Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp thị trường ngoại tệ liên ngân hàng việt nam và định hướng phát triển (Trang 68 - 76)

II. Thƣ̣c trạng phát triển TTNTLNH Việt Nam

2.5.2.Hạn chế và nguyên nhân

2.5. Đánh giá chung về hoạt động của TTNTLNHVN

2.5.2.Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được , TTNTLNH của Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập, hạn chế cần khắc phục đó là:

 Thiếu sự can thiệp một cách hiệu quả của NHNN . Thực tế cho thấy tình trạng thiếu cung ngoại tệ thường xuyên xảy ra chứng tỏ cơ chế tỷ giá vẫn còn nhiều bất cập, chưa điều tiết được thị trường.

 Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng còn rất sơ khai về mặt nghiệp vụ , giao dịch ngoại hối chủ yếu là giao dị ch giao ngay, số lượng giao dịch thấp trong khi trên thế giới các giao dịch kì hạn và hoán đổi đã phát triển tương đương với giao dịch

giao ngay. Hơn nữa, tỷ trọng giao dịch trên Interbank là quá thấp , trái ngược với hoạt động của thị trường liên ngân hàng ở các quốc gia khác trên thế giới gây cản trở đối với thị trường ngoại hối Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế.

 Chính sách quản lí và điều tiết thị trường của NHNN cịn mang nặng tính áp đặt, chỉ đạo chứ chưa căn cứ vào điều kiện thực tế của các ngân hàng nên những biện pháp điều chỉnh đưa ra chưa thực sự hiệu quả và kịp thời.

 Thị trường tiền tệ cũng như thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động kém sôi động, cho nên tỷ giá và lãi suất được hình thành trên thị trường này khơng phản ánh đúng thực chất cung cầu ngoại tệ. Vai trò của ngân hàng nhà nước điều hành thị trường ngoại hối, là cầu nối giữa cung cầu ngoại tệ, tạo ra tính thanh khoản cao nhất cho hệ thống ngân hàng trong các năm qua còn mờ nhạt.

 Phương thức giao dịch trên thị trường còn rất sơ khai . Chỉ một số ít ngân hàng hiện nay đã thực hiện giao dịch mua bán ngoại tệ qua hệ thống Reuter , còn lại phần lớn giao dịch thủ công qua công văn,…

 Ngoài ra, các ngân hàng còn thiếu đội ngũ cán bộ có đủ năng lực cũng như các phòng ban chuyên về hoạt động kinh doanh ngoại hối để phân tích đánh giá xu hướng của thị trường

Nguyên nhân của nhƣ̃ng mặt hạn chế tồn tại trên TTNTLNH Việt Nam đ ó là:

Thứ nhất: nguyên nhân xuất phát ngay ở cấp độ vĩ mô là do cơ cấu của NHNN

chưa có một vụ có chức năng quản lý TTNTLNH . Điều này dẫn đến thực tế là số liệu thống kê về TTNTLNH Việt Nam còn chưa cập nhật , cơ sở dữ liệu không chính xác và không có căn cứ nguồn dữ liệu chính thống.

Thứ hai: hoạt động mua bán ngoại tệ ở Việt Nam hiện nay chủ yếu theo khuynh

hướng “tự cung tự cấp” là chính , nghĩa là ngoại tệ mua được từ khách hàng tr ước hết được dùng để bán lại cho khách hàng của mình , số dư mới đem bán lại trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng; trong trường hợp khan hiếm ngoại tệ các NHTM có thể thực hiện chính sách “Dự trữ ngoại tệ” . Điều này làm kìm hãm tốc độ luân chuyển vốn , gây thiệt hại cho nền kinh tế . Ngoài ra, do yếu tố tâm lý mà khi nói đến thị trường ngoại tệ nói

chung người ta thường nghĩ ngay đến thị trường mua bán ngoại tệ được phép giữa ngân hàng và khách hàng là các công ty xuất nhập khẩu hoặc là thị trường chợ đen .

Thứ ba: Hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ chưa đầy đủ và còn

nhiều điểm chưa hợp lý. Các văn bản quy phạm và thông tư hướng dẫn v ề hoạt động kinh doanh ngoại hối còn thiếu và chưa quy định cụ thể , có nhiều điểm khơng tương đồng với thông lệ quốc tế . Việc áp dụng các giao dịch quyền chọn , tương lai ở trên thế giới đã rất phát triển nhưng hiện tại Việt Nam vẫn chưa cho phép thực hiện, điều này làm cản trở đối với các ngân hàng trong việc tiếp cận thị trường ngoại hối quốc tế.

Thứ tư: cơ chế tỷ giá trong những năm qua của NHNN mang nặng tính chỉ đạo nên không thể là công cụ điều chỉnh cung cầu, trong khi đó mức độ can thiệp không đáng kể và thời điểm can thiệp thường diễn ra chậm . Mặt khác, việc điều hành quản lý dự trữ trực tiếp được giao cho Sở Giao dịch trong khi đơn vị tham mưu chiến lược là Vụ Quản lý ngoại hối không tiếp xúc trực tiếp và liên tục với thị trường quốc tế nên các chính sách cịn chậm so với biến động trên thị trường tài chính tiền tệ trong khu vực, sự biến động của thị trường trong khủng hoảng; kế hoạch chuyển đổi cơ cấu đồng tiền còn bị động.

Thứ năm: thị trường ngoại tệ tiền mặt ở Việt Nam phát triển khá mạnh. Thị trường

ngầm tiền mặt ngoại tệ phục vụ cho bộ phận nhập khẩu lậu qua đường biên giới cộng với nhu cầu thích sử dụng ngoại tệ tiền mặt của dân chúng nên thị trường này càng sôi động. Tỷ giá ở thị trường này ln cao hơn ngân hàng. Ngồi ra, chênh lệch giữa giá mua và bán ngoại tệ ở các ngân hàng ở Việt Nam ln ở mức cao vì các ngun nhân như chi phí cho xuất khẩu ngoại tệ tiền mặt khá cao. Chi phí quản lý tiền mặt ngoại tệ cao, tiền mặt tồn kho không được trả lãi như tài khoản tiền gửi trong khi đó ngân hàng phải trả lãi huy động.Doanh số mua rất nhỏ và chi phí cho giấy tờ, cho nhân viên thu đổi cao. Đồng thời rủi ro giao dịch tiền mặt ngoại tệ cao (ngoại tệ giả, séc giả). Thị trường tiền mặt ngoại tệ qua ngân hàng khơng có tính cạnh tranh, bị chi phối nhiều bởi hoạt động của thị trường ngầm

Thứ sáu: Các NHTM hiện nay vẫn chưa thay đổi tập quán kinh doanh truyền

thống và chưa chú trọng đến việc trang bị cơ sở vật chất hiện đại cũng như đào tạo cán bộ,….

Thứ bảy: Cơng tác phân tích thị trường để thực hiện kinh doanh ngoại hối trên thị

trường quốc tế chủ yếu còn ở giai đoạn tập dượt. Đáng lo ngại là chất lượng báo cáo lập và phân tích dự báo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô thấp, chậm và độ tin cậy số liệu không cao.

Ngồi ra, chúng ta khơng thể khơng nhắc tới những diễn biến tỷ giá phức tạp trên TTNTLNH trong thời gian vừa qua gây ảnh hưởng rất nhiều đến mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội. Qua phân tích, đánh giá một cách tồn diện, có thể thấy r ằng những diễn biến gần đây trên thị trường ngoại hối trong nước có một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Yếu tố tâm lý: doanh nghiệp và người dân đều nhận thức sâu sắc rằng năm 2009

nền kinh tế nước ta vẫn tiếp tục phải đương đầu với những khó khăn, thách thức của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính tồn cầu. Xuất khẩu, đầu tư nước ngoài cả trực tiếp lẫn gián tiếp, kiều hối, du lịch, khả năng vay vốn nước ngồi… hay nói một cách khác các nguồn cung ngoại tệ cho nền kinh tế đều giảm sút và thậm chí một số lĩnh vực cịn giảm sút rất mạnh. Từ suy nghĩ đó đã tạo ra tâm lý lo ngại sự mất giá mạnh của VND dẫn đến găm giữ ngoại tệ. Các doanh nghiệp xuất khẩu hay các doanh nghiệp có nguồn thu bằng ngoại tệ thì găm giữ trên tài khoản hoặc chỉ bán nhỏ giọt cho thị trường. Các doanh nghiệp nhập khẩu thì vội vã bằng mọi cách và bằng mọi giá đi mua ngoại tệ. Một bộ phận người dân cũng chuyển từ tiền gửi nội tệ sang tiền gửi ngoại tệ. Theo số liệu thống kê của NHNN số dư tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức kinh tế tăng liên tục trong suốt 4 tháng đầu năm 2009. Tiền gửi ngoại tệ của cả nền kinh tế tăng 3,35%. Đây là hiện tượng khơng bình thường. Hàng năm, số dư tiền gửi của tổ chức kinh tế lên xuống khá mạnh theo chu kỳ xuất, nhập khẩu, tạo ra sự lưu thông của nguồn ngoại tệ nhằm tự điều tiết cung - cầu ngoại tệ trên thị trường. Bốn tháng đầu năm 2009 số ngoại tệ này hầu như đóng băng.

