Giao dịch quyền chọn

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp thị trường ngoại tệ liên ngân hàng việt nam và định hướng phát triển (Trang 54 - 58)

II. Thƣ̣c trạng phát triển TTNTLNH Việt Nam

2.2.4. Giao dịch quyền chọn

Với giao dịch quyền chọn , mặc dù trên thế giới đã xuất hiện từ những năm 70 nhưng đến đầu năm 2003 Việt Nam mới chỉ được áp dụng thí điểm. Theo quy định , các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại hối phải có vốn tự có tối thiểu 200 tỷ VND, kinh

doanh ngoại tệ có lãi trong năm gần nhất , doanh số mua bán ngoại tệ /VND năm 2002 đạt tới thiểu 1 tỷ USD, có đề án chi tiết và quy định của ngân hàng về quy trình nghiệp vụ quyền chọn trong đó có các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

Tháng 12/2003, Ngân hàng Eximbank là ngân hàng đầu tiên thí điểm thực hiện nghiệp vụ này. Thời gian thí điểm là 6 tháng. Quy trình giao dịch chỉ được dùng ngoại tệ tự do chuyển đổi như USD , EUR, JPY,… không được sử dụng VND . Giới hạn số dư cao nhất là 500000 USD hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương và chỉ được thực hiện với các doanh nghiệp đóng tại Việt Nam . Trong thời hạn hiệu lực của hợp đờng , doanh nghiệp phải xuất trình cho ngân hàng chứng từ theo quy định quản lý ngoại hối hiện hành. Thời hạn giao dịch từ 7 ngày tối đa 3 tháng. Trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng doanh nghiệp có quyền yêu cầu thực hiện quyền lựa chọn theo giá trị đã thỏa thuận.

Bảng 2.8: Tình hình thực hiện giao dịch quyền chọn tại Eximbank giai đoạn 2003-2007

(Đơn vị: triệu USD)

Năm 2003 2004 2005 2006 2007

Số lượng hợp đồng 70 107 119 126 132 Trị giá giao dịch 6,4 12,31 15,82 19,77 21,95

( Nguồn: Tạp chí Ngân hàng số 4 năm 2007)

Từ sau khi áp dụng thí điểm nghiệp vụ quyền chọn , số lượng hợp đồ ng cũng như trị giá hợp đồng liên tục tăng qua các năm. Chỉ sau 5 năm thực hiện, trị giá giao dịch năm 2007 đã tăng gấp 3,5 lần so với năm 2003 và số lượng hợp đồng cũng tăng gần gấp đôi .

Tháng 8/2005, NHNN cho phép 2 ngân hàn g nữa được phép sử dụng nghiệp vụ quyền chọn là Vietcombank và VIBank . Tháng 12/2005, có thêm ACB , BIDV, Techcombank và Ngân hàng cổ phần quân đội .

Cùng với việc cho phép thí điểm nghiệp vụ quyền chọn , NHNN cũng dần dần từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngoại hối sử dụng hợp đồng quyền chọn . Cụ thể là n ăm 2004, NHNN đã ban hành QĐ 1452 về giao dịch hối đoái của các TCTD trong đó lần đầu tiên cho phép các cá nhân đ ược thực hiện giao dịch kì hạn và quyền chọn với các ngân hàng . Khi tham gia , các cá nhân tổ chức khơng cần

nói rõ sử dụng ngoại tệ này để mua hay hoán đổi ngoại tệ khác ngoại tệ khác để làm gì . Tại Quyết định này, giao dịch quyền chọn chỉ bao gồm giao dịch giữa các ngoại tệ (không liên quan đến Đồng Việt Nam).

Tuy nhiên, ngày 23/3/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành văn bản yêu cầu các ngân hàng thương mại dừng thực hiện thí điểm nghiệp vụ option (quyền chọn) tiền đồng kể từ. Theo văn bản vừa ban hành, hiện NHNN đã dự thảo thông tư về giao dịch hối đối của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối hướng dẫn Nghị định 160/2006/NĐ-CP và thay thế Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN về giao dịch hối đối.

Do đó, NHNN u cầu các NHTM đã được NHNN cho phép thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ chấm dứt việc thực hiện nghiệp vụ này kể từ ngày 23/3/2009. Các hợp đồng quyền chọn giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ đã ký trước ngày 23/3/2009 vẫn được thực hiện như đã ký kết.

Thông qua việc thực hiện thí điểm nghiệp vụ này, NHNN đã tiến hành tổng hợp tình hình và có những đánh giá cả mặt được, mặt chưa được, những thuận lợi và vướng mắc, khó khăn, từ đó nghiên cứu, xây dựng và ban hành quy chế áp dụng đối với nghiệp vụ này để các ngân hàng thương mại triển khai, thực hiện.

