CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.5. Thực trạng về công tác phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THPT
2.5.4. Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đối với CBQL trường
Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá của Sở GD&ĐT đối với đội ngũ CBQL trường THPT được thực hiện thường xuyên, có kiểm tra theo định kỳ và có kiểm tra đột xuất. Đối với công tác thanh - kiểm tra, ngay từ đầu năm Sở GD&ĐT đã xây dựng kế hoạch kiểm tra và thông báo tới các trường. Nội dung thanh tra chủ yếu tập trung vào việc thực hiện nhiệm vụ năm học, kiểm tra trực tiếp các hoạt động quản lý của đội ngũ CBQL trường học, các hoạt động dạy và học của GV và HS. Năm học 2010-2011 bắt đầu thực hiện đánh giá CBQL theo Chuẩn hiệu trưởng trường THPT (áp dụng cho cả hiệu trưởng và phó hiệu trưởng). Nhìn chung kết quả cơng tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL được cho điểm tương đối cao, thể hiện ở bảng 2.17.
Bảng 2.17. Thực trạng công tác kiểm tra, thanh tra, đánh giá đội ngũ CBQL
TT Ý kiến đánh giá về thực trạng công
tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá
Số lƣợng ngƣời cho điểm
theo tiêu chí Điểm
TB 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm
1 Có chủ trương, kế hoạch đối với công
tác thanh-kiểm tra, đánh giá 0 0 0 32 68 4,68
2
Nội dung kiểm tra, đánh giá bao quát được mọi hoạt động quản lý của CBQL
0 0 21 31 48 4,27
3
Có những điều chỉnh bằng các quyết định quản lý và có hiệu lực sau thanh tra, kiểm tra, đánh giá
0 0 22 36 42 4,20
4
Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá thực sự thúc đẩy được CBQL các trường THPT
0 14 22 42 22 3,72
5
Quan tâm đến công tác khắc phục, điều chỉnh sau thanh tra, kiểm tra, đánh giá
0 8 42 43 7 3,49
Điểm bình quân 4,07
Mặc dù được đánh giá bằng số điểm tương đối cao song công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá vẫn còn mặt hạn chế như: công tác điều chỉnh, bổ sung sau thanh - kiểm tra đơi khi cịn nể nang, nương nhẹ, cịn mang tính hình thức, chưa thực sự mang tính thúc đẩy.
2.5.5. Cơng tác thực hiện chế độ chính sách, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với CBQL
Sở GD&ĐT đã có cơ chế phối hợp với các ban ngành liên quan quan tâm tới các chính sách đãi ngộ cho đội ngũ CBQL như chế độ thi đua khen thưởng, nâng lương trước thời hạn, chế độ cơng tác phí....mặc dù đã có nhiều cố gắng song bên cạnh đó vẫn chưa thực hiện tốt việc huy động các nguồn lực xã hội, các chế độ ưu tiên, khuyến khích cịn hạn chế. Kết quả được thể hiện trong bảng 2.18.
Bảng 2.18: Thực trạng việc thực hiện chế độ chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với CBQL trường THPT
T T
Ý kiến đánh giá về thực trạng thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với CBQL
Số lƣợng ngƣời cho điểm
theo tiêu chí Điểm
TB 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm
1 Thực hiện đầy đủ các chính sách của
Nhà nước đối với CBQL 0 0 0 47 53 4,53
2 Xây dựng cơ chế đãi ngộ riêng theo
3
Huy động được nguồn lực vật chất để thực hiện các chính sách đãi ngộ đối với CBQL
0 21 42 22 15 3,31
4 Thực hiện thường xuyên và kịp thời
các chính sách đãi ngộ 0 0 24 32 44 4,20
5 Kết hợp tốt giữa đãi ngộ về vật chất
với việc bổ nhiệm CBQL 0 18 31 25 26 3,59
6
Phối hợp tốt đãi ngộ về vật chất với việc phong tặng các danh hiệu thi đua, khen thưởng và các danh hiệu cao quý khác
0 0 22 36 42 4,20
Điểm bình quân 3,86
Thực trạng phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc được đánh giá theo năm mặt cơng tác, có mặt mạnh, mặt yếu khác nhau điều này có thể được mơ hình hố bằng biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.4: Thực trạng phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc
3.07 3.37 3.32 4.07 3.86 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 Đ iể m tr un g bì nh 1 2 3 4 5 Các mặt công tác
Trong biểu đổ 2.4. các mặt công tác gồm: 1. Công tác quy hoạch; 2. Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm; 3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng; 4. Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá; 5. Thực hiện chính sách, chế độ, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật.
