Hướng dẫn học sinh kỹ năng liên kết các nét chữ khi viết

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP LUYỆN VIẾT CHỮ NGHIÊNG, NÉT THANH NÉT ĐẬM CHO HỌC SINH LỚP 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG HƯNG 1 LỤC NAM - BẮC GIANG (Trang 30 - 32)

9. Cấu trúc của đề tài

2.3. Hướng dẫn học sinh kỹ năng liên kết các nét chữ khi viết

Do đặc điểm cấu tạo của bộ chữ cái ghi âm tiếng Việt chia làm hai trường hợp: Trường hợp nối nét thuận lợi và viết nối nét không thuận lợi, cụ thể như sau:

Trường hợp nối nét thuận lợi: Nối nét thuận lợi là nối hai chữ cái đứng cạnh nhau, trong đó giữa chữ cái đứng trước và chữ cái đứng sau đã có sẵn nét liên kết với nhau. GV cần lấy ví dụ cụ thể cho từng trường hợp nối nét thuận lợi để giúp HS có kỹ năng liên kết các nét chữ.

Ví dụ1: khi dạy viết vần "in" GV phân tích cả hai chữ cái i và chữ cái n đều

sau: từ điểm dừng bút của chữ cái i rê tiếp nét bút lên trên một chút tạo nét nối sang điểm đặt bút của chữ cái n. Kết thúc vần "in" là điểm dừng bút của chữ cái

n, HS mới nhấc bút.

Ở loại liên kết này xảy ra hai kiểu: Kiểu 1: liên kết trong nội bộ vần.

Thứ tự dạy hệ thống vần theo sách Tiếng Việt 1 hiện nay và theo vở Tập viết như sau:

Vần khơng có âm đệm (âm đầu vần) được dạy trước các vần có âm đệm. Khi dạy viết các kiểu vần này cần lưu ý điều tiết khoảng cách giữa âm chính (âm giữa vần) và âm cuối (âm cuối vần) để khoảng cách giữa các con chữ là 2/3 đơn vị chữ (hay bằng 1 con chữ o).

Nét nối của chữ cái đứng sau là nét hất trong các chữ u, i, y, nét móc xi

trong các chữ n, m. Với các nét hất, việc thực hiện liên kết với nét kết thúc của chữ cái đứng trước đơn giản hơn. Ví dụ: Khi hướng dẫn viết vần "ất" GV phải

hướng dẫn viết a nối với t liền mạch thì sau khi thực hiện viết chữ a, rê bút từ

điểm dừng bút của chữ cái a tạo nét nối đến điểm đặt bút của chữ cái t. Kết thúc vần at là điểm dừng bút của chữ cái t. Sau đó, thực hiện lia bút lên đầu chữ cái â viết dấu phụ và dấu thanh còn lại.

Với các nét tròn đầu, việc thực hiện liên kết phức tạp hơn. Người viết cần điều tiết nét kết thúc của chữ cái đứng trước sao cho điểm nối với điểm đặt bút của nét chữ đi sau cần tự nhiên, khơng có chỗ gãy.

Ví dụ 2: khi dạy viết vần "en", GV cần hướng dẫn nối viết e với n liền mạch. Nhận thấy chữ cái n đứng sau có nét móc xi nên việc nối nét phức tạp hơn, vì vậy để đảm bảo quy trình viết liền mạch tại điểm nối của chữ cái e và n được tự nhiên khơng có nối gãy thì HS cần điều tiết nét kết thúc của chữ e cao lên một chút rồi rê bút đến điểm đặt bút của chữ cái n.

Vần có âm đệm ghi bằng chữ cái “u” dạy sau. Trong trường hợp này chữ cái ghi âm đệm (âm đầu vần) là chữ cái u, chữ cái ghi âm chính là chữ cái ê, y. Tuy nhiên, việc thực hiện kiên kết giữa u với y khác biệt giữa liên kết u với ê, vì

liền mạch để việc liên kết đảm bảo tính thẩm mỹ và cân đối về khoảng cách (HS cần điều tiết điểm dừng bút của chữ cái u lên cao một chút rồi rê bút tạo nét nối

đến điểm đặt bút của chữ cái y, sao cho điểm đặt bút của chữ cái y thấp xuống

một chút). Kết thúc vần "uy" là điểm dừng bút của chữ cái y.

Đối với dạy viết vần "uê", GV hướng dẫn HS nối u với e liền mạch. Trong

trường hợp này HS cần điều tiết điểm dừng bút của chữ cái u kéo dài lên cao

một chút rồi rê bút tiếp đến điểm đặt bút của của chữ cái e thấp xuống một chút. Sau đó từ điểm dừng bút của chữ cái e lia bút trên khơng, lên vị trí trên đầu của chữ cái e để viết dấu phụ của chữ cái ê.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP LUYỆN VIẾT CHỮ NGHIÊNG, NÉT THANH NÉT ĐẬM CHO HỌC SINH LỚP 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG HƯNG 1 LỤC NAM - BẮC GIANG (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)