Những vấn đề đặt ra của việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong việc thực hiện công bằng xã hội ở nước ta hiện nay (qua thực tế tỉnh Vĩnh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nhân tố chủ quan với việc thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay pot (Trang 71 - 76)

trong việc thực hiện công bằng xã hội ở nước ta hiện nay (qua thực tế tỉnh Vĩnh Phúc)

Sau 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta nói chung, Vĩnh Phúc nói riêng đã đạt được những thành tựu về nhiều mặt, có ý nghĩa hết sức quan trọng, tốc độ TTKT bình quân khá cao tạo điều kiện cho việc thực hiện CBXH, các chính sách kinh tế - xã hội đều hướng vào con người, đời sống dân cư được cải thiện, tuy nhiên vẫn còn một vài vấn đề nổi lên cần được giải quyết.

Thứ nhất, sự phân hóa giàu nghèo phát triển nhanh.

KTTT đã thúc đẩy TTKT và gia tăng phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng miền, nông thôn và thành thị.

Sự phân hóa giàu nghèo dựa vào lao động và sáng tạo là biểu hiện tích cực, cho thấy rằng CBXH theo nguyên tắc giữa cống hiến và hưởng thụ đã được thiết lập chứ không phải CBXH bị vi phạm mà sự vi phạm CBXH đang trở thành hiện tượng xã hội bức xúc được thể hiện ở giữa người làm ăn chân chính hợp pháp với những người nhờ

làm ăn bất hợp pháp mà giàu lên nhanh chóng, bên cạnh đó cịn sự bức xúc về những người đã cống hiến (kể cả bản thân và xương máu) cho xã hội nay lại có cuộc sống khó khăn, đây là những vấn đề cần được giải quyết để đảm bảo CBXH.

Ở Việt Nam, sự chênh lệch giàu nghèo đang có chiều hướng tăng lên. Theo đánh giá mức chênh lệch giàu nghèo phổ biến trên thế giới, lấy mức thu nhập bình qn đầu người của 20% số hộ có thu nhập cao nhất so với 20% số hộ có thu nhập thấp nhất, thì ở nước ta năm 1993 là 6 lần, năm 1994 là 6,5 lần, năm 1995 là 7 lần, năm 1996 là 7,3 lần, năm 1999 là 9,8 lần; Ở nông thôn năm 1994 là 5,4 lần, năm 1995 là 5,8 lần, năm 1996 là 6,1 lần, năm 1999 tăng 6,3 lần [88, tr. 515]. Đặc biệt là sự chênh lệch mức sống ngày càng lớn giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị, miền núi và miền xuôi, theo Bộ Lao động-Thương binh và xã hội (1998) thì mức sống chênh lệch giữa nông thôn và thành thị là 5-7 lần. Sự chênh lệch đó phản ánh sự giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư. Tuy nhiên chúng ta chấp nhận kinh tế thị trường thì phải chấp nhận sự chênh lệch về thu nhập và mức sống nhưng chỉ giới hạn ở mức độ chứ khơng phải mang tính tự phát. Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương giải quyết mối quan hệ giữa TTKT với những vấn đề xã hội nhằm hạn chế sự phân hóa giàu nghèo và đạt được nhiều kết quả tốt.

Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa nhóm 5% cao nhất với nhóm 5% thấp nhất là 20 lần, cịn giữa nhóm 20% có thu nhập cao với nhóm 20% có thu nhập thấp khoảng 12 lần. Như vậy sự chênh lệch hiện nay của Việt Nam chỉ thấp hơn một số nước như: Mỹ -La tinh (Braxin, Mêhicô), ngang bằng với Malaixia, Philippin và cao một một số nước trong khu vực. Nếu căn cứ vào tiêu chí này, độ giảm cách giữa người có thu nhập cao nhất với người có thu nhập thấp nhất ở nước ta hiện nay lại có xu hướng bất bình đẳng nhiều hơn so với bất bình đẳng thấp được biểu hiện qua chỉ số GINI, nhưng nếu chỉ căn cứ vào chỉ số GINI của Việt Nam để cho rằng đó là sự cơng bằng trong chính sách thu nhập, do đó vấn đề bất bình đẳng là chưa cần phải đặt ra để giải quyết là chưa đủ căn cứ. Trên thực tế trong những năm gần đây, khoảng cách người giàu và người nghèo ngày càng gia tăng làm ảnh hưởng lớn đến tâm lý, tình cảm của dân tộc.

Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, mức sống nhân dân được tăng lên, tỷ lệ nghèo đói giảm nhưng sự chênh lệch giàu nghèo có xu hướng ngày càng cao.

Thứ hai, vai trò của NTCQ đối với nền KTTT còn hạn chế, làm ảnh hưởng đến

việc thực hiện CBXH.

Nền KTTT đang được thiết lập và từng bước hồn thiện, hàng hóa đa dạng, phong phú bước đầu đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, các doanh nghiệp Nhà nước được sắp xếp lại và đã bắt đầu mang lại hiệu quả. Nhưng nhìn chung các doanh nghiệp Nhà nước còn chậm tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách nhằm tạo động lực tăng hiệu quả kinh doanh một cách bền vững, đảm bảo được vai trò chủ đạo của mình. Bên cạnh đó việc cổ phần hóa cịn chậm, một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ làm thất thốt ngân sách nhà nước dẫn đến mất cơng bằng giữa các doanh nghiệp và mất công bằng xã hội.

Vấn đề tiền lương trong những năm vừa qua còn nhiều hạn chế, chưa thực sự là thước đo giá trị sức lao động, chưa đảm bảo được tái sản xuất mở rộng sức lao động, chưa kích thích người lao động làm việc, bên cạnh đó một số sở, ban, ngành, cơ quan lợi dụng ưu thế của ngành nên có thu nhập cao và tiền thưởng lớn dẫn đến mất cân đối trong thu nhập, làm mất CBXH.

Kinh tế hợp tác xã cũng có bước tiến mới, nhất là trong khu vực nơng nghiệp đã có những thành tựu đáng kể, một số mặt hàng đã được xuất khẩu ra nước ngoài như gạo, cà phê, sao su... Tuy nhiên kinh tế hợp tác xã vẫn cịn hạn chế, có nhiều nơi hợp tác xã bị tan rã hoặc tồn tại dưới danh nghĩa hình thức làm cản trở sự phát triển của sản xuất.

Kinh tế hộ trong những năm qua cũng có những bước tiến bộ, xong tình tràng một số hộ nông dân vẫn bán ruộng đất đi làm thuê, ruộng đất có xu hướng tập trung khá lớn vào một số hộ giàu có, tình trạng đó dẫn đến tư liệu sản xuất không cân đối, sự điều tiết của Nhà nước về chênh lệch đất đai chưa được chú trọng dẫn đến phân hóa về thu nhập và giàu nghèo làm mất CBXH.

Các thành phần kinh tế khác cũng có những bước tiến mới mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế quốc dân, song vẫn chưa được quản lý chặt chẽ, tình trạng trốn thuế, vi phạm pháp luật...vẫn thường xun xảy ra. Bên cạnh đó tình hình phân phối đầu tư nước ngồi ở các vùng còn chưa hợp lý, chủ yếu tập trung ở các vùng đồng bằng, thành thị, những nơi có điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, các vùng trung du miền núi, nơi điều kiện chưa thuận lợi thì chưa được chú trọng một cách hợp lý. Ngồi ra sự điều tiết của Nhà nước vẫn còn bất cập, phân phối nguồn lực cịn dàn trải, lãng phí cơ chế "xin – cho" vẫn còn tồn tại như một hiện tượng phổ biến.

Phân phối thu nhập trong những năm qua tuy đã đạt được thành công đáng kể nhưng cũng còn tồn tại nhiều bất hợp lý, mặc dù TTKT nhanh nhưng thu nhập bình quân đầu người vẫn thuộc diện thấp so với khu vực và thế giới.

Tình trạng phân phối tiền lương cịn mang tính bình qn, thang bậc còn nhiều, hệ số tăng giữa hai bậc lương cịn thấp, lại khơng tính đến chất lượng cơng việc dẫn đến làm mất động lực trong lao động.

Như vậy, cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta đã chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN đã đem lại những kết quả vượt bậc, tuy nhiên cơ chế thị trường ở nước ta cịn đang trong q trình hình thành và từng bước hoàn thiện, thiếu đồng bộ, chưa được quản lý, chưa có hiệu quả, nhất quán, thiếu quản lý, kiểm tra tạo kẽ hở cho việc làm ăn phi pháp như buôn lậu, chốn thuế, tham nhũng... làm giàu bất chính.

