Mơ hình và giải pháp mạng của Ericsion

Một phần của tài liệu Đồ án tổng quan mạng NGN và ứng dụng (Trang 30 - 32)

1.6 Một số giải pháp NGN

1.6.4 Mơ hình và giải pháp mạng của Ericsion

Ericsson giới thiệu giải pháp cho mạng thế hệ sau có tên là ENGINE. ENGINE tạo ra một mạng lõi cung cấp nhiều dịch vụ trên cơ sở một hạ tầng mạng duy nhất. Nó bao gồm tồn bộ các sản phẩm mạng đa dịch vụ của Ericsson đó là một tập hợp các giải pháp và sản phẩm.

Hình 1.10: Cấu trúc mạng thế hệ sau của Ericsson

Cấu trúc mạng thế hệ sau ENGINE hướng tới các ứng dụng, cấu trúc này dựa trên các liên hệ Client/Server và Gateway/Server. Các ứng dụng gồm có phần Client

Máy chủ ứng dụng IP Q U N L Ý Server H.323 HLR SCP Máy chủ PLMN Máy chủ PSTN/ ISDN MG W MGW MGW MG W MGW Mạng truy nhập vô tuyến Mạng truy nhập hữu tuyến PBX/LAN Intranet Các mạng điện thoại khác Mạng đa dịch vụ khác Mạng đường trục Ứng dụng Điều khiển

trên máy đầu cuối, các server trong mạng giao tiếp với nhau qua các giao diện mở và hướng tới mạng độc lập với dịch vụ .

- Lớp dịch vụ/điều khiển bao gồm các server có chức năng điều khiển các cuộc gọi PSTN/ISDN và số liệu, cung cấp dịch vụ mạng thông minh IN, Multimedia thời gian thực trên cơ sở hệ thống xử lý AXE của Ericsson. - Lớp truyền tải xử lý các thông tin người sử dụng, chuyển mạch và định

tuyến lưu lượng hay còn gọi là lớp vận chuyển với phần lõi chuyển mạch chính là ATM AXD 301 có dung lượng từ 10 đến 160 Gb/s và có khả năng mở rộng đến 2500 Gb/s trong tương lai. Đồng thời hệ thống chuyển mạch ATM AXD 301 có thể được sử dụng như một giao diện giữa mạng lõi và mạng truy nhập khác: mạng cố định, mạng vô tuyến cố định và mạng di động

- Lớp truy nhập đảm bảo khả năng truy nhập của thuê bao từ các mạng cố định, vô tuyến cố định, di động và các mạng truy nhập khác. Ericsson giới thiệu sản phẩm ENGINE access ramp gồm các dòng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của giải pháp mạng cần triển khai (truy nhập băng hẹp, chuyển mạch đơn, tích hợp ATM…). Đơi với cấu hình truy nhập băng hẹp, việc chuyển mạch sẽ do chuyển mạch nội hạt thực hiện. Để cung cấp các dịch vụ ATM, ENGINE access ramp sẽ phối hợp với mạng ATM công cộng.

CHƯƠNG II

MẠNG TRUYỂN TẢI NGN

Một trong các đặc tính chính của NGN là tách riêng các dịch vụ với mạng, cho phép chúng có thể phát triển độc lập. Do đó trong cấu trúc NGN có sự phân chia rõ ràng giữa các chức năng của dịch vụ và các chức năng truyền tải. Lưu lượng NGN là tuỳ biến theo nhu cầu của khách hàng với các dịch vụ được cung cấp ngày càng chiếm băng thông rất lớn như các dịch vụ đa phương tiện, TV theo yêu cầu, Game trực tuyến, hội nghị truyền hình… Điều này địi hỏi mạng truyền tải NGN phải đảm bảo độ tin cậy và hiệu năng hoạt động cao.

Chương này sẽ tìm hiểu về các công nghệ truyền tải NGN. Đầu tiên, thảo luận bộ giao thức TCP/IP và IPv6 là kiến trúc nền tảng của mạng Internet ngày nay và cũng là nền tảng của NGN. Tiếp đến là các giao thức định tuyến cơ bản trong mạng IP như RIP, OSPF, BGP. Các giao thức này đóng vai trị rất quan trọng trong sự hình thành nên mạng NGN. Phần cuối cùng của chương, sẽ giới thiệu về các công nghệ lớp 2 – Các công nghệ truyền tải lớp liên kết dữ liệu, trong đó tập trung vào công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS – cơng nghệ truyền tải chủ yếu có trong các giải pháp hiện nay của NGN.

Một phần của tài liệu Đồ án tổng quan mạng NGN và ứng dụng (Trang 30 - 32)