đội ngũ CBQL trường THPT về cơ bản được đánh giá ở mức trung bình trong đó cơng tác quy hoạch được đánh giá với số điểm thấp nhất là 3.07; công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá được đánh giá với kết quả cao nhất là 4.07. Trong các mặt cơng tác, có những tiêu chí được đánh giá loại Tốt, nhưng bên cạnh đó cũng có những tiêu chí đánh giá loại Yếu. Điều này chứng tỏ rằng công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc phát triển chưa đồng đều và vẫn còn những tồn tại, hạn chế.
2.6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THPT tỉnh Vĩnh Phúc. tỉnh Vĩnh Phúc.
2.6.1. Ưu điểm
2.6.1.1. Công tác quy hoạch
Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đã xác định mục tiêu phát triển đội ngũ CBQL trường học đến năm 2015, dự kiến đến năm 2020 để thực hiện quy hoạch. Hằng năm có triển khai khảo sát, rà sốt thực trạng đội ngũ CBQL để điều chỉnh, bổ sung.
2.6.1.2. Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm
Đã xây dựng được tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBQL trường THPT. Có thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm theo quy định. Sở GD&ĐT giao cho phòng TCCB thực hiện xây dựng tiêu chuẩn đối với CBQL, hằng năm có tham mưu, đề xuất với lãnh đạo Sở về công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm theo quy định.
2.6.1.3. Công tác đào tạo bồi dưỡng
Về cơ bản đã xác định được mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng; trong những năm gần đây Sở GD&ĐT giao cho phòng TCCB, phòng GDTX chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức cho CBQL đi đào tạo, bồi dưỡng hoặc bồi dưỡng tại chỗ.
2.6.1.4. Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá.
kiểm tra, đánh giá được hoạt động quản lý của đội ngũ CBQL trường THPT. Nội dung, hình thức kiểm tra đã đánh giá được các hoạt động quản lý của đội ngũ CBQL trong việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học. Có tiêu chí đánh giá, xếp loại cụ thể, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của đội ngũ CBQL.
2.6.1.5. Việc thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật
Về cơ bản đã thực hiện tốt các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với đội ngũ CBQL. Thực hiện các chế độ đãi ngộ khác (nếu có). Có những hình thức khen thưởng kịp thời để động viên đội ngũ CBQL hoàn thành tốt nhiệm vụ.
2.6.2. Hạn chế
2.6.2.1. Công tác quy hoạch
Trong công tác quy hoạch, mặc dù đã xây dựng được kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL song chưa thực sự có tính khả thi. Các tiêu chí cho dự nguồn CBQL chưa thật sự phù hợp, đơi khi cịn khơng thể hiện rõ và có những tiêu chí cịn bị bỏ sót trong q trình thực hiện. Quy hoạch có được xem xét điều chỉnh song chưa thường xuyên, liên tục.
2.6.2.2. Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm.
Trong những năm gần đây, do chưa thực hiện tốt việc rà soát đối với đội ngũ CBQL nên việc thực hiện công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc vẫn còn một số trường hợp chưa đảm bảo được theo các tiêu chí đã đề ra, chưa thực sự khích lệ được đội ngũ CBQL.
2.6.2.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng
Số lượng các lớp đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, về trình độ QLGD cịn rất hạn chế. Chưa có lớp bồi dưỡng về trình độ tin học, ngoại ngữ (chủ yếu là do CBQL tự học). Trong 5 năm gần đây chưa có lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ dự nguồn trong quy hoạch.
2.6.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá
Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá chưa có những điều chỉnh tích cực sau thanh tra, kiểm tra. Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đơi khi cịn nể nang,
tránh né, chưa thực sự mang tính thúc đẩy.
2.6.2.5. Việc thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật
Chưa huy động được các nguồn lực về vật chất để thực hiện các chế độ đãi ngộ đối với CBQL, còn hạn chế trong việc kết hợp giữa đãi ngộ vật chất, khen thưởng với việc bổ nhiệm CBQL.
2.6.3. Những thuận lợi trong công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc
Thế kỷ XXI là thế kỷ toàn cầu chuyển bước sang nền kinh tế mới - nền kinh tế tri thức hay cịn gọi là nền kinh tế thơng tin, kinh tế mạng. Thể hiện rõ nét nhất trong nền kinh tế này là nền khoa học kỹ thuật, cơng nghệ thơng tin trên tồn thế giới phát triển mạnh trong đó nền giáo dục đóng vai trị vơ cùng quan trọng. Đảng và Nhà nước đã và đang coi Giáo dục & đào tạo là quốc sách hàng đầu, các cấp chính quyền đều tập trung nguồn lực để đầu tư, phát triển cho giáo dục.
