1.1.Tác động của môi trường kinh tế xã hội năm 2009:
Năm 2008 là năm hệ thống tài chính - ngân hàng Việt Nam trải qua nhiều sóng gió nhất trong hơn 15 năm qua, chịu nhiều sức ép về thanh khoản, lãi suất và nhu cầu mua - bán ngoại tệ trong điều kiện thắt chặt chính sách tiền tệ và kiểm sốt lạm phát. Khủng hoảng tài chính thế giới tiếp tục lan rộng và ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, tác động xấu đến sản xuất và tiêu dùng trong năm 2009. Do đó, nguồn vốn sẽ khan hiếm hơn so với những năm trước, nên thanh khoản vẫn sẽ là vấn đề cho hệ thống các ngân hàng thương mại để mở rộng tín dụng sau khủng hoảng, dự báo có thể kéo dài sang năm 2010 – 2011.
Năm 2009, nền kinh tế thế giới tiếp tục chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế, thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Chính phủ thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát và ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô. Các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do các nền kinh tế chính là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam đều bước vào giai đoạn suy thoái kinh tế, nhu cầu về hàng hoá giảm mạnh. Hệ thống Ngân hàng thương mại trong nước phải chịu sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng nước ngồi có ưu thế về vốn, cơng nghệ và trình độ quản lý. Bên cạnh đó, các Ngân hàng thương mại cổ phần trong nước đang chịu sức ép phải tăng vốn điều lệ lên mức tối thiểu 3.000 tỷ đồng vào năm 2010 theo quy định của Chính phủ.
1.2.Định hướng tín dụng năm 2009:
Theo dự báo, kinh tế Việt Nam năm 2009 có thể diễn ra 3 kịch bản sau: Kịch bản 1: Ổn định dần
Kịch bản 2: Giảm phát và đình trệ Kịch bản 3: Lạm phát và suy thối
Theo những dấu hiệu mới nhất từ việc điều hành kinh tế vĩ mơ, Chính phủ đang hướng nền kinh tế đi theo kịch bản thứ 1: Ổn định dần, đây là kịch bản tối ưu có thể nhắm tới 2 mục tiêu hàng đầu đó là kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Kế hoạch hành động để triển khai giải pháp về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng theo chỉ đạo của Chính phủ nhằm ổn định kinh tế vĩ mơ, ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Nếu khơng có những diễn biến bất lợi khác thì trong năm 2009 lãi suất sẽ ổn định và giảm dần, các NHTM sẽ giảm lãi suất cho vay và bước đầu thực hiện nới lỏng tiền tệ. Chính sách tỷ giá sẽ linh hoạt hơn, biên độ dao động được nới rộng hơn nhằm phản ánh chính xác cung – cầu ngoại hối. Ngân hàng liên doanh Việt – Nga sẽ xây dựng kế hoạch mở rộng quy mơ tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng dựa trên giả định về kịch bản của nền kinh tế vĩ mô theo hướng: Ổn định dần.
1.2.1.Định hướng mở rộng quy mơ tín dụng tại VRB:
Phát huy các thành tích đã đạt được, Ngân hàng liên doanh Việt-Nga sẽ tiếp tục mở rộng quy mơ tín dụng theo những định hướng sau:
- Cơ cấu lại tổ chức, hoạt động của SGD VRB tại Hà Nội. Khai trương hoạt động chi nhánh ở Nha Trang, Hải Phòng, Nghệ An. Mở thêm 02 Phòng giao dịch tại Hà Nội, 02 tại TP. Hồ Chí Minh, 01 tại Vũng Tàu. Cùng với việc thành lập Văn Phòng đại diện tại Liên bang Nga và kế hoạch mở Ngân hàng con tại Liên bang Nga, khơi thông việc tài trợ thương mại cho các doanh nghiệp kinh doanh giữa 2 nước như xuất khẩu thủy sản, hàng may mặc sang Nga..
