Các khu vực trong một hệ thống tự trị

Một phần của tài liệu Đồ án tổng quan mạng NGN và ứng dụng (Trang 45 - 46)

Sau đây sẽ liệt kê các tính năng đã tạo nên thành cơng của giao thức này:

- Cân bằng tải giữa các tuyến cùng giá: Việc sử dụng cùng lúc nhiều tuyến cho phép tận dụng có hiệu quả tài nguyên mạng.

- Phân chia mạng một cách logic: điều này làm giảm bớt các thông tin phát ra trong những điều kiện bất lợi. Nó cũng giúp kết hợp các thơng báo về định tuyến, hạn chế việc phát đi những thông tin không cần thiết về mạng.

- Hỗ trợ nhận thực: OSPF hỗ trợ nhận thực cho tất cả các node phát thông tin quảng cáo định tuyến. Điều này hạn chế được nguy cơ thay đổi bảng định tuyến với mục đích xấu.

- Thời gian hội tụ nhanh hơn: OSPF cho phép truyền các thông tin về thay đổi tuyến một cách tức thì. Điều đó giúp rút ngắn thời gian hội tụ cần thiết để cập nhật thơng tin cấu hình mạng.

- Hỗ trợ CIDR và VLSM: Điều này cho phép nhà quản trị mạng có thể phân phối nguồn địa chỉ IP một cách có hiệu quả hơn.

OSPF là một giao thức dựa theo trạng thái liên kết. Giống như các giao thức trạng thái liên kết khác, mỗi bộ định tuyến OSPF đều thực hiện thuật tốn SPF để xử lý các thơng tin chứa trong cơ sở dữ liệu trạng thái liên kết. Thuật toán tạo ra một cây đường đi ngắn nhất mô tả cụ thể các tuyến đường nên chọn dẫn tới mạng đích.

Bảng định tuyến

Mỗi router sử dụng cây đường đi ngắn nhất để xây dựng bảng định tuyến của mình. Bảng định tuyến chỉ ra giá để tới mỗi mạng trong khu vực. Để tìm giá tới mạng bên ngoài khu vực, các router sử dụng các quảng cáo liên kết tóm tắt tới mạng, liên kết tóm tắt tới router biên AS và liên kết ngoài.

N1

N3

N5 Router A

Router C Router D Router B

Router E 2 5 1 1 3 3 3 2 3 N1 N4

Một phần của tài liệu Đồ án tổng quan mạng NGN và ứng dụng (Trang 45 - 46)