Bên cạnh đó, hoạt động đầu cơ trên thị trường chợ đen cũng thừa cơ trỗi dậy. Nắm được tâm lý của doanh nghiệp và người dân, giới đầu cơ chủ động đưa ra các tin đồn thất thiệt, thậm chí cịn tự tạo ra các đợt sóng trên thị trường ngoại tệ để mua bán kiếm lời với thủ đoạn ngày càng tinh vi.

Yếu tố khách quan: Từ cuối năm 2008 đến nay, Chính phủ đã đưa ra các gói gồm

nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm hạn chế đến mức tối đa các tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế tồn cầu, duy trì tăng trưởng hợp lý, ổn định kinh

tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội; trong đó có nhóm giải pháp hỗ trợ 4% lãi suất vay vốn ngân hàng bằng VND cho cả ba kỳ hạn: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Những chỉ số kinh tế vĩ mô của quý I và 4 tháng đầu năm 2009, cũng như tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng đều qua các tháng là minh chứng cho sự đúng đắn và kịp thời của các giải pháp nêu trên, được dư luận xã hội đánh giá rất tích cực.

Tuy nhiên, cũng có một thực tế là khi ta tiến hành hỗ trợ lãi suất vay VND 4% đã đưa mặt bằng lãi suất vay VND thực tế của các doanh nghiệp và dân cư xuống 5% - 6% (trong một số trường hợp còn thấp hơn). Mặt bằng lãi suất này cũng bằng mặt bằng lãi suất cho vay ngoại tệ hiện hành của hệ thống NHTM. Điều này vơ hình chung đã khuyến khích các doanh nghiệp có nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tiến hành vay vốn bằng VND để mua ngoại tệ của các NHTM thay vì vay vốn bằng ngoại tệ (hiệu quả kinh tế như nhau lại không bị rủi ro về biến động tỷ giá). Thậm chí nhiều doanh nghiệp đang có số dư vay vốn ngân hàng bằng ngoại tệ cũng tìm mọi cách vay VND mua ngoại tệ để trả nợ trước hạn vốn vay ngoại tệ cho ngân hàng. Số liệu thống kê cho thấy 4 tháng đầu năm 2009 tăng trưởng tín dụng nói chung của cả nền kinh tế là 11,6%, trong khi đó tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ lại giảm 2,5%. Thực tế này đã làm tăng đột biến nhu cầu mua ngoại tệ trong nền kinh tế thay vì nhu cầu đó được giải quyết hài hịa qua các kỳ hạn khác nhau trong cả năm, thậm chí cho cả các năm tiếp theo. Như đã nói ở trên, tiền gửi ngoại tệ trong hệ thống NH vẫn tiếp tục tăng lên, trong khi tín dụng bằng ngoại tệ lại giảm, dẫn đến tình trạng hệ thống ngân hàng “thừa” ngoại tệ để cho vay nhưng lại thiếu ngoại tệ để bán cho doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra, cũng còn phải kể đến một hiện tượng rất phổ biến là hiện nay nhiều doanh nghiệp và người dân có nguồn thu ngoại tệ, thay vì trước đây để phục vụ cho sản xuất kinh doanh trong nước của mình họ bán ngoại tệ cho hệ thống NHTM lấy VND, thì nay dùng ngoại tệ để thế chấp vay VND. Theo tính tốn gửi ngoại tệ tại ngân hàng để lấy lãi suất 2% đến 3%, vay VND sau hỗ trợ phải trả từ 5% đến 6%, như vậy thực tế phải trả lãi vốn vay ngân hàng ở mức 2% - 3%. Do vậy, theo tính tốn của họ đi vay ngân hàng khơng những không phải trả lãi mà còn được hưởng lãi.

Kết luận chƣơng 2

Như vậy, từ khi thành lập đến nay , TTNTLNH Việt Nam đã từng bước hoàn thiện và ngày càng phát huy vai trò quan trọng của mình đối với nền kinh tế , phù hợp với xu thế tự do hóa thương mại quốc tế . Tuy nhiên , trình độ phát triển của TTNTLNH Việt Nam hiện nay cò n có sự cách biệt khá xa với thị trường thế giới về nhiều mặt : quy mô, doanh số thị trường , nghiệp vụ giao dịch cơ bản ,... đặt ra thách thức không nhỏ cho các ngân hàng thương mại trong tiến trình hội nhập với thế giới.

CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TTNTLNHVN THỜI KÌ HỘI NHẬP

KINH TẾ QUỐC TẾ I. Định hƣớng phát triển TTTLNH

1.1. Định hướng phát triển thị trường trong thời gian tới

Định hướng cho sự phát triển của thị trường ngoại hới nói chung và TTNTLNH nói riêng, trong cương lĩnh xây dựng chiến lược phát triển kinh tế -xã hội từ năm 2010- 2020 của ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX tại Đại hội đại biể u toàn quốc lần thứ X đã đặt ra những mục tiêu phát triển kinh tế nói chung . Trên cơ sở đó , quan điểm định hướng chủ yếu trong hoạt động kinh doanh ngoại hối nói chung và nhiệm vụ phát triển TTNTLNH nói riêng trong giai đoạn 2010-2020 như sau:

* Về hoạt đợng của NHNN:

 Hồn thiện cơ chế điều hành lãi suất đồng nội tệ và ngoại tệ theo hướng tự do hóa có sự điều tiết gián tiếp của NHNN (sử dụng công cụ lãi suất chiết khấu , lãi suất cơ bản).

 Hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá vừa linh hoạt trong ngắn hạn vừa ổn định trong dài hạn , khuyến khích xuất khẩu góp phần ổn định thị trường tiền tệ và thị trường vốn.

 Hoàn thiện thị trường tiền tệ thứ cấp đặc biệt là thị trường liên ngân hàng nội tệ và ngoại tệ , phát triển các công cụ tài chính như hợp đồng kì hạn , tương lai , quyền chọn, hoán đổi.

 Xây dựng và hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở, phát triển một số trung tâm giao dịch nghiệp vụ này , coi đây là một công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ , giúp NHNN điều tiết kịp thời và có hiệu quả lượng tiền cung ứng phù hợp với yêu cầu kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế từng thờ i kì.

 Hồn thiện chính sách và cơ chế quản lý ngân hàng theo hướng tự do hóa các giao dịch vãng lai và giao dịch vốn , đồng thời xây dựng hệ thống biện pháp kiểm soát chu chuyển vốn quốc tế, đặc biệt là vốn ngắn hạn, kiểm soat nợ nước ngoài.

 Kiểm soát và hạn chế tiến tới chấm dứt tình trạng Đôla hóa trên cơ sở nâng cao vị thế của đồng Việt Nam , đa dạng hóa các cơng cụ tài chính , các hình thức đầu tư , phương tiện thanh toán không dùng ti ền mặt kết hợp với các biện pháp quản lý ngoại tệ nói trên.

* Về hoạt đợng của các NHTM:

 Hoạt động kinh doanh ngoại hối phải dựa trên nền tảng kinh tế thị trường định hướng XHCN . Dựa trên quan điểm này đòi hỏi các NHTM khi xây dựng chiến lược kinh doanh cạnh tranh trên thị trường phải tuân thủ theo định hướng chiến lược xuyên suốt của Đảng và Nhà nước đã được hoạch định nhằm xây dựng chiến lược kinh tế thị trường nước ta theo định hướng XHCN.

 Kết hợp hài hòa giữa thị trường ngoại hối với các thị trường khác nhằm duy trì môi trường kinh tế vĩ mô lành mạnh , tạo nền tảng để phát huy tối đa nguồn nội lực và ngoại lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Muốn làm được điều đó thì hoạt động kinh doanh của các NHTM trong lĩnh vực ngân hàng phải có tác dụng điều chỉnh nguồn ngoại tệ ra vào hữu hiệu căn cứ vào khả năng hấp thụ của nền kinh tế.

 Kết hợp hài hòa giữa lợi ích của ngân hàng và khách hàng trong hoạt động kinh doanh. Để thực hiện được điều này đòi hỏi các NHTM trước hết phải có quyết định mở rộng khách hàng thông qua việc mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, gắn bó chặt chẽ với lợi ích của mình với lợi ích của khách hàng . Trong điều kiện của một nền kinh tế mở thì các NHTM phải tăng cường hỗ trợ các hoạt động ngoại thương thông qua việc đa dạng hóa các nghiệp vụ tà i trợ khách hàng qua đó kinh doanh ngoại hối có hiệu quả.

 Hoạt động kinh doanh ngoại hối có một đặc điểm là thị trường kinh doanh rộng và có tính tồn cầu . Vì vậy, hoạt động của các NHTM trong lĩnh vực này ngoài mục

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp thị trường ngoại tệ liên ngân hàng việt nam và định hướng phát triển (Trang 68 - 76)