Nguồn cấu hình Router

Một phần của tài liệu Đồ án tổng quan mạng NGN và ứng dụng (Trang 48 - 51)

Cấu hình của router được thiết lập thơng qua các lệnh, và ở các chế độ khác nhau các lệnh sẵn có sẽ khác nhau. Do đó, để dễ dàng cho việc cấu hình router cần biết và phân biệt các chế độ lệnh của router cũng như tác dụng của từng chế độ lệnh.

Router làm việc ở các chế độ lệnh sau:

Chế độ thực thi người sử dụng: Đây là chế độ tham khảo. Người sử dụng chế

độ này chỉ có quyền tham khảo cấu hình của router. Mặc định sau khi bật Router sẽ ở chế độ này. Nếu khơng đặt mật khẩu Console thì mọi người dùng đều có thể vào chế độ này.

Chế độ thực thi đặc quyền: Chế độ này cho phép cấu hình các tham số hoạt

động của router. Để vào được chế độ này, người sử dụng phải nhập mật khẩu.

Chế độ cấu hình đường dây: Chế độ này cho phép thiết lập cấu hình tham số

cho các đường kết cuối.

Chế độ cấu hình tồn cục: Chế độ này cho phép cấu hình các tham số áp dụng

cho toàn bộ hệ thống của router, chẳng hạn như mật khẩu, tên Router .v.v.

Chế độ cấu hình giao diện: Chế độ này cho phép cấu hình tham số cho các giao

diện LAN và WAN của router (Ethernet, Serial, ISDN .v.v.).

Chế độ cấu hình router: Chế độ này cho phép cấu hình giao thức định tuyến IP

như RIP, OSPF, IGRP, BGP .v.v.

2.3 Các công nghệ lớp 2 và giao thức MPLS

Chúng ta vừa tìm hiểu bộ giao thức TCP/IP, các giao thức định tuyến. Trong phần này, sẽ giới thiệu về các công nghệ lớp 2 - Lớp liên kết dữ liệu (Datalink – Mơ hình OSI, giao diện mạng – Mơ hình TCP).

Chức năng chính của lớp 2 là đảm bảo truyền dữ liệu qua lớp vật lý một cách chính xác và khơng lỗi. Các cơng nghệ lớp 2 hiện nay là Ethernet, Token Ring, FDDI (cho mạng LAN) và X.25, FrameRelay, ATM, MPLS (cho mạng WAN). Sau đây chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu các cơng nghệ này, trong đó tập trung vào cơng nghệ MPLS là cơng nghệ truyền tải cho mạng NGN.

2.3.1 Các công nghệ lớp 2a. Ethernet a. Ethernet

Ethernet là giải pháp kết nối các đầu cuối được phát triển bởi Xerox và DEC, các chuẩn Ethernet hiện nay là: IEEE 802.2, IEEE 802.3 CSMA/CD. Ethernet hoạt động ở lớp liên kết dữ liệu khơng hồn tồn tương thích với các yêu cầu trong mạng LAN. Vì thế, các giao thức mạng LAN chia lớp liên kết dữ liệu thành 2 lớp con chứa giao thức điều khiển liên kết logic (LLC) và điều khiển truy nhập phương tiện (MAC).

Trên các mạng Ethernet, tất cả các đầu cuối chia sẻ một đường truyền thông chung. Ethernet sử dụng một phương thức truy cập gọi là “Đa truy nhập cảm nhận sóng mang” với “Dị tìm đụng độ” – CSMA/CD để quyểt định khi nào một đầu cuối có thể truyền dữ liệu trên một đường truy cập. Sử dụng CSMA/CD, tất cả đầu cuối quan sát môi trường truyền thông và chờ đến khi tuyến truyền thơng sẵn sàng thì mới truyền. Nếu hai đầu cuối cố gắng truyền cùng một lúc thì sẽ xảy ra đụng độ. Các đầu cuối sẽ dừng lại, chờ một khoảng thời gian ngẫu nhiên, và thử truyền lại.

b. Token Ring

Kỹ thuật Token Ring sử dụng một khái niêm hồn tồn khác với Ethernet trong quy trình truy nhập mơi trường. Phương thức truy cập này được gọi là chuyển Token.

