Cách chọn bút, vở viết thích hợp cho quá trình luyện chữ đẹp

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP LUYỆN VIẾT CHỮ NGHIÊNG, NÉT THANH NÉT ĐẬM CHO HỌC SINH LỚP 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG HƯNG 1 LỤC NAM - BẮC GIANG (Trang 39 - 42)

Kiểu 2 : liên kết phụ âm đầu với vần

2.6. Cách chọn bút, vở viết thích hợp cho quá trình luyện chữ đẹp

Bút và vở là những đồ dùng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc luyện chữ cho HS, vì vậy cần chuẩn bị tốt 2 loại đồ dùng này để tạo sự thoải mái và hiệu quả trong quá trình luyện chữ cho HS.

Về lựa chọn bút viết thích hợp cho việc luyện chữ đẹp cần lưu ý như sau: Ở giai đoạn đầu - giai đoạn hướng dẫn cho HS luyện viết các nét cơ bản thì nên lựa chọn bút dạ kim. Loại bút này có đặc điểm nét mảnh, ngòi bút trơn vừa phải không như các loại bút thơng thường nên HS có thể dễ dàng điều khiển nét bút theo ý muốn của mình. Do nét viết mảnh và đều nên HS phải luyện được cách đưa bút để tạo được nét thanh, nét đậm. Vì vậy, loại bút này là lựa chọn tốt nhất cho giai đoạn HS luyện viết các nét cơ bản, tạo nét thanh đậm. Ở giai đoạn sau: Khi HS đã luyện thành thạo các nét cơ bản cách ấn cũng như nhấc bút để tạo được nét thanh, nét đậm thì bút mực hay bút máy là loại bút tốt nhất để luyện viết. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bút phục vụ cho việc luyện chữ

đẹp. Tuy nhiên, để lựa chọn được loại bút phù hợp nhất cho quá trình luyện chữ đạt hiệu quả cao cần lưu ý một số đặc điểm sau:

Bút không quá dài hoặc quá ngắn khoảng 13cm là vừa phải.

Bút không to quá hoặc nhỏ quá nhất là chỗ tay cầm bút đường kính khoảng 7mm;

Phần ngịi bút và phần lưỡi gà cắm vào cổ bút phải vừa khít khơng q rộng hoặc q chật, phần ngịi bút không được mềm quá dễ bị hỏng.

Bộ phận khác của bút phải đảm bảo cho việc hút mực, giữ mực và ra mực. Toàn bộ trọng lượng cây bút không được quá nặng hoặc quá nhẹ (khoảng 8 đến 10g/1 cây bút là vừa).

Cần chú ý chọn loại bút máy có đầu ngịi mỏng, đầu ngịi bút phải có các góc, các cạnh để chữ viết có độ nét. Ngịi bút không quá trơn để dễ điều khiển được bút theo ý người viết, không quá sắc để khi viết không bị gai tránh việc làm rách giấy và làm nhòe mực. Một lưu ý nữa khi sử dụng bút đó là rửa sạch bút bằng nước ấm khi hút mực lần đầu, hút đầy mực và lau mực ở phần đầu ngòi. Chỉ sử dụng một loại mực, nếu muốn đổi loại mực khác cần rửa sạch bút bằng nước ấm trước khi đổi loại mực khác.

Về cách chọn vở viết thích hợp cho q trình luyện chữ: Vở viết quyết định rất nhiều trong việc luyện chữ, nếu vở bị nhịe, nhem thì bài viết sẽ kém chất lượng hoặc ảnh hưởng hưởng đến thẩm mỹ của bài viết, hoặc làm người viết bị bẩn tay, quần áo... Giấy viết tốt và đạt hiệu quả cao trong việc rèn chữ là loại vở ơli có dịng kẻ carơ nhỏ. Khi lựa chọn vở viết cần lưu ý một số vấn đề sau: Định lượng (độ dày của giấy) đạt từ 80 -100 g/m2 . Độ trắng từ 90 iso trở lên (đảm bảo độ trắng chóng lóa mắt, khi dùng tay xoa lên trang giấy ta thấy không bị sần hoặc khơng bị trơn q. Vì nếu giấy bị sần thì khi viết sẽ tạo thành các tia mực hay nhịe chữ viết. Cịn nếu trơn q thì khi viết bút khó ra mực.

Bút và vở viết là những đồ dùng học tập có ý nghĩa quan trọng trong q trình luyện viết. Do vậy, khi chuẩn bị hai loại đồ dùng này cho HS thì cần lưu ý và xem xét kĩ lưỡng để có sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp nhất, giúp cho quá trình luyện viết của HS đạt hiệu quả cao.

Tiểu kết

Chữ viết của HS được đảm bảo về độ đúng, độ nhanh và đẹp là những mục tiêu cần hướng đến trong dạy học phân môn Tập viết. Như chúng ta đã biết Tập viết là một phân mơn mang tính chất thực hành. Vì vậy, với một khoảng thời lượng hạn hẹp trong giờ Tập viết đó quả là khó để đạt được những mục tiêu trên. Đó cũng là lí do để trong thực tế GV cần tạo thêm các khoảng thời gian để luyện viết thêm cho HS. Đối với lớp 3, trước đó HS đã được hồn thiện tồn bộ hệ thống chữ viết tiếng Việt thì với mỗi giờ Tập viết là khoảng thời gian tốt để HS có thể hướng dẫn HS ơn luyện củng cố lại toàn bộ kỹ năng viết chữ. Trên đây là một số biện pháp mà tác giả đưa ra như: hướng dẫn học sinh tư thế ngồi, cách cầm bút, cách đặt vở cho phù hợp; luyện viết các nét cơ bản, nhóm chữ đồng dạng; luyện viết dấu phụ và dấu thanh; luyện viết liền nét và luyện viết tạo nét thanh, nét đậm; Cách chọn bút, vở viết thích hợp cho q trình luyện chữ đẹp. Đó là những biện pháp có thể vận dụng trong những giờ luyện viết kiểu chữ nghiêng, nét thanh nét đậm. Tuy nhiên, việc luyện viết chữ cho HS địi hỏi phải có thời gian và là sự nỗ lực rất lớn, GV phải biết vận dụng các biện pháp, phương pháp dạy học, các phương tiện dạy học... đặc biệt là GV phải có sự tâm huyết với hoạt động dạy. Trong khi đó HS là đối tượng quyết định trực tiếp đến chất lượng dạy học phải ln có ý thức rèn luyện và kiên trì luyện viết chữ.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP LUYỆN VIẾT CHỮ NGHIÊNG, NÉT THANH NÉT ĐẬM CHO HỌC SINH LỚP 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG HƯNG 1 LỤC NAM - BẮC GIANG (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)