Thực trạng của việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong việc thực hiện công bằng xã hội ở Vