13 Phối hợp chưa tốt giữa các lực lượng giáo dục đạo đức (NT-GĐ-XH)
3.2.5. Tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục đạo đức học sinh.
3.2.5. 1.Mục đích và những yêu cầu chung
Kết quả giáo dục đạo đức học sinh phản ánh kết quả công tác quản l giáo dục đạo đức của mỗi thầy cô, của mỗi nhà trường.
Tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng tiêu chí, quy trình, phương pháp đánh giá kết quả giáo dục đạo đức học sinh , giúp cho việc đánh giá kết quả giáo dục đạo đức của học sinh một cách hợp l , khoa học, chính xác, cơng bằng, từ đó giúp học sinh nhận thức đầy đủ về bản thân và phát huy mặt tích cực, khắc phục những khuyết điểm để không ngừng tiến bộ. Thông qua việc đánh giá kết quả giáo dục đạo đức học sinh để đánh giá công tác quản l giáo dục đạo đức của mỗi thầy cô, mỗi bộ phận tham gia quản l giáo dục đạo đức học sinh của nhà trường.
Kiểm tra đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức học sinh phải tiến hành“
Kịp thời, chính xác, cơng bằng, đúng trình tự quy định “; lấy giáo dục làm
chính, tránh xu hướng chỉ xử l phát hiện những sai trái và kỷ luật mà không dành thời gian để định hướng, uốn nắn, giúp học sinh tự giác thực hiện; đồng thời giữ nghiêm kỷ luật, phát huy ưu điểm, bồi dưỡng những nhân tố tích cực để khắc phục những thiếu sót của những nhân tố tiêu cực.
Cần tạo dư luận đúng đắn trong nhà trường và ngoài xã hội, để “ủng hộ
cái tốt, phê phán cái xấu”. Có lúc cần phải kiên quyết xử l kỷ luật, bằng
những hình thức thích hợp: đình chỉ học tập hoặc cao hơn…điều mà nhà Giáo dục không muốn, nhưng là cần thiết để đảm bảo tính nghiêm khắc - kỷ cương của nhà trường, cuả pháp luật xã hội đối với những học sinh vi phạm.
3.2.5. 2.Nội dung và cách thức thực hiện
* ới quá trình xây dựng tiêu chí và qui trình kiểm tra đánh giá: Nhà trường cần tổ chức ban soạn thảo tiêu chuẩn, xây dựng qui trình đánh giá một cách cơng khai. Sau khi dự thảo các tiêu chuẩn và qui trình đánh giá, tổ chức
cho cán bộ giáo viên và học sinh, thảo luận góp bổ sung. Ban thi đua điều chỉnh, hồn thiện nội dung trình hiệu trưởng duyệt và tiến hành tổ chức kiểm tra đánh giá theo đúng qui trình và tiêu chuẩn đó.
Xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể rõ ràng làm cơ sở cho học sinh phấn đấu rèn luyện. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá tiết học, tiêu chuẩn đánh giá thi đua lớp hàng tuần, hàng tháng và học kỳ và cả năm. Cơ sở để xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá là Điều lệ trường trung học, các thông tư, văn bản của Bộ GD-ĐT về giáo dục đạo đức và đánh giá hạnh kiểm, nội quy của nhà trường. Cụ thể hóa các mặt rèn luyện cần đánh giá để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá một cách khoa học. Tiêu chuẩn đánh giá tập thể lớp hàng tuần, hàng tháng, từng học kỳ và năm học cần phải lượng hóa thành quan điểm, Định mức điểm phù hợp để xếp loại tốt, trung bình, yếu.Nếu phát động thi đua theo chủ đề thì cần phải xây dựng tiêu chí đánh giá thi đua cho từng đợt.
Tiêu chuẩn đánh giá học sinh phải kết hợp cả tiêu chuẩn định lượng và định tính. Tính định lượng thể hiện số lần đạt thành tích, số lần vi phạm. Tính định tính biểu hiện ở tư tưởng, nhận thức, thái độ, hành vi.
Ngoài các danh hiệu thi đua do Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT , Đoàn thanh niên các cấp qui định, hiệu trưởng phải thống nhất trong nhà trường qui định bổ sung các danh hiệu thi đua. Hiệu trưởng phải trực tiếp dự thảo hoặc cử thành viên ban thi đua, dự thảo tiêu chuẩn thi đua trên cơ sở các tiêu chuẩn thi đua do ngành cấp trên qui định, tổ chức cho cán bộ giáo viên thảo luận, góp bổ sung, ban thi đua bổ sung hồn thiện trình hiệu trưởng phê duyệt. Sau khi có tiêu chuẩn thi đua chính thức phổ biến tiêu chuẩn thi đua của cá nhân và tập thể học sinh. Mỗi tập thể lớp đề ra chỉ tiêu phấn đấu của lớp mình.
