Ảnh hưởng chính sách quản lý ngoại hối và điều chỉnh tỷ giá của NHNN lên hoạt

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp thị trường ngoại tệ liên ngân hàng việt nam và định hướng phát triển (Trang 58 - 61)

II. Thƣ̣c trạng phát triển TTNTLNH Việt Nam

2.3 Ảnh hưởng chính sách quản lý ngoại hối và điều chỉnh tỷ giá của NHNN lên hoạt

động của TTNTLNH

Có thể nói, chính sách quản lí ngoại hối của Nhà nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cũng như xu hướng phát triển TTNTLNH của một quốc gia. Nếu Nhà nước kết hợp và vận dụng linh hoạt, đúng lúc, đúng cách các cơng cụ quản lí ngoại tệ của các ngân hàng với các cơng cụ khác của thị trường tài chính - tiền tệ thì chắc chắn sẽ thu được hiệu quả lâu dài, bền vững. Một số công cụ mà Nhà nước hay sử dụng khi điều chỉnh tỷ giá và chính sách quản lí ngoại hối quốc gia là cơng cụ lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở, quy định tỷ lệ dự trữ ngoại tệ bắt buộc, tỷ lệ kết hối,…

Ở Việt Nam trong giai đoạn 1994-1998, TTNTLNH mới đi vào hoạt động, doanh số giao dịch rất thấp, số lượng giao dịch bị hạn chế thì ngun nhân xuất phát khơng chỉ từ phía các ngân hàng Việt Nam là quy mơ nhỏ, trình độ phát triển chưa cao mà còn do chính sách quản lí ngoại hối của Nhà nước cịn mang nặng tính áp đặt, mệnh lệnh, cách quy định tỷ giá ngoại tệ không phản ánh thực chất quan hệ cung – cầu thị trường.

Tuy nhiên, khi hành lang pháp lí cho hoạt động kinh doanh ngoại hối dần được hồn thiện và cụ thể hóa bằng các Nghị định và sau khi có sự ra đời của Pháp lệnh ngoại hối Việt Nam năm 2005 thì chính sách quản lí ngoại hối của Việt Nam đã nhất quán hơn, các NHTM chịu sự giám sát của NHNN trong kinh doanh ngoại tệ. Bên cạnh đó, cùng với những lần điều chỉnh tỷ giá và biên độ thì kèm theo đó là việc tăng, giảm lãi suất hay sử dụng nghiệp vụ mua, bán trái phiếu chính phủ để hạn chế những tác động ngược chiều và kết quả là tỷ giá trên TTNTLNH từng bước phản ánh cung - cầu thực tế, thu hẹp khoảng cách tỷ giá với thị trường tự do, các ngân hàng có thể sử dụng nhiều cơng cụ để phịng ngừa rủi ro hơn, lợi nhuận của các ngân hàng từ kinh doanh ngoại tệ liên tục tăng trưởng,… Nhà nước cũng đã xác định chú trọng phát triển thị trường ngoại hối và nhất là TTNTLNH để có thể theo kịp các nước thế giới nên cơng tác quản lí quỹ dự trữ ngoại hối, chính sách tỷ giá, lãi suất ln được NHNN cập nhật thông tin thường xuyên để đưa ra

những điều chỉnh kịp thời. Điều này được thể hiện rõ nhất trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế và khan hiếm ngoại tệ của Việt Nam năm 2009 vừa qua.

Nửa cuối năm 2009 đã chứng kiến sự căng thẳng và diễn biến tăng giá kỷ lục của đồng USD, tác động không nhỏ tới hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu có phần hưởng lợi từ tỷ giá tăng thì đa số các doanh nghiệp khác, đặc biệt là các doanh nghiệp nhập khẩu, cùng với các tổ chức, cá nhân...đều chịu áp lực từ sự tăng giá của đồng USD. Bên cạnh đó là tình trạng khan hiếm ngoại tệ lại càng đẩy giá USD lên cao. Trước tình hình đó , NHNN đã đưa ra một loạt chính sách nhằm bình ổn thị trường , trong đó có các quy định về dự trữ ngoại tệ bắt buộc của các TCTD được phép kinh doanh ngoại tệ , chính sách kết hối,...Những chính sách này đã tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các NHTM nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Theo quy định 1081/QĐ-NHNN ban hành năm 2001, Giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ dương và tổng trạng thái ngoại tệ âm ći ngày c ủa Tổ chức tín dụng khơng được vượt q 30% vốn tự có của Tổ chức tín dụng tại thời điểm đó. Quy định này đã hạn chế được tình trạng các TCTD giữ ngoại tệ , bán ra thị trường khi tỷ giá USD /VND cao và nhất là trong thời điểm khan hiếm ngoại tệ như hiện nay.

