Các bài soạn thể nghiệm

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP LUYỆN VIẾT CHỮ NGHIÊNG, NÉT THANH NÉT ĐẬM CHO HỌC SINH LỚP 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG HƯNG 1 LỤC NAM - BẮC GIANG (Trang 43)

CHƯƠNG 3 : THỂ NGHIỆM SƯ PHẠM

3.4. Các bài soạn thể nghiệm

3.5. Kết quả thể nghiệm

- Chỉ tiêu đánh giá

Để đánh giá kết quả thể nghiệm, tác giả xác định chỉ tiêu đánh giá cơ bản dựa vào kết quả học tập của HS (bằng điểm số) thông qua bài viết của HS theo thang điểm 10. Kết quả kiểm tra này được chia làm 4 loại: Loại giỏi (9 – 10 điểm), loại khá (7 – 8 điểm), loại trung bình (5 – 6 điểm), loại yếu (0 – 4 điểm).

- Kết quả thể nghiệm

Sau khi tiến hành thể nghiệm, tác giả kiểm tra chất lượng của HS và thu được kết quả như sau:

Lớp Số bài thu chấm Xếp loại Giỏi (9 – 10 điểm) Khá (7 – 8 điểm) Trung bình (5 – 6 điểm) Yếu (0 – 4 điểm) Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Thể nghiệm (3A1) 30 11 36,7 10 33,3 7 23,3 2 6,7 Đối chứng (3A2) 30 8 26,7 6 20 13 43,3 3 10

Từ bảng số liệu, tác giả biểu diễn dưới dạng biểu đồ như sau: Từ bảng số liệu, tác giả biểu diễn dưới dạng biểu đồ như sau:

0 2 4 6 8 10 12 14

Giỏi Khá Trung bình Yếu

Đối chứng Thể nghiệm

Tổng hợp, so sánh, đối chiếu kết quả thực nghiệm với một số tiêu chí cần đạt, chúng tôi rút ra bảng sau:

STT Một số chuẩn cần đạt 3A1 3A2

Đạt % Đạt % 1 Khởi điểm đúng 28/30 93,3 28/30 93,3 2 Đúng hình dáng 28/30 93,3 25/30 83,3 3 Đúng quy trình viết 25/30 83,3 17/30 56,7 4 Viết liền nét 16/30 53,3 6/30 16,7 5 Viết sạch sẽ 22/30 73,3 10/30 33,3 6 Về tư thế viết 20/30 66,7 13/30 43,3

Từ bảng số liệu, chúng tôi biểu diễn dưới dạng biểu đồ như sau: Lớp thể nghiệm (3A1) 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Khởi điểm đúng Đúng hình dáng Đúng quy trình viết Viết liền nét Viết sạch sẽ Đúng tư thế viết Chưa đạt Đạt

Lớp đối chứng (3A2) 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Khởi điểm đúng Đúng hình dáng Đúng quy trình viết Viết liền nét Viết sạch sẽ Đúng tư thế viết Chưa đạt Đạt Tiểu kết chương 3

Quá trình thể nghiệm đã áp dụng hệ thống các biện pháp được đề xuất trong đề tài. Kết quả thể nghiệm chúng tôi nhận thấy: Lớp thể nghiệm được vận dụng những biện pháp tích cực vào giờ dạy Tập viết mà khóa luận đề xuất và đã có sự tiến bộ rõ rệt được thể hiện thông qua bảng thống kê số liệu, số lượng HS đạt điểm khá, giỏi ở lớp thể nghiệm chiếm đến 70%. Trong khi đó thì lớp đối chứng chỉ thay đổi rất nhỏ, hiện tượng HS khơng chú ý vào bài học cịn khá phổ biến nên số lượng HS đạt điểm khá giỏi chỉ dừng lại ở mức 46,7%. Qua các tiêu chí đặt ra để so sánh như về yêu cầu viết liền nét; về tư thế viết; quy trình viết cho thấy lớp thể nghiệm đã thực hiện tốt hơn nhiều so với lớp đối chứng. Điều đó đã phần nào thể hiện tính khả thi của những biện pháp mà tác giả đưa ra ở chương 2.

Tóm lại, việc nâng cao chất lượng dạy học môn Tập viết trong nhà trường, cũng như việc nâng cao chất lượng chữ viết của HS tiểu học phải dựa vào rất nhiều yếu tố khách quan, chủ quan, về phía GV, về phía HS… và là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Các biện pháp đề xuất ở trên cũng như quá trình thể nghiệm mới chỉ là bước đầu tìm hiểu, tập dượt trong cơng tác ngiên cứu. Hi vọng đó sẽ là những ý kiến tham khảo cho các bạn sinh viên, các thầy cô giáo đang trực tiếp ngày ngày luyện viết chữ đẹp cho HS, nhằm nâng cao chất lượng chữ viết của HS nói riêng, chất lượng mơn học nói chung.

