Đặc điểm kinh tế-xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh vĩnh phúc (Trang 43 - 45)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

2.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc có số dân khoảng 1,03 triệu người trong đó phần lớn là nơng thơn (chiếm 77,6%). Mật độ dân số khá cao: 824 người/km2 (theo số liệu thống kê năm 2009). Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 11 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc kinh chiếm 95,72%, còn lại là các dân tộc thiểu số như: Sán Dìu, Cao Lan, Nùng, Tày, Mường, Ngái, Lào, Hoa, Thái....

Cộng đồng xã hội dân cư Vĩnh Phúc có nhiều giá trị văn hố ưu việt. Các giá trị văn hoá truyền thống lưu lại thơng qua các di tích lịch sử văn hố đa dạng,

cùng với nền văn hoá phi vật thể cũng đa dạng, hấp dẫn như hệ thống các lễ hội, các trị chơi dân gian, văn hố nghệ thuật, thi ca, ẩm thực... đã tạo nên nền tảng cơ sở vững chắc để phát triển nhanh, bền vững mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo của tỉnh. Người dân Vĩnh Phúc hiếu học, cần cù, cầu thị, có ý thức tìm tịi, đổi mới và sáng tạo là nguồn động lực cơ bản để phát triển nhanh, bền vững về kinh tế, xã hội và giáo dục - đào tạo trên địa bàn tỉnh.

Vĩnh Phúc nằm trong vùng kinh tế trọng điểm khu vực Bắc bộ đã đạt được những thành tựu lớn trong phát triển kinh tế - xã hội với đặc trưng là tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2005-2010), mặc dù gặp nhiều khó khăn thách thức, song Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng phấn đấu đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu của Nghị quyết Đại hội. Kinh tế tăng trưởng cao, GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt hơn 1.600 USD, gấp 3,4 lần so với năm 2005 và cao hơn bình quân của cả nước; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm hơn 86%. Mặc dù diện tích canh tác nơng nghiệp giảm dần, nhưng sản xuất nông - lâm nghiệp vẫn tăng khá, công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao và ngày càng khẳng định rõ vai trò nền tảng của nền kinh tế; dịch vụ phát triển khá. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng mạnh, với 80% là nguồn thu nội địa. Từ năm 2009 Vĩnh Phúc đã tham gia câu lạc bộ trên 10 nghìn tỷ đồng. [34, tr112]

Theo kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, tỷ trọng khu vực công nghiệp xây dựng trong tổng GDP của tỉnh ước thực hiện năm 2010 là 56,03%, dự báo tăng lên 61,6% năm 2015 và trên 38,5% năm 2020; khu vực nông lâm ngư nghiệp giảm từ 13,74% năm 2010 xuống 6,8% năm 2015 và khoảng 3,4% năm 2020. Như vậy cho đến năm 2020, khu vực công nghiệp - xây dựng vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của tỉnh. Mục tiêu đến năm 2015 Vĩnh Phúc cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp và đến năm 2020 trở thành một tỉnh công nghiệp theo

hướng hiện đại, là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của cả nước; hướng trở thành thành phố Vĩnh Phúc trong những năm 20 của thế kỷ 21. [27, tr4-8]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh vĩnh phúc (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)