Trong những năm gần đây kinh tế-xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đã phát triển nhanh và mạnh, duy trì ở tốc độ cao. Trên cơ sở đó, với sự quan tâm của Đảng và chính quyền các cấp, được sự tích cực hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp và các tổ chức trong tỉnh, giáo dục và đào tạo của tỉnh Vĩnh Phúc đã phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, bước đầu đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và nhu cầu nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nhân lực trong tỉnh. Bên cạnh đó người dân Vĩnh Phúc có truyền thống hiếu học, chịu khó, có ý thức chăm lo, quan tâm đến giáo dục. Đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc là những người có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt, năng lực chun mơn vững vàng. Đây chính là những điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc.
2.6.4. Những khó khăn trong cơng tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì cơng tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc cịn gặp những khó khăn sau:
- Việc xã hội hóa giáo giục, huy động các nguồn lực xã hội cho giáo dục - đào tạo còn nhiều hạn chế, chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị.
- Việc thực hiện các chính sách, chế độ cịn gặp nhiều vướng mắc, khó khăn về mặt thủ tục hành chính. Việc quản lý và phát triển nhân sự cịn mang tính cục bộ, địa phương.
Kết luận chƣơng 2
Sau khi khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi thấy:
1. Trong những năm qua công tác này đã được quan tâm thực hiện với những mặt mạnh riêng. Đội ngũ CBQL đủ về số lượng, chất lượng ngày càng được nâng cao, tuy nhiên, cơng tác phát triển đội ngũ CBQL vẫn cịn những điểm hạn chế, những mặt yếu.
2. Để khắc phục những điểm hạn chế, những mặt tồn tại, phát huy những mặt mạnh, ngành giáo dục cần phải triển khai các kế hoạch, định hướng phát triển giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Cần phải có những biện pháp quản lý phát triển đội ngũ CBQL phù hợp, kịp thời để nâng cao chất lượng của đội ngũ CBQL nói chung, CBQL trường THPT trong tỉnh nói riêng.
CHƢƠNG 3.
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH VĨNH PHÚC
3.1. Cơ sở định hƣớng đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ quản lý giáo dục THPT tỉnh Vĩnh phúc
Căn cứ vào các văn bản về giáo dục và xây dựng phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục của Đảng, Nhà nước như:
- Kết luận của Hội nghị Trung ương lần thứ 6 Khoá IX đã chỉ ra một trong 5 giải pháp để tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 Khoá VIII là: Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục một cách toàn diện.
- Chỉ thị 40/CT-TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư, QĐ 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về: “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục”.
- Chỉ thị số 18/2001/CT-TTg ngày 27/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.
- Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV (nhiệm kỳ 2011- 2015).
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển GD&ĐT Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
Căn cứ vào thực tiễn đòi hỏi phải đổi mới phương thức quản lý một cách khoa học, tiếp cận với phương thức quản lý trường học hiện đại trên thế giới theo hướng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời phân cấp mạnh mẽ nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo và tự chủ, tự chịu trách nhiệm của CBQL nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục THPT.
CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc.
Dựa trên các căn cứ nêu trên, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển đội ngũ CBQL trường THPT trong giai đoạn hiện nay. Những giải pháp đề xuất tuân theo các nguyên tắc sau:
3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ quản lý giáo dục THPT tỉnh Vĩnh phúc THPT tỉnh Vĩnh phúc
3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
- Các biện pháp phải được đặt trong hệ thống các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL trong chiến lược phát triển giáo dục đào tạo của cả nước nói chung và của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng trong giai đoạn hiện nay và đến 2020.
- Các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL phải đặt trong hệ thống quản lý trường học, quản lý tập thể sư phạm.
- Các biện pháp bao quát các bình diện của phát triển đội ngũ CBQL như quy hoạch đội ngũ, bồi dưỡng đạo đức và năng lực cho đội ngũ CBQL, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh đội ngũ CBQL….
3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
- Các biện pháp phải sát với thực tế và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và từng huyện, thị trên địa bàn tỉnh nói riêng. - Các biện pháp đề xuất phải chú ý đến thực trạng quản lý giáo dục của Sở GD&ĐT, chính quyền và trường THPT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Những biện pháp đề xuất phải nhắm vào những điểm yếu trong công tác quản lý, phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc.
3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
- Các biện pháp đề ra được thực hiện trên cơ sở khai thác, tận dụng các nguồn lực của Nhà nước, của ngành và của cộng đồng xã hội một cách hiệu quả nhất, đảm bảo huy động được đơng đảo sự tham gia tích cực của tập thể cán bộ, giáo viên, học sinh và cộng đồng địa phương.
- Các biện pháp đề xuất mang tính cụ thể, chỉ rõ hướng thực hiện trong thực tiễn phát triển đội ngũ CBQL trường THPT.
3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
- Các biện pháp đề xuất khi vận dụng phải góp phần nâng cao chất lượng đội