Hướng dẫn học sinh luyện viết các nét cơ bản, nhóm chữ đồng dạng

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP LUYỆN VIẾT CHỮ NGHIÊNG, NÉT THANH NÉT ĐẬM CHO HỌC SINH LỚP 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG HƯNG 1 LỤC NAM - BẮC GIANG (Trang 27 - 30)

9. Cấu trúc của đề tài

2.2.Hướng dẫn học sinh luyện viết các nét cơ bản, nhóm chữ đồng dạng

Nét chữ cơ bản là nét viết có hình dạng, cấu tạo nhất định. Các nét chữ cơ bản là những đơn vị nhỏ để cấu tạo nên mỗi con chữ. Ví dụ: Chữ o được viết bởi một nét cơ bản cong kín cịn chữ a lại được viết bởi hai nét gồm nét cong kín và một nét móc ngược phải. Đó đều là những nét cơ bản để cấu tạo nên bộ chữ cái, chữ số tiếng Việt. Cho nên việc luyện chữ viết tiếng Việt theo kiểu chữ nghiêng

(nghiêng 150) GV cần đặc biệt quan tâm đến việc luyện các nét cơ bản. HS chủ

yếu đã thực hiện được yêu cầu về viết đúng hình dáng nhưng nét chữ cơ bản để đúng và đẹp dẫn đến viết chữ đẹp thì lại chưa làm được. Yêu cầu luyện viết các

nét cơ bản đã được đặt ra. Bởi lẽ, có luyện tốt các nét này HS mới có thể viết đúng và đẹp từng kiểu chữ. Hơn nữa, chính bởi chữ viết tiếng Việt được cấu tạo bởi các nét cơ bản nên đây chính là cơ sở để ta có thể xếp các chữ có cùng những nét chung đó vào một nhóm chữ. Các chữ có cùng chung nét cơ bản giống nhau đều được xếp vào các nhóm chữ mà ta gọi đó là các nhóm chữ đồng dạng. Căn cứ vào nét chữ có thể chia bảng chữ cái viết thường, chữ cái viết hoa và chữ số thành các nhóm chữ đồng dạng như sau:

- Với chữ viết thường được chia làm 5 nhóm

Nhóm 1 gồm các chữ bắt đầu bằng nét cong: c, o, ô, ơ, x, a, ă, â, d, đ, q, g Nhóm 2 gồm các chữ bắt đầu bằng nét hất: i, t, u, ư, p, e, ê, y

Nhóm 3 gồm các chữ bắt đầu bằng nét móc: m, n, v Nhóm 4 gồm các chữ bắt đầu bằng nét khuyết: b, h, k, l Nhóm 5 gồm các chữ bắt đầu bằng nét xoắn: r, s.

- Với nhóm chữ cái viết hoa được chia làm 6 nhóm: Nhóm 1 gồm các chữ cái: A, Ă, Â, N, M

Nhóm 2 gồm các chữ cái: P, R, B, D, Đ Nhóm 3 gồm các chữ cái: C, G, S, L, E, Ê, I Nhóm 4 gồm các chữ cái: T, K, V, H

Nhóm 5 gồm các chữ cái: O, Ơ, Ơ, Q Nhóm 6 gồm các chữ cái: U, Ư, Y, X. - Với chữ số được chia làm 3 nhóm:

Nhóm 1 gồm các chữ số chỉ có cấu tạo bởi các nét thẳng (1, 4, 7) Nhóm 2 gồm các chữ số có cấu tạo bởi nét thẳng và nét cong (2, 3, 5) Nhóm 3 gồm các chữ số chỉ có nét cong (0, 6, 8, 9).

Việc hướng dẫn HS luyện viết theo các nhóm chữ sẽ mang tính khoa học hơn. Bởi lẽ, ở lớp 3 HS đã được viết toàn bộ các chữ này, trong khi đó cùng một lúc HS được rèn luyện các chữ có cấu tạo bởi các nét tương đối giống nhau, các nét cơ bản một lần nữa lại được rèn luyện, hiệu quả chất lượng của chữ viết sẽ tốt hơn.

Ví dụ 1: khi hướng dẫn HS luyện viết chữ thường với nhóm chữ bắt đầu bằng nét móc: m, n, v. Trước hết, GV cần có những gợi ý để HS tự tìm ra những điểm

giống nhau giữa các chữ này như: về chiều cao, độ rộng, các nét cơ bản… hướng dẫn để HS tìm được những điểm khác nhau. Với HS tiểu học, nội dung câu hỏi để hỏi nên sắp xếp từ dễ đến khó, có như vậy HS mới dễ dàng tiếp thu tri thức được. Việc phân tích nhóm chữ đồng dạng cho HS hiểu được cũng cần thực hiện theo yêu cầu này. Khi HS được phân tích nhóm chữ GV cần kết luận khái quát về nhóm chữ cũng như nêu tên nhóm chữ để HS nắm được. Tiếp đó, GV hướng dẫn tỉ mỉ yêu cầu của viết chữ m. Với chữ n, v thì chữ n có cách viết tương tự như chữ m, chỉ là khi viết xong nét móc xi phải thứ nhất thì viết tiếp ln nét móc hai đầu; cịn với chữ v có hơi khác đó là HS phải viết được một nét móc hai đầu trước, điểm cuối của nét móc hai đầu có sự mở rộng hơn đưa lên cao hơn và nối liền bởi một nét thắt nhỏ. Với hai chữ đầu có nhiều điểm tương

đồng hơn nên GV chỉ cần hướng dẫn thật chi tiết chữ m, là HS có thể viết tốt

được chữ n. Tuy nhiên, khi viết chữ v có một lợi thế là HS đã được luyện tốt nét móc hai đầu ở hai chữ m và n, nên có thể vận dụng vào để viết chữ này. Cần đặc biệt dựa vào những điểm giống và khác nhau của các chữ để hướng dẫn HS luyện viết một cách khoa học.