- Đẩy mạnh, gia tăng tài trợ tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu. Đây là giải pháp an tồn,
tăng số lượng khách hàng, phát triển tín dụng gắn với phát triển các dịch vụ ngân hàng, phân tán rủi ro.
- Để tăng nguồn thu, Ngân hàng có thể phát triển dịch vụ tài chính cá nhân.Phát triển tín dụng bán lẻ gắn với chương trình kích cầu nội địa của Chính phủ. Hiện tại Ngân hàng áp dụng lãi suất cho vay tiêu dùng (đầu tư, mua nhà, xe hơi…) ở mức khoảng 11%/năm tính trên dư nợ giảm dần.
Bảng 11:Chỉ tiêu mở rộng quy mô của VRB
(Đơn vị: Triệu USD )
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Dự kiến năm 2009 Dự kiến năm 2010
1.Dư nợ cho vay 38,7 150,7 290 570
Cho vay theo loại tiền 38,7 150,7 290 570
-Cho vay nội tệ 24,3 99,3 174 313
-Cho vay ngoại tệ 14,4 51,4 116 257
Cho vay theo kỳ hạn 38,7 150,7 290 570
-Ngắn hạn 21,2 96,8 174 328
-Trung dài hạn 17,5 53,9 116 242
Cho vay theo đối tượng 38,7 150,7 290 570
-Tổ chức tín dụng 3 0 0 0
-Tổ chức kinh tế 25,4 129,6 209 355
-Cá nhân 10,3 21,1 81 215
1.2.2.Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng của VRB:
-Tập trung tín dụng vào các đối tượng như dự án kết cấu hạ tầng giao
thông qui mô lớn, các dự án đường bộ cao tốc, một số sân bay, cảng biển; các dự án đầu tư ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, xây dựng quĩ nhà xã hội cho người nghèo có thu nhập thấp, doanh nghiệp vừa và nhỏ…sẽ được hỗ trợ 4% lãi suất
cho vay trong 2 năm 2009-2010 theo chương trình kích cầu đầu tư và tiêu dùng 1 tỷ USD của Chính phủ, đã cơng bố trong tháng 1/2009.
-Hoạt động và làm việc theo phương châm: “Hoạt động ổn định, tăng trưởng vững chắc, hiệu quả cao trong kinh doanh” xác định tín dụng vẫn là một nghiệp vụ sinh lời chính của Ngân hàng. Đẩy mạnh hoạt động tín dụng trên cơ sở thiết lập và mở rộng nền khách hàng vững chắc, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Tiếp tục thực hiện hướng kinh doanh đã lựa chọn, điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp với xu thế nền kinh tế hiện nay, đảm bảo tăng trưởng đều và vững chắc. Mở rộng tín dụng đi đơi với nâng cao chất lượng tín dụng bằng nhiều biện pháp và luôn đảm bảo phương châm an tồn hiệu quả. Tăng thị phần tín dụng trong tổng sử dụng vốn sinh lời của Ngân hàng, đặc biệt là các tín dụng ngoại tệ thơng qua các chính sách lãi xuất hấp dẫn, chính sách khách hàng, tăng cường đội ngũ cán bộ tín dụng để có điều kiện bám sát các đơn vị hiện có, đồng thời tìm kiếm các khách hàng và các dự án tiềm năng mới.
- Xây dựng cơ chế chính sách linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng.
- Tiếp tục xây dựng, hồn thiện các sản phẩm tín dụng bán lẻ: cho vay mua nhà, cho vay mua ô tô, cho vay du học, cho vay thấu chi. Tiến hành ký kết hợp đồng hợp tác với các Đại lý bán hàng tiêu dùng trên địa bàn VRB có trụ sở trong triển khai phát triển sản phẩm cho vay trả góp, thẻ tín dụng. Hợp tác với các Chủ đầu tư các khu đô thị lớn trong việc cung cấp sản phẩm mua nhà trả góp.
- Tiếp tục đa dạng hóa và đẩy mạnh các sản phẩm phi tín dụng và tăng thu tử hoạt động tín dụng: Bảo lãnh, thanh tốn quốc tế, tín dụng chứng từ…