Đặc điểm của xã hội Việt Nam và của địa phương thời kỳ mở cửa, hội nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông cộng hiền hải phòng trong giai đoạn hiện nay (Trang 42 - 45)

hội nhập

Mở cửa hội nhập là mở rộng giao lưu, trao đổi về mọi mặt đối với các quốc gia, dân tộc trên thế giới và khu vực để học tập, trao đổi kinh nghiệm, trao đổi về mọi mặt nhằm góp phần giải quyết những mâu thuẫn, những thách thức của thời đại để cùng phát triển với các dân tộc khác trên thế giới.

Trong quá trình mở cửa, hội nhập, mỗi quốc gia tiếp thu và chịu ảnh hưởng rất nhiều mặt tích cực của các dân tộc, các quốc gia khác, nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực, những mặt trái của quy luật kinh tế thị trường và chịu ảnh hưởng cả những lối sống không phù hợp với sự tiến bộ xã hội.

iệt Nam là một nước đang phát triển, mở cửa và hội nhập là một đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, phù hợp với xu thế chung của thời đại. Chính sách mở cửa hội nhập với khẩu hiệu “Muốn làm bạn với các dân tộc, các quốc gia trên thế giới”, đó là chủ trương thể hiện truyền thống nhân nghĩa của dân tộc. Đảng và Nhà nước ta chủ trương hội nhập nhưng khơng hồ tan, phải tự khẳng định, phải giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc. Trong quá trình mở cửa hội nhập, chúng ta không thể tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực. Đó khơng chỉ là sự ngẫu nhiên mà còn là âm mưu của các thế lực thù địch trong và ngồi nước. ì vậy, trong điều kiện mở cửa, hội nhập, việc định hướng cho sự lựa chọn chuẩn mực đạo đức, lối sống của cá nhân là vô cùng quan trọng đối với thế hệ trẻ.

Đáng tiếc hiện nay, có một bộ phận khơng chỉ là thanh thiếu niên mà cả người lớn bị cám dỗ bởi lối sống ngoại lai không phù hợp với thuần phong

mỹ tục của dân tộc: ăn chơi sa đoạ, cờ bạc, nghiện hút, lười biếng, thiếu trách nhiệm, sống gấp, thiếu lẽ sống, ích kỷ, phạm pháp, thiếu bản lĩnh, một số ít người quay lưng lại với lịch sử, với dân tộc, chỉ quen địi hỏi,… Có thể nói, khi mở cửa, hội nhập có một số người đã lựa chọn cho mình một kiểu sống ngược lại với xu thế tiến bộ, chống lại quyền lợi của cộng đồng dân tộc, đã xác định những chuẩn mực đạo đức trái với yêu cầu của xã hội.

Theo tạp chí Báo cáo viên Ban Tuyên giáo Trung ương (số 5-2008) có nhận xét khái quát: “Một bộ phận không nhỏ học sinh, sinh viên cịn có thái độ và động cơ học tập yếu, thiếu trung thực trong học tập, gian lận trong thi cử. Một một bộ phận nhỏ học sinh chỉ địi quyền hưởng thụ, khơng nghĩ đến nghĩa vụ và trách nhiệm cống hiến, chưa tích cực học tập và rèn luyện, thức chuẩn bị cho ngày mai lập nghiệp chưa cao”. Đối với bộ phận này, việc giáo dục, định hướng cho họ lựa chọn những giá trị cá nhân phù hợp với yêu cầu của thời đại, của dân tộc không chỉ quan trọng mà còn rất cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Tiểu kết chương 1

Đạo đức là hệ thống những chuẩn mực, những quy tắc xã hội nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội. Cấu trúc nhân cách gồm hai yếu tố là “tài” và “đức”; trong đó, “đức” là gốc- nền tảng cho sự phát triển nhân cách con người.Do đó, GDĐĐ cho thế hệ trẻ có nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc hình thành phát triển nhân cách tồn diện cho học sinh. GDĐĐ cho HS là q trình lâu dài, phức tạp, địi hỏi tồn xã hội phải quan tâm. Trong đó, nhà trường giữ vai trị chủ đạo.

Để GDĐĐ cho HS THCS đạt hiệu quả cao, nhà quản l giáo dục trước hết phải nhận thức sâu sắc rằng trong các mặt giáo dục thì GDĐĐ giữ vị trí hết sức quan trọng. Từ đó Hiệu trưởng QL cơng tác này một cách toàn diện, khoa học. Cụ thể, hiệu trưởng quản l mục tiêu, nội dung, phương pháp,

phương tiện GDĐĐ. Ngoài ra, hiệu trưởng phải nắm được những yếu tố tác động đến công tác GDĐĐ cho HS, công tác GDĐĐ cho HS phải được hiệu trưởng kế hoạch hóa, đưa vào nề nếp, thực hiện một cách thường xuyên, bằng nhiều con đường, nhiều hình thức, biện pháp phù hợp với tâm sinh l lứa tuổi và điều kiện kinh tế- xã hội của địa phương.Các biện pháp GDĐĐ muốn khả thi phải dựa trên hai yếu tố là cơ sở l luận và thực tiễn. Do đó, ngồi việc xác lập cơ sở l luận, hiệu trưởng tất yếu phải điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng đạo đức của HS, thực trạng GDĐĐ cho HS và thực trạng quản l công tác GDĐĐ cho HS.

Trên đây là các cơ sở l luận, pháp l , từ góc độ l luận quản l giáo dục và góc độ l luận giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường phổ thông. Các khái niệm và các khái qt hóa l luận đã cố gắng hình thành một khung l thuyết đảm bảo cho việc khảo sát và phân tích thực trạng quản l công tác GDĐĐ ở một trường THPT và đảm bảo một cơ sở l luận khoa học cho việc đề xuất các biện pháp quản l công tác GDĐĐ HS ở trường THPT Cộng Hiền- Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRƯỜNG THPT CỘNG HIỀN-HẢI PHÒNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông cộng hiền hải phòng trong giai đoạn hiện nay (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)