*Với quá trình Kiểm tra : Phải thực hiện thường xuyên, liên tục theo
định kỳ hay đột xuất, qua nhiều kênh thơng tin : Đồn thanh niên, giáo viên
thưởng khuyến khích học sinh phấn đấu vươn lên; đồng thời ngăn chặn, phê bình những sai trái -vi phạm; thúc đẩy sự tự giác thực hiện nhiệm vụ .
* Với q trình đánh gía : Là một q trình” nghiêm túc - khoa học” .
phải đánh gía đúng khả năng học tập, rèn luyện của học sinh; tránh vì “ Bệnh
thành tích thi đua, tỷ lệ yếu kém” … mà làm qua loa, bình quân trong đánh gía xếp loại học sinh .
iệc đánh giá hạnh kiểm học sinh tiến hành hàng tháng, học kỳ và cả năm học mỗi một tháng mỗi học sinh tự viết bản tự nhận xét về kết quả rèn luyện đạo đức. tổ học sinh góp và xếp loại. Chủ nhiệm xem xét quyết định xếp loại hạnh kiểm tháng của học sinh, báo cáo danh sách xếp loại cho hiệu trưởng.
Ban thi đua phân công cá nhân phụ trách công tác thi đua của tập thể lớp. Người trực tiếp theo dõi là một đại diện của Ban thi đua đồng thời cán bộ đoàn trường, giáo viên quản l học sinh hay tổ tự quản của học sinh
Cuối tuần, cuối tháng, một đại diện của ban thi đua tổng hợp điểm thi đua hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng đánh giá ưu khuyết điểm, dự kiến xếp loại thi đua. Hiệu trưởng tổ chức họp ban thi đua duyệt xếp loại các lớp, công khai kết quả xếp loại trước toàn trường. Từng tập thể lớp tổ chức rút kinh nghiệm kết quả xếp loại hàng tuần, hàng tháng biểu dương học sinh đóng góp thành tích cho phong trào lớp, phê bình học sinh vi phạm làm hạn chế kết quả thi đua của lớp.
* Đối với việc khen thưởng, trách phạt : tập thể học sinh và cá nhân học
sinh cần thực hiện theo qui trình: Cá nhân học sinh, tập thể học sinh tự đánh giá thống nhất kết quả đánh giá, giáo viên chủ nhiệm đánh giá kết quả kết quả xếp loại thi đua và trình Hội đồng thi đua xét duyệt. Sau khi có kiến của Hội đồng thi đua hiệu trưởng phê duyệt và tiến hành khen thưởng, trách phạt
iệc khen thưởng, trách phạt học sinh tiến hành vào buổi sáng chào cờ hàng tuần, sơ kết học kỳ và tổng kết năm học.Các hình thức khen thưởng gắn
với các phong trào thi đua. ì vậy cần xây dựng phong trào lành mạnh tránh tình trạng “ganh đua” ảnh hưởng xấu đến chất lượng giáo dục.
Khi tiến hành trách phạt học sinh, cán bộ giáo viên phải thể hiện được tình thương, trách nhiệm, xử l có tình, có l phù hợp với tâm l lứa tuổi, giác ngộ được thức cố gắng vươn lên của học sinh.Sau khi xử l học sinh vi phạm, cần có kế hoạch theo dõi, phối hợp với phụ huynh học sinh, chính quyền địa phương tạo cho học sinh phấn đấu sửa chữa khuyết điểm để tiến bộ. ới những học sinh cá biệt cần quan tâm, thường xuyên theo dõi và liên lạc chặt chẽ với PHHS để có biện pháp giáo dục kịp thời. Cần có những biện pháp cứng rắn kiên quyết, đồng thời phải gần gũi, tìm hiểu hồn cảnh để giúp các em tránh những suy nghĩ lệch lạc về bản thân, tạo niềm tin, chỗ dựa tinh thần cho các em phấn đấu sửa chữa, vươn lên thành người tốt.
3.2.5.3.Điều kiện thực hiện biện pháp
Có kế hoạch rõ ràng cụ thể, các văn bản pháp quy cần thiết và thiết thực để đánh giá ĐĐ HS trong giai đoạn hiện nay.Có sự chỉ đạo sát sao, có sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng GD để đánh giá ĐĐ HS một cách khách quan.
Xây dựng chế độ thưởng phạt nghiêm minh với HS-Sắp xếp, bố trí con người, thời gian và các điều kiện phục vụ công tác kiểm tra các bộ phận, cá nhân. Có thể đồng chí Phó ban thường trực chỉ đạo cơng tác GDĐĐ HS làm phó trưởng ban thi đua khen thưởng, kỷ luật và đánh giá đạo đức học sinh.
Thời gian kiểm tra đưa ra phải phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ mang tính chất tổng kết kịp thời