61% 2000 5,5% 24% 76% 2001 5,6% 19% 81% 2002 5,6% 14% 86% 2003 4,9% 17% 83% 2004 6,0% 16% 84% 2005 5,5% 25% 85% 2006 9,5% 18% 82% 2007 13% 22% 78% 2008 15% 26% 74% 2009 12% 20% 80%
( Nguồn: Vụ quản lý ngoại hối NHNN)
Từ bảng trên ta thấy tỷ trọng giao dịch Forward còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với giao dịch giao ngay . Hơn nữa, ở đây còn có sự mất cân đối giữa mua vào và bán ra trong bản thân giao dịch kì hạn . Trong khi mua kì hạn chỉ chiếm khoảng 23% thì bán kì hạn ngoại tệ chiếm tới gần 77%. Điều này chứng tỏ ngoài mục đích phòng ngừa rủi ro tỷ giá , các đơn vị kinh tế tham gia hợp đồng kì hạn chủ yếu nhằm có được ngoại tệ trong tương lai để thanh toán cho nước ngoài.
Mặt khác , trên thực tế , tỷ trọng NHTM bán kì hạ n lớn hơn rất nhiều so với tỷ trọng mua kì hạn, do đó có thể thấy rằng thị trường ngoại hối Việt Nam luôn ở tình trạng khan hiếm ngoại tệ , buộc các đơn vị phải tìm cách mua kì hạn ngoại tệ phòng bất trắc khan hiếm ngoại tệ trên thị trường giao ngay. Giai đoạn 2004-2007, giao dịch mua kỳ hạn chỉ chiếm 26% trong khi giao dịch bán kỳ hạn chiếm 74%. Thị trường giao dịch kỳ hạn chưa phát triển do tỷ trọng doanh sớ giao dịch kỳ hạn tại các NHTM ít thay đổi, dao đợng ở 6-8% doanh số giao dịch ngoại hối . Tăng trưởng bình quân của giao dịch kỳ hạn là 14%, một con số rất khiêm tốn so với thế giới (56,05%).
2.2.3. Giao dịch hoán đởi
Đối với giao dịch hốn đổi , năm 1997, NHNN ban hành Quyết định 430/1997 về thực hiện giao dịch hoán đổi giữa NHNN với NHTM . Trong quy chế hoạt động của TTNTLNH cũng xác định Swap là một nghiệp vụ của TTNTLNH . Tuy nhiên đến tháng 7/2001 giao dịch hoán đổi mới được đưa vào triển khai trong hệ thống ngân hàng . Theo QĐ số 1033/QĐ-NHNN ngày 15/8/2001 của Thống đốc NHNN áp dụng từ 16/08/2001 về tỷ lệ hoán đổi ngoại tệ của NHNN với các NHTM như sau:
Kỳ hạn Giá trị Tính theo
7 ngày 0,30% Tỷ giá bán giao ngay 15 ngày 0,40% Tỷ giá bán giao ngay 30 ngày 0,50% Tỷ giá bán giao ngay 60 ngày 1,00% Tỷ giá bán giao ngay 90 ngày 1,50% Tỷ giá bán giao ngay
Như vậy, so với QĐ 894 thì QĐ 1033 đã có những thay đởi đáng kể về tỷ lệ hoán đổi ngoại tệ. Theo đó, mức gia tăng tỷ giá hoán đổi ngày càng bị thu hẹp để sát với tỷ giá thị trường hơn nhưng vẫn còn ở mức cao gây bất lợi trong giao dịch khi tính điểm Swap.
Bảng 2.6: Mƣ́c gia tăng tỷ giá Swap tại Việt Nam
(Đơn vị: %) Kì hạn (ngày) QĐ 894 (17/7/2001) QĐ 1033 (15/8/2001) Mức gia tăng tỷ giá bán lại USD
7 0,8 0,3
15 0,85 0,4
30 1 0,5
60 1,35 1
90 1,7 1,5
( Nguồn: Vụ quản lý ngoại hối NHNN)
Năm 2004, NHNN ra quyết định 648/2004/QĐ-NHNN thay đổi một số nội dung như mở rộng thời gian giao dịch và xóa bỏ mức trần tỷ giá và tỷ lệ gia tăng , các bên tự do thỏa thuận. Tuy nhiên giao dịch chỉ được áp dụng giữa NHNN với các NHTM chứ chưa cho phép giao dịch với các TCTD khác . Vì vậy, giao dịch Swap vẫn còn hạn chế , doanh số giao dịch chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giao dịch ngoại tệ của NHTM .
Bảng 2.7: Doanh số giao dịch Swap của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2006-quý 1/2010
(Đơn vị: triệu USD)
Năm 2006 2007 2008 2009 Quý 1/2010
Giao dịch với TCTD 1983,6 1213,5 1903,1 2135,4 635,7 Giao dịch với NHNN 40 29 24 26 10
Tổng 2023,4 1242,5 1927,1 2161,4 645,7
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh ngoại tệ Ngân hàng nông nghiệp& phát triển nông thôn từ 2006-Quý 1/2010)
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn là ngân hàng lớn nhất Việt Nam hiện nay mà d oanh số giao dịch Swap năm 2007 cũng chỉ đạt 1213,5 triệu USD, giảm 28,5% so với năm 2006 là do cuối năm 2006 đầu năm 2007, các NHTM lại thiếu ngoại tệ để kinh doanh và thừa VND khiến giao dịch hoán đổi ngoại tệ với NHNN cũng giảm sút . Năm 2008, doanh số giao dịch bắt đầu tăng trở lại và có xu hướng tăng dầ n đều trong các năm tiếp theo . Sở dĩ như vậy là do việc NHNN đã cho phép giao dịch hoán đổi ngoại tệ giữa các TCTD với nhau. Hiện nay, các NHTM được phép cung cấp dịch vụ hốn đổi khi có nhu cầu nhưng phải có đề nghị bằng văn bản đến NHNN trong đó nêu rõ tình hình thiếu hụt VND và số lượng cần thiết ; cam kết những vấn đề khác liên quan trong giao dịch. Khi chấp nhận , NHNN thỏa thuận mua USD của các NHTM Việt Nam bằng giao dịch giao ngay theo tỷ giá spot của NHNN tại thời điểm ký hợp đồng swap tại ngày xác định giao dịch swap qua hệ thống Reuter đồng thời bán lại lượng USD đã mua của
NHTM khi đáo hạn. Mặc dù vậy, doanh số giao dịch hoán đổi vẫn chỉ chiếm 5-10% tổng doanh số giao dịch ngoại tệ của các NHTM . Tỷ trọng giao dịch swap không đều , doanh số giao dịch nhỏ , tập quán kinh doanh của các NHTM Việt Nam nhất là thiếu kiến thức về nghiệp vụ hoán đổi là khó khăn rất lớn đối với v iệc phát triển nghiệp vụ này hội nhập với thị trường quốc tế.