Hướng dẫn học sinh luyện viết dấu phụ và dấu thanh

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP LUYỆN VIẾT CHỮ NGHIÊNG, NÉT THANH NÉT ĐẬM CHO HỌC SINH LỚP 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG HƯNG 1 LỤC NAM - BẮC GIANG (Trang 35 - 38)

Kiểu 2 : liên kết phụ âm đầu với vần

2.4.Hướng dẫn học sinh luyện viết dấu phụ và dấu thanh

Một đặc trưng tiêu biểu của chữ viết ghi âm tiếng Việt là có dấu phụ và dấu thanh. Do vậy, việc luyện chữ tiếng Việt không thể lược bỏ phần luyện viết này. Trước hết về viết dấu phụ: dấu phụ là những điểm có thêm ở các con chữ để phân biệt chữ đó với chữ mới vừa tạo được. Ví dụ 1: chữ o có thêm dấu phụ như hình lưỡi câu đặt hơi nghiêng về phía bên phải của thân chữ tạo thành chữ cái ơ. Việc viết dấu phụ là một yêu cầu quan trọng ở mỗi chữ cái. Bởi đây chính là việc hồn thiện quy trình viết mỗi chữ đó.

Thứ hai là về hướng dẫn HS luyện viết dấu thanh: dấu thanh trong cấu tạo hệ thống chữ ghi âm tiếng Việt rất quan trọng. Nhờ có dấu thanh mà một âm tiết

tiếng Việt có thể ghi lại nhiều nghĩa. Ví dụ 2: với âm tiết “lua” khi thêm thanh

sắc (/) sẽ có nghĩa là tên một loại cây lương thực là “ lúa”. Với việc thêm thanh (.) có nghĩa là tên một loại vải được dùng để may áo, quần...

Như vậy, trong hệ thống chữ viết tiếng Việt thì dấu thanh có ý nghĩa rất quan trọng. Do đó, việc hướng dẫn HS viết các dấu thanh phải là để hướng đến mục tiêu viết được đúng và đẹp. Ở đây việc đầu tiên là phải giúp HS xác định được cấu tạo của các dấu thanh (gồm 5 dấu thanh).

Dấu sắc (/) là một nét thẳng xiên được viết từ trên xuống hơi chéo sang bên trái, độ dài bằng 1/3 ô được viết bởi nét đậm.

Dấu huyền (\) là một nét thẳng xiên được viết từ trên xuống hơi chéo sang phải, độ dài bằng 1/3 ô được viết bởi nét đậm.

Dấu hỏi ( ) gồm một nét cong hở trái biến dạng ở phần cuối nét. Khi viết, kéo dài đoạn cuối nét cong đó bên trái, độ cao bằng 1/3 ơ. Viết dấu chấm dưới nét cong hở.

Dấu ngã (~) khi hai nét cong hở liền nhau xếp ngược nhau theo chiều ngang. Khi viết điểm đặt bút và điểm dừng bút cùng nằm trên đường kẻ ngang, chiều rộng bằng 1/3 ô.

Dấu nặng (.) là một dấu chấm đặt phía dưới các chữ ghi âm chính của vần. Sau khi HS có được biểu tượng về cấu tạo của từng nét thanh GV cần xác định vị trí của dấu thanh trong một chữ. Vị trí của dấu thanh cần lưu ý ở các đặc điểm sau:

Dấu thanh chỉ đặt ở vị trí ghi ngun âm chứ khơng đặt ở vị trí giữa hai chữ cái. Ví dụ 3: trong chữ “la” là một trong số chữ ghi tiếng khơng có âm đệm và khơng có âm cuối vần dấu thanh được đặt ở trên hoặc dưới âm chính, ở đây dấu thanh đặt ở trên hoặc dưới chữ cái “a”.

Ở các chữ ghi tiếng có âm chính là ngun âm đơn và âm cuối vần cũng là bán nguyên âm thì dấu thanh đặt trên chữ ghi âm đơn làm âm chính. Ví dụ 4:

trong chữ ghi tiếng “núi” có âm chính là nguyên âm, âm cuối vần cũng là

nguyên âm. Do vậy, ở đây dấu thanh sẽ phải được đặt ở âm trên chữ ghi âm chính là chữ “u”.

Ở các chữ ghi tiếng có âm đệm đầu vần, dấu thanh được đặt ở trên hoặc dưới âm chính. Đây cũng là điểm mới trong quy định khi viết dấu thanh vì trước đó

dấu thanh được đặt ở trên hoặc ở dưới âm đệm trong các tiếng khơng có âm cuối.

