Kinh nghiệm và bài học rút ra ở một số NHTM

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm mở rộng quy mô tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng ở ngân hàng liên doanh việt-nga (Trang 28 - 30)

1 .Tổng quan về tín dụng ngân hàng

5. Kinh nghiệm và bài học rút ra ở một số NHTM

5.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc.

Năm 2001 Trung Quốc chính thức gia nhập WTO, đây là một cơ hội cũng như thách thức lớn cho đất nước đông dân nhất thế giới này. Ngành Ngân hàng cũng khơng nằm ngồi xu thế này trong đó tín dụng là lĩnh vực mà có các điều kiện đang chín muồi.

Tín dụng phát triển nhanh ở Trung Quốc từ năm 1998, chính phủ khuyến khích hoạt động này bằng chính sách tài chính chủ động và chính sách tiền tệ nới lỏng, NHTW đã ban hành nhiều chính sách tạo hành lang pháp lí cho hoạt động này. Kết quả là cuối năm 1997 các khoản tín dụng đạt 5733 tỷ NDT, và đến năm 2001 con số này là 10773 tỷ NDT, tức gấp gần 2 lần so với năm 1997. Tuy nhiên việc phát triển tín dụng đó khơng tránh khỏi những khó khăn.

5.2. Bài học cho Việt Nam.

Cải thiện dịch vụ tín dụng khơng những giúp các Ngân hàng trong việc tránh các thách thức từ đối thủ cạnh tranh mà cịn là chìa khóa thúc đẩy tiêu dùng trong nước, giúp duy trì tăng trưởng kinh tế. Có thể thấy việc hỗ trợ của Chính phủ một cách mạnh tay như nới lỏng các quy định, tạo hành lang pháp lý vững chắc, các chủ trương kích cầu chống giảm phát để thúc đẩy kinh tế là nhưng điều kiện thuận lợi về mặt khách quan cho các Ngân hàng phát triển. Các NHTM ở Trung Quốc cung thực hiện việc đa dạng hóa trong hoạt dộng tín dụng phịng tránh rủi ro. Một mặt họ bám sát vào các chủ trương, chính sách của Nhà nước để tài trợ nhu cầu của nền kinh tế, mặt khác chú trọng đến các chiến lược phát triển dài hạn, các biện pháp ngăn ngừa rủi ro hữu hiệu bằng việc áp dụng công nghệ hiện đại trong việc quản lý khách hàng.

Tuy vậy cũng phải thừa nhận rằng rủi ro trong lĩnh vực tín dụng chưa thể hiện đầy đủ ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam hiện nay, đa số các khoản

vay là trong dài hạn nên khả năng trả nợ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Do đó NHNN cần đưa ra các quy định chặt chẽ hơn trong việc cấp các khoản tín dụng, thành lập hệ thống đánh giá chất lượng tín dụng tồn quốc.

Trên đây là một số phân tích về thực trạng tín dụng của các NHTM ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể vận dụng để phát triển nghiệp vụ này.

Tất nhiên sẽ có những khó khăn khách quan của hai nền kinh tế láng giềng này mà đòi hỏi sự phối hợp của các cấp, các ban ngành hữu quan, NHNN… trong việc giải quyết nhằm đưa tín dụng trở thành một nghiệp vụ sinh lời lớn cho ngân hàng, phục vụ tốt nhất nhu cầu vay vốn từ đó phát triển kinh tế đất nước.

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT – NGA.

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm mở rộng quy mô tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng ở ngân hàng liên doanh việt-nga (Trang 28 - 30)