KẾT LUẬN

Chữ viết của HS được đúng, đẹp và đảm bảo về tốc độ viết là mục tiêu mà những nhà giáo dục luôn trăn trở để cùng hướng đến. Rèn luyện chữ viết đẹp cho HS tiểu học không chỉ để đạt được chất lượng chữ viết tốt hơn mà đó cịn là hướng đến ở HS những đức tính q báu như sự kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận, tính thẩm mĩ và sự chính xác... Đó là những đức tính tốt đẹp mà mỗi con người đều cần rèn luyện cho mình

Luyện chữ là cả một cơng đoạn dài và đó là cơng việc cần có sự đầu tư rất nhiều về thời gian, sức lực. Thực tế cho thấy việc luyện chữ viết cho HS được sự quan tâm từ nhiều phía như các thầy (cơ) giáo những người trực tiếp vận dụng các phương pháp dạy học, các bậc phụ huynh có con em đang theo học… Với đề tài: “Đề xuất biện pháp luyện chữ nghiêng, nét thanh nét đậm cho học sinh lớp 3

Trường Tiểu học Đông Hưng 1 – Lục Nam – Bắc Giang", tác giả đã tìm hiểu các

vấn đề có liên quan đến chữ viết và dạy học viết chữ qua cơ sở khoa học của việc luyện viết chữ. Về cơ sở lý luận của việc dạy học tập viết những vấn đề mà tác giả đã tìm hiểu về cơ sở tâm sinh lý của HS tiểu học đối với việc luyện viết chữ, vị trí của dạy học tập viết, về chương trình học, mẫu chữ và một số quy định của dạy học viết chữ do BGD và ĐT ban hành (theo quy định hiện hành). Bên cạnh đó, tác giả cịn đặc biệt chú ý tới cơ sở ngơn ngữ của việc dạy học Tập viết. Bởi đó là cơ sở chính để nhóm tác giả xây dựng biện pháp luyện viết. Về cơ sở thực tiễn, tác giả tìm hiểu về thực trạng dạy và học tập viết ở phía GV là người dạy và ở phía HS là người học để thu được các kết quả về: Hứng thú luyện viết chữ, các lỹ năng viết và kiểu chữ viết của HS; về nhận thức tầm quan trọng của phân môn, phương pháp dạy học, đồ dùng dạy học mà GV sử dụng… khi dạy Tập viết cho HS.

Việc tìm hiểu về cơ sở khoa học của việc dạy Tập viết để thấy được những vấn đề về lý luận cũng như thực tiễn của việc luyện viết chữ cho HS và đây là nền tảng để tác giả đưa ra các biện pháp dạy học trong luyện viết chữ. Những biện pháp mà tác giả đưa ra: hướng dẫn học sinh tư thế ngồi, cách cầm bút, cách đặt vở cho phù hợp; hướng dẫn học sinh kỹ năng liên kết các nét chữ khi viết; hướng dẫn học sinh luyện viết các nét cơ bản, nhóm chữ đồng dạng; hướng dẫn học sinh kỹ năng viết dấu phụ và dấu thanh; cách chọn bút, vở viết thích hợp cho HS. Ngồi ra, tác giả cịn đưa ra được biện pháp luyện viết tạo nét thanh nét đậm (là một biện pháp hữu ích giúp HS viết được kiểu chữ nghiêng, nét thanh nét đậm). Đây là biện pháp vừa đảm bảo sự phù hợp với lứa tuổi của HS và vừa đảm bảo được tính khoa học của việc luyện viết chữ. Các biện pháp trên đã thiết

kế thể nghiệm và bước đầu đã chứng minh được tính khả thi của các biện pháp dạy học đã đề xuất.

Do thời gian hạn chế nên đề tài mới chỉ nghiên cứu ở phạm vi hẹp. Hy vọng đề tài là là sự gợi ý cho các bạn sinh viên và những ai quan tâm tới việc dạy Tập viết cho HS tiểu học. Tác giả rất mong nhận được sự trau dồi, bổ sung trong q trình nghiên cứu cũng như cơng tác sau này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê A (2007), Chữ viết và dạy chữ viết ở Tiểu học, NXB ĐH SP.

