Hướng dẫn học sinh tư thế ngồi, cách cầm bút, cách để vở cho phù hợp

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP LUYỆN VIẾT CHỮ NGHIÊNG, NÉT THANH NÉT ĐẬM CHO HỌC SINH LỚP 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG HƯNG 1 LỤC NAM - BẮC GIANG (Trang 26 - 27)

9. Cấu trúc của đề tài

2.1.Hướng dẫn học sinh tư thế ngồi, cách cầm bút, cách để vở cho phù hợp

GV cần thường xuyên quan tâm đến tư thế ngồi viết của HS, cách cầm bút, cách để vở để kịp thời uốn nắn sửa sai. Tạo lập cho HS các thói quen chuẩn bị tập viết đúng. Đối với tư thế ngồi viết, cách cầm bút cần thực hiện cho tất cả các kiểu chữ khi viết. Tuy nhiên, với yêu cầu đặt vở thì với việc luyện viết chữ nghiêng cho HS cần đặc biệt có chú ý riêng.

Khi ngồi viết, HS phải ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, ngực khơng tì vào bàn, đầu hơi cúi hai mắt cách vở từ 25 cm đến 30 cm. Cánh tay trái đặt trên bàn bên trái vở, bàn tay trái tì vào mép vở giữ cho vở không bị xê dịch khi viết. Cánh tay phải cũng đặt trên mặt bàn. Với cách để tay như vậy, khi viết, bàn tay và cánh tay phải có thể dịch chuyển từ trái sang phải dễ dàng.

Khi viết HS cầm bút và điều khiển bút viết bằng 3 ngón tay (ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa) của bàn tay phải. Đầu ngón tay trỏ đặt ở phía trên, đầu ngón tay giữa bên trái, phía bên phải của đầu bút tựa vào cạnh đầu gối của ngón tay giữa. Ba điểm tựa này giữ bút và điều khiển ngòi bút dịch chuyển linh hoạt. Ngồi ra, động tác viết cần có sự phối hợp cử động của cổ tay, khuỷu tay và cánh tay.

Vở viết cần đặt nghiêng so với mặt bàn là 150

(nghiêng về bên trái). Điều này khác với cách đặt vở khi hướng dẫn HS viết chữ đứng. Việc đặt vở như vậy khi thực hiện viết chữ nghiêng sẽ giúp HS không bị quá ngả người về một bên.

Lưu ý: GV khi hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu ngồi viết đúng tư thế cần phải thường xuyên nhắc nhở cũng như làm mẫu để HS noi theo. Tư thế ngồi viết hay chấm chữa bài trên bàn của GV chính là một hình ảnh trực quan thiết thực nhất cho HS. Khi rèn kỹ năng này GV có thể nêu những hậu quả của việc khi không thực hiện tốt yêu cầu này như là gây ra các bệnh về cột sống và về mắt. Đây chính là sự kết hợp giữa giáo dục ý thức, phẩm chất đạo đức với việc giáo dục kiến thức khoa học cho người học.

HS tiểu học có đặc điểm tâm sinh lý riêng và đối với HS lớp 3 cũng có những đặc điểm đặc trưng đó. Sự tập trung chú ý, khả năng ghi nhớ, tưởng tượng, đặc biệt là về sự vận động của hệ cơ và xương khi tiếp thu bất cứ một nội dung học tập nào cũng đều thể hiện một khẳ năng có giới hạn nhất định. Do đó, GV cần phối hợp nhịp nhàng giữa việc học và việc giải trí cho HS hay có thể thay bằng

những động tác thể dục đơn giản mà có thể vừa tránh được sự căng thẳng và sự mệt mỏi. Ví dụ: GV dành thời gian khoảng 5 phút ở giữa tiết học cho HS vận đông tại chỗ các động tác thể dục đơn giản như xoay các khớp cổ, cổ chân, cổ tay và có thể cùng đồng thanh nói về việc luyện viết như sau:

Viết mãi mỏi tay Cúi mãi mỏi lưng Thể dục thế này Là hết mệt mỏi.

Hoặc khi luyện viết theo nhóm chữ đồng dạng thì trong phần giải trí cho HS, GV có thể cho HS vưa thể dục tại chỗ kết hợp với miêu tả đặc trưng của nhóm chữ đồng dạng đó. Ví dụ như: Khi học về nhóm chữ đồng dạng có tên gọi là nhóm “Quả nho” gồm các chữ: O; Ơ; Ơ; Q, GV cho HS xoay các khớp kết hợp với thể hiện đặc trưng của nhóm này qua các câu thơ sau:

Đây nhóm quả nho Căng trịn mọng nước Tay bút đưa đều Chẳng lo nho méo.

Việc uốn nắn tư thế ngồi viết của HS để đạt hiệu quả việc thương xuyên quan sát để chỉnh sửa kịp thời là điều cần làm. Nhưng tìm ra được các nguyên nhân dẫn đến việc HS tại sao vẫn mắc lỗi rồi tiếp tục mắc lỗi lại là việc đặt ra cần giải quyết. Từ biện pháp này mà GV có rất nhiều cách để hồn thiện hơn giáo án vận dụng thực tế trong giờ dạy của mình đó là một giờ dạy phải đảm bảo được tính trục quan và phù hợp với tâm sinh lý của HS tiểu học. Có như vậy, việc khắc phục thực trạng nhiều HS còn ngồi sai tư thề, cách cầm bút, cách đặt vở mới có hiệu quả tiến bộ được.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP LUYỆN VIẾT CHỮ NGHIÊNG, NÉT THANH NÉT ĐẬM CHO HỌC SINH LỚP 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG HƯNG 1 LỤC NAM - BẮC GIANG (Trang 26 - 27)