Với phương thức truy cập chuyển token, các đầu cuối trên LAN được kết nối với nhau sao cho dữ liệu được truyền vòng quanh mạng trong một vòng Ring. Một số cơ chế ưu tiên được áp dụng để xác định nút nào sẽ được nhận token, trong quá trình truyền nếu xuất hiện lỗi thì nút đích sẽ khơng sao chép khung dữ liệu vào bộ nhớ và yêu cầu truyền lại. Các bộ định thời sẽ ngăn chặn khả năng một nút nào đó liên tục chiếm giữ token, nó sẽ truyền liên tục và khơng giải phóng token. Điều khiển token ring thuờng thơng qua một trạm giám sát, và có thể đặt tại một nút bất kỳ trong mạch vòng, cơ chế này hoàn toàn tự động và thoả hiệp giữa các nút trong mạch vòng.

c. FDDI

FDDI tương tự như token ring vì nó cũng sử dụng một token để xác định mạng rỗi và chống tranh chấp. FDDI khác với Token Ring ở cách xử lý token, FDDI sử dụng một token định thời cho phép nút chiếm token truyền trong một khoảng thời gian định trước và sau đó phải trao quyền điều khiển cho nút khác. FDDI sử dụng cấu hình mạng vịng kép cho phép dữ liệu truyền theo hai hướng, nếu một liên kết vòng bị gẫy, dữ liệu sẽ chuyển theo đường ngược lại hình thành nên một mạch vịng đơn.

Trong FDDI token được giải phóng ngay sau khi truyền dữ liệu, nút phát khơng phải đợi khung dữ liệu đi hết một vòng và quay về, điều này có nghĩa là nhiều nút có thể truyền đồng thời trên mạng nếu như chúng nhận được token. FDDI sử dụng chức năng quản lý mạch vòng phân tán, mỗi nút chịu trách nhiệm liên lạc với nút kế bên, các thông tin trạng thái được trao đổi liên tục với nút kế bên, cho phép một nút bất kỳ khởi tạo lại vòng, cách ly lỗi và phục hồi các lỗi trong mạch vịng.

d. Cơng nghệ X.25

X.25 ra đời vào những năm 1970. Mục đích ban đầu là kết nối các máy chủ lớn với các thiết bị ở xa. Ưu điểm của X.25 so với các giải pháp mạng WAN khác là nó có cơ chế kiểm tra lỗi tích hợp sẵn. Chọn X.25 nếu phải sử dụng đường dây tương tự hay chất lượng đường dây không cao.

X.25 là chuẩn của ITU-T cho truyền thông qua mạng WAN sử dụng kỹ thuật chuyển mạch gói qua mạng điện thoại. Thuật ngữ X.25 cũng còn được sử dụng cho những giao thức thuộc lớp vật lý và lớp liên kết dữ liệu để tạo ra mạng X.25. Theo thiết kế ban đầu, X.25 sử dụng đường dây tương tự để tạo nên một mạng chuyển mạch gói, mặc dù mạng X.25 cũng có thể được xây dựng trên cơ sở một mạng số. Hiện nay, giao thức X.25 là một bộ các qui tắc xác định cách thức thiết lập và duy trì kết nối giữa các DTE và DCE trong mạng dữ liệu cơng cộng (PDN – public data network). Nó qui định các thiết bị DTE/DCE và tổng đài chuyển mạch gói (PSE – Packet swiching exchange) sẽ truyền dữ liệu như thế nào.

e. Công nghệ chuyển tiếp khung Frame Relay

Frame Relay hiệu quả hơn so với X.25 và đang dần dần thay thế chuẩn này. Khi sử dụng Frame Relay, chỉ phải trả phí thuê đường dây tới node gần nhất trên mạng Frame Relay. Dữ liệu qua đường dây của người gửi và mạng Frame Relay sẽ định tuyến nó tới node gần nhất với nơi nhận và chuyển dữ liệu xuống đường dây của người nhận. Frame Relay nhanh hơn so với X.25. Frame Relay là một chuẩn cho truyền thơng trong mạng WAN chuyển mạch gói qua các đường dây số chất lượng cao. Mạng Frame Relay có các đặc trưng sau:

`

`

Một phần của tài liệu Đồ án tổng quan mạng NGN và ứng dụng (Trang 48 - 51)