Ưu điểm của hợp đồng quyền chọn là cung c ấp cho các ngân hàng , các doanh nghiệp nhi ều cơng cụ tài chính, nhiều sự lựa chọn hơn để phòng ngừa rủi ro tài chính doanh nghiệp thơng qua việc hạn chế tác động bất lợi rủi ro tỷ giá. Dưới góc độ phịng ngừa rủi ro tỷ giá, giữa hai loại hợp đồng kỳ hạn (Forward) và hợp đồng quyền lựa chọn (Option) có những điểm giống nhau. Vì chúng đều cho phép người tham gia xác định được một tỷ giá tối đa (nếu mua) hoặc tối thiểu (nếu bán) trong tương lai, chủ động tính tốn được chi phí, tính tốn được hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, hai loại hợp đồng này có sự khác biệt nhau về căn bản. Trong hợp đồng Forward, khi đến hạn hợp đồng, các bên tham gia phải thực hiện hợp đồng. Các bên tham gia khơng có bất kỳ sự lựa chọn nào khác dù biết rằng điều đó là khơng có lợi cho mình. Ngược lại, trong hợp đồng Option, các bên tham gia không nhất định phải thực hiện hợp đồng. Bên mua quyền chọn sau khi

trả phí mua quyền có quyền có sự lựa chọn khác nếu họ tính tốn thấy việc thực hiện quyền chọn không có lợi cho mình.

Nhược điểm của hợp đờng qùn chọn là mối quan tâm của Doanh nghiệp – người mua quyền và ngân hàng – người bán quyền là mối quan tâm, kỳ vọng ngược chiều nên chỉ khi nào tỷ giá biến động với biên độ dao động lớn thì việc thực hiện giao dịch quyền lựa chọn mới kỳ vọng mang lại hiệu quả. Vì phí giao dịch của ngân hàng ln biến động khoảng trên dưới 1% giá trị thực hiện, mà như trên đã đề cập, sự biến động giảm giá của VND so với USD từ đầu năm đến tháng 3 năm 2003 chỉ có 0,33% thì rõ ràng việc doanh nghiệp mua quyền chọn lựa chưa trở thành một nhu cầu bức thiết, chưa kể tỷ giá USD/VND chỉ có tăng (VND mất giá) chứ khơng giảm mấy, chỉ có vài đợt giảm nhưng rất nhẹ. Chỉ có các đồng ngoại tệ như USD, EUR, GBP, JPY, . . . mới có biên độ giao động lớn.

Ngoài ra, trong giai đoạn thí điểm, ngân hàng Nhà nước chỉ mới cho phép EXB thực hiện hợp đồng Option giữa ngoại tệ với ngoại tệ, chưa cho phép giao dịch VND với ngoại tệ cũng là một hạn chế không cần thiết. Với qui định Ngân hàng Nhà nước chỉ cho giao dịch quyền lựa chọn giữa ngoại tệ với ngoại tệ, nên các doanh nghiệp mu ốn thực hiện nghiệp vụ giao dịch hối đoái này giữa VND với ngoại tệ phải đi đường vịng thơng qua một ngoại tệ tự do chuyển đổi khác bằng cách dùng VND mua ngoại tệ (như EUR hoặc JPY) rồi mới dùng ngoại tệ này tiến hành giao dịch hợp đồng Option với đồng tiền mà mình cần mua. Việc làm này gây cho doanh nghiệp nhi ều khó khăn vì phải thơng qua dự đoán sự biến động của hai đồng tiền, điều này chỉ thích hợp nhiều khi doanh nghiệp có ý định kinh doanh chênh lệch tỷ giá.

Về mặt pháp lý, hiện chỉ có văn bản của Ngân hàng Nhà nước cho phép EXB thực hiện thí điểm hợp đồng quyền lựa chọn. Các cơ quan khác như Bộ thương mại, Bộ tài chính (Tổng cục thuế) chưa có những văn bản làm rõ, xác nhận nghiệp vụ này như một hoạt động kinh doanh tài chính của doanh nhiệp. Việc này có thể gây khó khăn khi doanh nghiệp ghi nh ận chi phí, nhất là trong trường hợp khơng thực hiện quyền lựa chọn. Việc khơng có các văn bản của các cơ quan khác điều chỉnh nghiệp vụ này còn gây cản ngại

tâm lý cho các doanh nghiệp nhà nước, chứ vấn đề không nằm ở kiến thức, sự hiểu biết về nghiệp vụ giao dịch hối đoái này.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp thị trường ngoại tệ liên ngân hàng việt nam và định hướng phát triển (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)