Ví dụ 2: hướng dẫn HS luyện viết theo nhóm chữ hoa đồng dạng có cấu tạo bởi nét cơ bản là nét móc trong nhóm chữ cái viết hoa: nhóm gồm các chữ cái A, Ă, Â, M, N.

Đây là một nhóm chữ đồng dạng tương đối giống nhau về quy trình viết và

về cấu tạo các nét cơ bản. Khi GV hướng dẫn HS quy trình viết chữ hoa A thì

với hai chữ Ă, Â trở nên dễ dàng hơn với HS rất nhiều. Và việc thực hiện nét viết đầu tiên trong chữ cái M, N cũng được HS tiếp thu nhanh vì đó là nét mà HS đã được luyện ở cả ba chữ trước đó của nhóm. Do đó, GV cần hướng dẫn tốt để HS

viết được đúng, đẹp chữ cái A làm cơ sở để luyện viết các chữ cái cịn lại của

nhóm đó. Tiếp theo, GV phải giúp HS tự chỉ ra được đặc điểm giống và khác nhau trong cấu tạo các nét cơ bản của cả nhóm để từ đó HS nắm được khái niệm bản chất nhất của nhóm chữ cái này và đặt tên cũng như là gọi đúng tên nhóm. Việc luyện như vậy thì đến đây đã có ít nhất là ba lần HS được rèn kỹ năng viết nét móc ngược phải, đây cũng là một nét cơ bản trong cả hai chữ M, N.

Ví dụ 3: hướng dẫn HS viết chữ số theo nhóm chữ số đồng dạng có nét viết cơ bản chỉ là các nét thẳng

Ở nhóm chữ số này gồm: 1, 4, 7 thì về quy trình viết của chúng là không giống nhau điều đó dễ hiểu vì ở mỗi chữ số trong nhóm đều có điểm đặt bút không giống nhau nhưng chúng vẫn được xếp vào cùng một nhóm chữ là vì có cùng cấu tạo bởi các nét cơ bản là các nét thẳng và đều có chiều cao giống nhau là 2 đơn vị. Việc rèn cho HS kỹ năng viết theo nhóm chữ số này được tiến hành

theo thứ tự từ bé đến lớn. Ở nhóm này u cầu chính là rèn ở HS sự chính xác trong việc đưa bút bởi lẽ đó địi hỏi cách đưa bút phải thật sự dứt khoát, rõ ràng. Lưu ý: nhóm chữ chỉ có cấu tạo bởi nét viết cơ bản là những nét thẳng đã tạo điều kiện thuận lợi để GV hướng dẫn HS luyện kỹ năng tạo nét thanh, nét đậm. Với việc luyện các chữ số này thể hiện sự thanh đậm rõ ràng đã là cơ sở để HS khái quát thành một quy trình chung trong cấu tạo các nét viết thanh đậm đó là toàn bộ các nét viết được đưa từ trên xuống đều là các nét đậm, còn lại là các nét thanh. Điều này góp phần hình thành ở HS ý thức viết để tạo được những nét viết thanh đậm. Vì thế, khi hướng dẫn HS luyện viết GV phải chú ý đến việc hướng dẫn tỉ mỉ nhất chữ số đầu tiên, trên cơ sở phân tích độ thanh đậm để HS có thể viết tốt các chữ số cịn lại.

Hướng dẫn HS luyện kỹ năng viết theo nhóm các chữ cái đồng dạng đã tạo điều kiện để đặt các chữ cái, chữ số có cấu tạo từ các nét cơ bản cũng như quy trình viết tương đối giống nhau được sắp xếp ở cạnh nhau. Thực hiện kỹ năng viết theo mỗi nhóm chữ đồng dạng đã góp phần luyện kỹ năng viết chữ cho HS một cách hiệu quả mà không gây sự nhàm chán. Với việc hướng dẫn HS viết chữ đầu tiên của nhóm đó một cách tỉ mỉ để HS có thể viết được đúng, đẹp chữ đầu tiên của nhóm đồng dạng là đã tạo được hứng thú yêu thích của HS trong việc luyện nhóm chữ này. Kế tiếp của việc luyện chữ viết đầu tiên đó thay vì GV phải tiếp tục hướng dẫn tồn bộ quy trình viết từng chữ một, thì điểm tương đồng của những chữ này với chữ được luyện đầu tiên của nhóm đồng dạng đã tạo điều kiện thuận lợi giúp HS có thể luyện viết bởi ít nhất trong đó có những nét cơ bản mà HS đã viết được tốt. Như vậy, GV chỉ cần hướng dẫn trọng tâm những nét viết còn lại là khác của chữ cần luyện so với chữ viết đầu của nhóm đó. Điều này khơng những đảm bảo được về thời gian cho việc luyện các kỹ năng viết chữ mà còn là sự làm việc một cách khoa học, đảm bảo được tính chủ động tích cực của cả người dạy và người học.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP LUYỆN VIẾT CHỮ NGHIÊNG, NÉT THANH NÉT ĐẬM CHO HỌC SINH LỚP 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG HƯNG 1 LỤC NAM - BẮC GIANG (Trang 27 - 30)