Mặc dù NHNN đã xóa bỏ quy định kết hối ngoại tệ vào tháng 4 năm 2003 nhưng đứng trước tình trạng căng thẳng cung cầu ngoại tệ trong năm vừa qua , có nhiều ý kiến cho rằng nên áp dụng lại biện pháp này . Theo điều 44, Pháp lệnh ngoại hối Việt Nam 2005, nếu cần thiết để đảm bảo an ninh tài chính q́c gia , Chính phủ được áp dụng các quy định về nghĩa vụ bán ngoại tệ của người cư trú là tổ chức . Do vậy , nếu tái kết hối cũng không đi ngược lại với cam kết của IMF và WTO . Tuy nhiên , nếu áp dụng biện pháp kết hối thì cơ quan điều hành chính sách tiền tệ quốc gia phải tính tốn tỷ lệ kết hối là bao nhiêu và trong thời gian bao lâu . Dù sao đây c ũng là biện pháp hành chính chỉ có tác dụng trong ngắn hạn . Trên thực tế , ngày 30/12/2009, với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước chính thức ban hành thơng tư hướng dẫn việc các tập đồn, tổng cơng ty lớn của Nhà nước bán lại ngoại tệ cho các ngân hàng. Việc bán lại

được thực hiện khá nhanh sau đó và tạo một nguồn cung đáng kể, hỗ trợ các ngân hàng cải thiện trạng thái ngoại tệ vốn căng thẳng trước đó.

Ngày 18/1/2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có Quyết định số 74/QĐ-NHNN điều chỉnh dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 02/2010 và thay thế điều 2 Quyết định số 379/QĐ-NHNN ngày 24/2/2009 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ áp dụng cho các TCTD kể từ tháng 2/2010 giảm mạnh so với mức quy định trước đây. Cụ thể, theo quy định mới, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng ngoại tệ áp dụng cho các ngân hàng thương mại nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Agribank), ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 4% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc; giảm mạnh so với mức 7% áp dụng từ 1/1/2009. Đối với Agribank, quỹ tín dụng nhân dân trung ương, ngân hàng hợp tác là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc (trước đó là 6%).

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên bằng ngoại tệ áp dụng cho các ngân hàng thương mại nhà nước (không bao gồm Agribank), ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, cơng ty tài chính, cơng ty cho th tài chính là 2% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc (trước đó là 3%). Đối với Agribank, quỹ tín dụng nhân dân trung ương, ngân hàng hợp tác là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc (thay cho mức 2% hiện hành). Như vậy, cùng với việc các tập đồn, tổng cơng ty lớn của Nhà nước bán lại ngoại tệ, việc Ngân hàng Nhà nước giảm mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc nói trên sẽ tạo điều kiện để các ngân hàng thương mại có thêm nguồn vốn ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các TCTD ở thời điểm này sẽ giúp các TCTD tăng khả năng huy động vốn và thanh toán cũng như giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và hộ sản xuất có thêm nguồn cung từ nguồn vốn vay ngân hàng nhằm thúc đẩy đầu tư, sản xuất, kinh doanh phát triển.

Ngay sau đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục ban hành Thông tư số 03/2010/TT- NHNN, quy định mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của tổ chức kinh tế tại tổ chức tín dụng là 1%/năm. Đây được xem là một “cú hích” mạnh khi ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các tổ chức kinh tế có tiền gửi bằng USD, khi lãi suất trước đó được hưởng có từ 4% - 4,5%/năm. Quy định này được bình luận là đặt các tổ chức đó phải tính tốn lợi ích và xem xét bán lại ngoại tệ, chuyển sang VND để có lãi suất tiền gửi cao hơn. Khớp với chính sách này, các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng giá USD mua vào để thu hút nguồn ngoại tệ tiềm năng này. Chênh lệch lãi suất vay vốn bằng VND và USD lớn khiến các doanh nghiệp cân nhắc và dịch chuyển sang vay USD. Lãi suất vay VND tăng cao đầu năm 2010, lên từ 15% - 17%, thậm chí 18%/năm…, trong khi lãi suất vay USD chỉ khoảng 6% - 9%/năm. Chênh lệch này khiến một bộ phận doanh nghiệp chọn “đường vòng” vay USD rồi bán lại lấy vốn VND, tăng cung ngoại tệ cho thị trường. Ngoài chênh lệch lãi suất lớn, lựa chọn này được hỗ trợ bởi kỳ vọng tỷ giá USD/VND sẽ ổn định, hoặc rủi ro biến động không quá lớn trong kỳ vay vốn. Thực tế, tỷ giá USD/VND gần như cố định kể từ tháng 2 đến nay. Thêm vào đó, ngày 15/12/2009, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 25/2009/TT-NHNN mở rộng đối tượng được vay vốn bằng ngoại tệ, đặc biệt là các đối tượng xuất khẩu. Tác động này được dẫn chứng ở tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ đã tăng đột biến tới 14,07% trong quý 1/2010, trong khi cùng kỳ năm ngối giảm 2,24%. Những tác động chính trên tạo sự cộng hưởng từ loạt chính sách điều hành với diễn biến thực tế thị trường.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp thị trường ngoại tệ liên ngân hàng việt nam và định hướng phát triển (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)