2. Lê A, Đỗ Xuân Thảo (1997), Giáo trình Tiếng Việt 1, NXB GD.

3. Lê A - Thành Thị Yên Nữ - Lê Phương Nga – Nguyễn Trí – Cao Đức

Tiến (1996), Phương pháp dạy học Tiếng Việt – Giáo trình chính thức

đào tạo giáo viên Tiểu học, NXB GD.

4. Lê Cân (chủ biên) và nhiều tác giả (2002), Tiếng Việt 1, tập 1, NXB GD.

5. Lê Phương Nga – Đặng Kim Nga (2007), Phương pháp dạy học Tiếng

Việt ở Tiểu học, tài liệu đào tạo giáo viên – NXB GD.

6. Nguyễn Quang Ninh (2008), Phương pháp dạy học Tiếng Việt theo

chương trình sách giáo khoa mới, NXB GD.

7. Đào Ngọc – Nguyễn Quang Ninh (1996), Rèn kỹ năng sử dụng Tiếng

Việt, NXB GD.

8. Hoàng Văn Thung, Lê A, Đinh Trọng Lạc (1998), Tiếng Việt 3, NXB GD.

9. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), (2004), Hỏi đáp về dạy học Tiếng

Việt 3, NXB GD.

10. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), (2005), Sách giáo khoa Tiếng Việt 3,

(tập 1, 2), NXB GD.

11. Nguyễn Trại (chủ biên), Thiết kế bài giảng Tiếng Việt 3, tập 2, NXB

Hà Nội.

12. Nguyễn Trí (2003), Dạy học Tiếng Việt 3 ở Tiểu học theo chương trình

mới, NXB GD.

13. Tập thể tác giả (2004), Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học,

PHỤ LỤC 1

Bài soạn dạy: Ngày soạn: Ngày giảng: Môn: Tập viết (lớp 3)

Tiết: Ôn chữ hoa: T (tiếp theo) I. Mục tiêu

 Viết đẹp các chữ cái viết hoa: T (th).

 Viết đúng, đẹp bằng cỡ chữ nhỏ tên riêng Thăng Long và câu ứng dụng:

Thể dục thường xuyên bằng nghìn viên thuốc bổ II. Đồ dùng dạy học

 Mẫu chữ cái viết hoa T (th).

 Tên riêng và câu ứng dụng viết mẫu sẵn trên bảng lớp.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ

- Gọi HS đọc từ và câu ứng dụng của tiết trước.

- Gọi 2 HS lên bảng viết từ: Tân Trào, Dù, Nhớ, Tổ.

- Chỉnh sửa lỗi cho HS. - Nhận xét và chấm điểm. 2. Dạy học bài mới 2.1. Giới thiệu bài

Trong tiết học mới này các em sẽ ôn lại cách viết hoa chữ Th có trong từ

- 1 HS đọc: Tân Trào

Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười

tháng ba

- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.

và câu ứng dụng.

2.2. Hướng dẫn viết chữ viết hoa + Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?

- GV yêu cầu HS viết chữ viết hoa T vào bảng.

- GV yêu cầu cả lớp quan sát, nhận xét chữ viết của 3 bạn trên bảng và bài bạn bên cạnh.

- GV hỏi: Em đã viết chữ viết hoa T như thế nào?

- Khi đã có chữ viết hoa T, muốn có chữ Th ta làm thế nào?

- GV yêu cầu HS viết chữ Th.

- Yêu cầu HS viết các chữ hoa Th, L sau đó chỉnh sửa lỗi cho từng HS. 2.3. Hướng dẫn viết từ ứng dụng a) Giới thiệu từ ứng dụng

- Gọi HS đọc từ ứng dụng.

- Hỏi: Thăng Long là tên cũ của địa danh nào?

- Giới thiệu: Thăng Long là tên cũ của Thủ đô Hà Nội do vua Lý Thái Tổ đặt. Theo sử sách thì khi rời kinh đơ từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (nay là Hà Nội), Lý Thái Tổ mơ thấy rồng vàng bay lên, vì vậy vua đổi tên Đại La thành Thăng Long.

+ Có các chữ hoa T (Th), L

- 3 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào bảng con.

- HS quan sát và nhận xét bài bạn.

- 1 HS viết đẹp nêu quy trình viết chữ viết hoa T. Cả lớp theo dõi và nhận xét.

- HS nêu cách nối giữa chữ viết hoa T và chữ h.

- HS viết bảng con.

- 2 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào bảng con.

- 1 HS đọc: Thăng Long

- Thăng Long là tên cũ của Thủ đô Hà Nội.

b) Quan sát và nhận xét

+ Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?

+ Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?

c) Viết bảng

- Yêu cầu HS viết từ ứng dụng Thăng Long. GV chỉnh sửa chữ viết cho HS. 2.4. Hướng dẫn viết câu ứng dụng a) Giới thiệu câu ứng dụng

- Gọi HS đọc câu ứng dụng

- Câu ứng dụng khuyên chúng ta điều gì?

