Các kiểu node trong mạng MPLS

Một phần của tài liệu Đồ án tổng quan mạng NGN và ứng dụng (Trang 54 - 56)

LSR là thiết bị định tuyến tốc độ cao trong lõi của mạng MPLS, nó tham gia

việc sử dụng giao thức báo hiệu nhãn thích ứng và thực hiện chuyển mạch lưu lượng dữ liệu tốc độ cao dựa trên các đường dẫn được thiết lập.

LER là thiết bị hoạt động tại biên của mạng truy nhập và mạng lõi MPLS. Các

LER hỗ trợ đa cổng được kết nối tới các mạng không giống nhau (chẳng hạn FR, ATM và Ethernet ). LER đóng vai trị quan trọng trong việc chỉ định và huỷ bỏ nhãn, khi lưu lượng vào trong hay đi ra khỏi mạng MPLS. Sau đó, tại lối vào nó thực hiện việc chuyển tiếp lưu lượng vào mạng MPLS sau khi đã thiết lập LSP nhờ các giao thức báo hiệu nhãn và phân bổ lưu lượng trở lại mạng truy nhập tại lối ra.

Ngoài ra khi MPLS được xếp chồng trên ATM, các chuyển mạch ATM được điều khiển bởi mặt bằng điều khiển MPLS, và lúc đó các chuyển mạch ATM được gọi là các ATM-LSR. Tương ứng chúng ta có 2 loại thiết bị là ATM-LSR hoạt động trong lõi, và ATM-LSR biên hoạt động ở biên mạng hay còn gọi là ATM-LER.

ATM-LSR là các chuyển mạch ATM có thể thực hiện chức năng như LSR. Các

ATM-LSR thực hiện chức năng định tuyến gói IP và gán nhãn trong mặt bằng điều khiển và chuyển tiếp số liệu theo cơ chế chuyển mạch tế bào ATM trong mặt phẳng chuyển tiếp. Như vậy các tổng đài chuyển mạch ATM truyền thống có thể nâng cấp phần mềm MPLS để thực hiện chức năng của LSR.

Các thiết bị biên khác với các thiết bị lõi ở chỗ là: ngoài việc phải chuyển tiếp lưu lượng nó cịn phải thực hiện việc giao tiếp với các mạng khác đó là chỉ định hay loại bỏ nhãn. c. Các chế độ hoạt động của MPLS MPLS có thể hoạt động trong 2 chế độ đó là: - Chế độ khung - Chế độ tế bào Chế độ khung

Chế độ khung là thuật ngữ được sử dụng khi chúng ta chuyển tiếp một gói với một nhãn được đính vào gói trước tiêu đề lớp 3 (chẳng hạn tiêu đề IP). Trong chế độ này một tiêu đề nhãn được bổ sung vào giữa gói tin lớp 3 và tiêu đề lớp 2.

RFC 3031, “Kiến trúc MPLS”, định nghĩa nhãn như “là một thực thể vật lý có chiều dài cố định, được sử dụng để nhận dạng 1 FEC, thường chỉ có ý nghĩa cục bộ”.

Nói một cách đơn giản, nhãn là một giá trị được bổ sung cho một gói, nó cho mạng biết nơi nào gói đi qua. Nhãn có độ dài 20bit, nghĩa là có 220 giá trị nhãn có thể.

Một gói có thể có nhiều nhãn, được mang trong ngăn xếp nhãn. Tại mỗi chặng trong mạng, chỉ các nhãn bên ngoài được kiểm tra. LSR sử dụng nhãn để chuyển tiếp

các gói trong mặt phẳng dữ liệu, các nhãn này trước đó được chỉ định và phân bổ trong mặt phẳng điều khiển. Khuôn dạng tiêu đề nhãn có dạng như hình 2.11.

Tiêu đề lớp

liên kết MPLS SHIM Tiêu đề lớp mạng Dữ liệu và tiêu đề các lớp khác

Nhãn Exp BS TTL 32 bit

20 bit 3 bit 1 bit 8 bit

Một phần của tài liệu Đồ án tổng quan mạng NGN và ứng dụng (Trang 54 - 56)