Vị trí của hệ thống thiết bị ERX trong mạng NGN

Một phần của tài liệu Đồ án tổng quan mạng NGN và ứng dụng (Trang 95 - 98)

Hệ thống ERX 700 và 1400 là các thiết bị chuyển mạch định tuyến vùng biên mạng, tối ưu các kết cuối đường tốc độ cao và các kết nối logic IP. Nền tảng hệ thống cho phép các nhà cung cấp dịch vụ triển khai nhanh các ứng dụng với tốc độ truy nhập cao, hỗ trợ mơ hình phân biệt dịch vụ và nâng cao hiệu năng cho người sử dụng bằng các phương pháp quản lý chất lượng dịch vụ.

Là thiết bị biên mạng, hệ thống ERX hỗ trợ rất nhiều giao thức cho các vùng truy nhập khác nhau chủ yếu dựa trên các giao thức của IP.

- Giao thức định tuyến : BGP-4, OSPF, RIP2;

- Giao thức kết nối điểm - điểm PPP qua FR và ATM; - Hỗ trợ các kiểu kết nối qua cáp đồng và cáp quang; - Hỗ trợ MPLS (RSVP, CR-LDP);

- Các giao thức đa điểm (DVMRP, IGMP, PIM, MBGP); - Hỗ trợ mạng riêng ảo VPN;

- Các bộ định tuyến ảo; - Quản lý theo chính sách;

- Các đặc tính truy nhậptừ xa băng rộng :PPP, PAP, CHAP, RADIUS, DHCP; - Quản trị và chẩn đốn mạng;

4.4 Tình hình triển khai mạng NGN của VNPT

a. Hiện trạng mạng NGN của Tổng cơng ty bưu chính viễn thơng Việt Nam

Sau gần 3 năm định hướng và lựa chọn, đến tháng 12/2003, VNPT (Công ty Viễn thông Liên tỉnh VTN) đã lắp đặt xong giai đoạn 1 mạng NGN, sử dụng giải pháp SURPASS của Siemens, đã đi vào vận hành thành cơng. Đây là mạng có hạ tầng thơng tin duy nhất dựa trên cơng nghệ chuyển mạch gói được VNPT lựa chọn để thay thế cho mạng chuyển mạch kênh truyền thống. Với ưu thế cấu trúc phân lớp theo chức năng và sử dụng rộng rãi các giao diện ở API để kiến tạo dịch vụ mà không phụ thuộc nhiều vào các nhà cung cáp thiết bị và khai thác mạng, công nghệ NGN đã đáp ứng được yêu cầu kinh doanh trong tình hình mới là dịch vụ đa dạng, giá thành thấp, đầu tư hiệu quả và tạo được nguồn doanh thu mới. Đây là mạng sử dụng cơng nghệ chuyển gói với đặc tính linh hoạt, ứng dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin và công nghệ truyền dẫn quang băng thơng rộng nên tích hợp được dịch vụ thoại và dịch vụ truyền số liệu.

Để nâng cao hơn nữa năng lực của mạng lưới, VNPT quyết định đầu tư xây dựng tiếp pha 2, và đến ngày 15/08/2004 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Mạng có 4 lớp là: lớp truy nhập, lớp truyền tải, lớp điều khiển và lớp ứng dụng.

Lớp truy nhập: được triển khai gồm một Media Gateway kết nối với mạng

PSTN phục vụ cho dịch vụ VoIP và bộ BRAS kết nối trực tiếp với thiết bị DSLAM-HUB với khả năng chuyển mạch 10Gb/s, sử dụng cơng nghệ xDSL, có thể hỗ trợ các kết nối ADSL, SHDSL. Với hạ tầng mạng xDSL này, VNPT đã cung cấp các dịch vụ truy nhập Internet băng rộng Mega VNN tại nhiều tỉnh/thành phố trên cả nước. Ước tính đến cuối năm 2005, cả nước đã có khoảng 180.000 cổng xDSL.

Lớp truyền tải: gồm 3 nút trục quốc gia đặt tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà

Nẵng và 11 nút vùng đặt tại các tỉnh/thành phố trọng điểm khác với băng thông các tuyến trục và vùng là (STM-1) 155Mb/s dựa trên truyền dẫn SDH. Hiện tại băng thông tuyến trục đã nâng cấp lên STM-16 (2.5 Gb/s) dựa trên Ring 20Gb/s/WDM mới triển khai. Ba Router lõi M160 Juniper đặt tại Hà Nội, HCM, Đà Nẵng có khả năng chuyển mạch là 160Gb/s.

Lớp điều khiển: gồm hai Softswitch HiQ9200 đặt ở Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Hệ thống Softswitch bao gồm các chức năng về điều khiển hệ thống mạng, cung cấp các giao diện mở để dễ dàng cho việc phát triển các ứng dụng dịch vụ, hỗ trợ nhiều loại giao thức điều khiển khác nhau như MGCP, H.323, Megaco/H.248, SIP, ... Hệ thống các Server ứng dụng (tuỳ theo từng loại hình dịch vụ Server ứng dụng có thể đặt tập trung hoặc phân tán). Bên cạnh đó hệ thống quản lý mạng tập trung và hệ thống tính cước tập trung góp phần quan trọng trong quản lý, vận hành và điều hành mạng.

Lớp dịch vụ/ứng dụng: VNPT cung cấp một loạt các dịch vụ như: dịch vụ thẻ

trả trớc 1719, dịch vụ 1800, 1900, và nhiều dịch vụ gia tăng khác.

b. Một số khó khăn của VNPT khi phát triển mạng NGN

Khó khăn trước tiên mà một nhà cung cấp dịch vụ truyền thống như VNPT gặp phải trong quá trình triển khai mạng NGN là việc mạng của họ chỉ tập trung cung cấp dịch vụ thuê kênh riêng hay thoại. Vì vậy, việc tích hợp những bộ phận của mạng lưới này trong mạng NGN gặp nhiều khó khăn. Ngồi ra, những nhà khai thác mới khi xây dựng NGN ngay từ đầu có thể tiết kiệm được chi phí, đồng thời có thể đến đích trước VNPT. Bên cạnh đó, mạng NGN sẽ làm thay đổi cách thức tổ chức con người và mơ hình kinh doanh. Điều này bắt buộc VNPT phải chuyển đổi mơ hình kinh doanh để phù hợp với tính năng của mạng NGN.

Một phần của tài liệu Đồ án tổng quan mạng NGN và ứng dụng (Trang 95 - 98)