- Giải thích: Năng tập thể dục làm cho con người khỏe mạnh như uống nhiều thuốc bổ.

b) Quan sát và nhận xét

- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?

c) Viết bảng

- Yêu cầu HS viết từ: Thể dục

2.6. Giải lao giữa giờ

- GV cho HS tập các động tác thể dục tại chỗ làm giảm sự căng thẳng mệt mỏi.

2.5. Hướng dẫn viết vào vở Tập viết - Cho HS xem bài viết mẫu trong vở Tập viết 3, tập hai.

+ Chữ T, L, h, g cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li

+ Bằng 1 con chữ o

- 3 HS lên bảng viết. HS dưới lớp viết vào vở nháp.

- 3 HS đọc: Thể dục thường xuyên bằng nghìn viên thuốc bổ.

- Khuyên chúng ta phải chăm chỉ tập thể dục.

- Chữ T, h, g, y, b cao 2 li rưỡi, chữ d cao 2 li, chữ t cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.

- 2 HS lên bảng viết. HS dưới lớp viết vào bảng con

- HS cả lớp thể dục tại chỗ.

- Yêu cầu HS có tư thế ngồi viết đúng trước khi tiến hành viết vào vở.

- GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng HS.

- Thu vở, nhận xét và chấm điểm 8 bài viết của HS.

3. Củng cố, dặn dò

- Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS có tinh thần học tập tốt và nhắc nhở những HS cịn có thái độ học tập chưa tốt.

- Dặn HS về nhà hoàn thành bài viết trong vở Tập viết 3, tập hai và học thuộc từ, câu ứng dụng.

- HS ngồi viết đúng tư thế.

- HS viết: 1 dòng chữ Th, cỡ nhỏ; 1 dòng chữ L, cỡ nhỏ; 2 dòng Thăng Long, cỡ nhỏ; 2 dòng câu ứng dụng, cỡ nhỏ. - HS lắng nghe.

PHỤ LỤC 2

Bài soạn dạy: Ngày soạn:

Ngày giảng: Mơn: Tập viết (lớp 3)

Tiết: Ơn chữ hoa: T (tiếp theo) I. Mục tiêu

 Viết đẹp các chữ cái viết hoa: T (Tr).

 Viết đúng, đẹp bằng cỡ chữ nhỏ tên riêng Trường Sơn và câu ứng dụng:

Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. II. Đồ dùng dạy học

 Mẫu chữ cái viết hoa T (Tr)

 Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ

- Thu vở của một số HS để chấm bài về nhà.

- Gọi 1 HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước.

- Gọi 2 HS lên bảng viết từ: Thăng Long, Thể dục.

- Chỉnh sửa lỗi cho HS - Nhận xét vở đã chấm. 2. Dạy học bài mới 2.1. Giới thiệu bài

- Trong tiết tập viết này các em sẽ ơn lại cách viết hoa chữ Tr có

- 1 HS đọc: Thăng Long. Thể dục thường xuyên bằng nghìn viên thuốc bổ.

- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.

trong từ và câu ứng dụng.

2.2. Hướng dẫn viết chữ viết hoa + Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?

- GV yêu cầu HS viết hoa chữ Tr vào bảng.

- GV yêu cầu HS nhận xét 3 bài viết của 3 HS trên bảng và bạn ngồi cạnh.

- GV hỏi HS viết chữ đẹp: Em đã viết chữ Tr như thế nào?

- GV nhận xét bài viết của HS, chọn ra những HS viết chưa đẹp, yêu cầu những HS viết đẹp giúp đỡ những bạn đó.

- Yêu cầu HS viết hoa Tr, S, B, GV chỉnh sửa lỗi cho từng HS. 2.3. Hướng dẫn viết từ ứng dụng

a) Giới thiệu từ ứng dụng - Gọi HS đọc từ ứng dụng - Giới thiệu: Trường Sơn là tên dãy núi kéo dài từ miền Trung và dài gần 1000 ki – lô – mét. Trong kháng chiến chống Mĩ, đường mịn Hồ Chí Minh chạy theo dãy

Trường Sơn, đó là con đường đưa bộ đội vào miền Nam đánh giặc Mỹ. Nay theo đường mịn Hồ Chí Minh, chúng ta làm con đường

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP LUYỆN VIẾT CHỮ NGHIÊNG, NÉT THANH NÉT ĐẬM CHO HỌC SINH LỚP 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG HƯNG 1 LỤC NAM - BẮC GIANG (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)