Thứ ba, tình trạng tham nhũng, lãng phí, bn lậu đang gây bất cơng trong xã

hội, cản trở TTKT.

Nói đến tham nhũng, lãng phí, bn lậu, trốn thuế là nói đến vai trị quản lý của Nhà nước, tham nhũng lãng phí là một hiện tượng gây thiệt hại nghiêm trọng đến hàng trăm tỷ đồng làm ảnh hưởng rất lớn tới ngân sách quốc gia. Thủ đoạn chủ yếu là lợi dụng chức vụ, quyền hạn và những kẽ hở trong cơ chế, chính sách. phần lớn các vụ tham nhũng bị phát hiện đều có sự tham gia của nhiều đối tượng, tạo thành đường dây.

Tham nhũng có ở tất cả các nơi, các ngành quản lý kinh tế - xã hội và có ngay cả trong cơ quan bảo vệ và thực thi pháp luật. Hành vi tham nhũng được thể hiện dưới nhiều hình thức như địi hối lộ để cấp giấy phép, cấp kinh phí, thơng đồng giữa người thu thuế và nộp thuế để trốn thuế nhà nước, khai khống trong chi phí sản xuất, lưu thông, cho vay vốn khơng đúng ngun tắc, khơng đúng mục đích sử dụng, cấp đất giao đất không đúng thẩm quyền, sai đối tượng... Tham nhũng là một hiện tượng phổ biến tạo thành đường dây từ một bộ phận các cán bộ quan chức nhà nước mất phẩm chất đến các cấp các ngành có thẩm quyền phân phối ngân sách, cấp phát nhà cửa, đất đai...

Như vậy, tình hình tham nhũng đang là vấn đề lớn ở nước ta hiện nay, Đảng ta đã xác định "tham nhũng là một nguy cơ, một quốc nạn" đối với sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay, tham nhũng, buôn lậu là các hoạt động ảnh hưởng tiêu cực đến CBXH, góp phần tăng nhanh sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội, đồng thời tham nhũng buôn lậu gây ảnh hưởng tiêu cực tới TTKT.

Thứ tư, tình trạng vi phạm dân chủ xảy ra ở nhiều nơi vi phạm đến ngun tắc

CBXH.

Q trình dân chủ hóa ở nước ta tuy những năm vừa qua cũng đạt được những thành tựu khá quan trọng, tuy nhiên quyền làm chủ của nhân dân còn bị vi phạm ở một số nơi, trên một số lĩnh vực, tình trạng đó có lúc trở nên nghiêm trọng và kéo dài, chậm được khắc phục. Trong việc thực hiện quyền lực, trong quan hệ với dân, có những trường hợp cơ quan nhà nước đã vi phạm thể chế dân chủ, xâm phạm tới quyền làm chủ của nhân dân, hiện tượng mất dân chủ, vi phạm pháp luật diễn ra trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội với những biểu hiện đa dạng. Mất dân chủ từ khi ra quyết định đến thực hiện quyết định, và tập trung chủ yếu như huy động quá mức và sử dụng sai mục đích những khoản đóng góp của nhân dân, lạm dụng công quỹ, chia bán đất đai trái pháp luật. Tình trạng mất dân chủ xảy ra ở ngay trong lịng dân, đó là các cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, quan liêu, tùy tiện mệnh lệnh, cửa quyền, sách nhiễu, ức hiếp dân chưa được ngăn chặn kịp thời, tình trạng mất dân chủ, dân không được biết, không được bàn, không được kiểm tra như một số x ã thuộc tỉnh Thái Bình trong thời gian vừa qua là một ví dụ gây bất bình dư luận, làm giảm lịng tin đối với nhân dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, có thể thấy rằng, kinh tế thị trường đã đem lại những thành tựu to lớn trong những năm qua, bước đầu đã tạo được sự công bằng trong cống hiến và thu nhập, khuyến khích lợi ích kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo được động lực cho sự phát triển và TTKT... Tuy nhiên, bên cạnh đó cịn nổi lên một số vấn đề làm ảnh hưởng đến CBXH, do vậy cần phải tăng cường vai trò NTCQ, đặc biệt là vai trò của Nhà nước đối với việc thực hiện CBXH ở nước ta trong điều kiện hiện nay.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nhân tố chủ quan với việc thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay pot (Trang 71 - 76)