Trường hợp dấu thanh xuất hiện trong các tiếng có âm đơi ở vần.

Với trường hợp chữ viết ghi tiếng có ngun âm đơi mà khơng có âm cuối vần thì dấu thanh được viết ở vị trí con chữ thứ nhất của ngun âm đơi. Ví dụ 5: trong chữ ghi tiếng như “ mia” thì dấu thanh được đặt ở vị trí của ngun âm

i như với thanh sắc (/) lúc này sẽ được đặt trên nguyên âm i.

Với trường hợp chữ viết ghi tiếng có ngun âm đơi nhưng lại có âm cuối vần thì dấu thanh được viết ở vị trí con chữ thứ hai của ngun âm đơi. Ví dụ 6:

trong chữ ghi tiếng “miên” thì dấu thanh được đặt ở vị trí của âm “ê”, khi đó

với thanh huyền (\) sẽ được đặt trên âm “ê”.

Trường hợp dấu thanh xuất hiện trong các tiếng mà nguyên âm ở phần đầu có dấu phụ thì dấu thanh viết như sau:

Ở các nguyên âm có dấu mũ (^) là â, ê, ô, dấu thanh là các dấu sắc (/), huyền (\), hỏi ( ) được viết hơi cao hơn và hơi lệch về phía phải của dấu mũ. Ví dụ: trong chữ ghi tiếng “trơng” khi viết thì phải xác định được vị trí dấu thanh nằm ở phía trên hay phía dưới của âm ơ, sau đó thực hiện viết ở phía trên hơi lệch về phía phải so với dấu mũ.

Ở các nguyên âm có dấu thanh ở vị trí phía trên của dấu (). Ví dụ 7: trong chữ ghi tiếng “năm” thì dấu thanh đặt ở phía trên dấu phụ của âm ă.

Ở vị trí nằm ngang nên khi xuất hiện trong các chữ mà phần vần có nguyên âm mang dấu phụ, dấu ngã được viết ở vị trí trên đầu các dấu phụ.

Chú ý: liên kết giữa các phần của chữ với các dấu thanh xảy ra ngồi vùng liên kết. Vì vậy, sau khi viết xong các chữ trong vùng liên kết, phải lia bút trên không từ điểm dừng của phần vần đến điểm đặt bút của dấu thanh. Quy trình viết dấu thanh được thực hiện sau khi viết dấu phụ. Nghĩa là cả dấu phụ và dấu thanh đều được thực hiện ở ngoài vùng liên kết nhưng dấu phụ được thực hiện trước dấu thanh.

Quy trình viết chữ ghi âm tiếng có cả dấu phụ và dấu thanh gồm hai bước: Bước 1: viết các chữ trong vùng liên kết từ trái sang phải.

Bước 2: viết các dấu phụ, dấu thanh ngoài vùng liên kết từ trái sang phải dấu ở trên viết trước dấu ở dưới viết sau.

Ví dụ: khi hướng dẫn HS viết chữ ghi tiếng “tượng” có cả dấu phụ và dấu

cái t, u, o, n, g lần lượt nối với nhau theo quy trình viết liền nét sau đó thực hiện lia bút lên phía trên viết dấu phụ (ở đây dấu phụ của chữ ư được viết trước rồi mới đến dấu phụ của chữ ơ), sau đó viết dấu thanh “.” bên dưới chữ ơ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi HS nắm được quy trình viết dấu phụ và dấu thanh và luyện viết thành kỹ năng cũng đã góp phần hồn thiện kỹ năng viết nối liền nét và đảm bảo được về tốc độ viết.

Để HS nắm được kỹ năng viết dấu phụ và dấu thanh GV có thể đưa ra các bài tập về rèn kỹ năng này một cách rất hay đó chính là việc GV trong q trình giảng dạy GV cịn có thể đưa ra các bài tập về yêu cầu điền khuyết đúng và đẹp các dấu phụ và dấu thanh. Ví dụ 9: viết dấu phụ và dấu thanh vào các dòng chữ sau sao cho đúng :

Co cong mai sac co ngay nen kim. Co chi thi nen.

Hoc di doi voi hanh. Tien hoc le, hau hoc van.

Việc luyện các bài tập về dấu phụ và dấu thanh cịn có thể kết hợp với u cầu luyện viết liền nét cho HS.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP LUYỆN VIẾT CHỮ NGHIÊNG, NÉT THANH NÉT ĐẬM CHO HỌC SINH LỚP 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG HƯNG 1 LỤC NAM - BẮC GIANG (Trang 35 - 38)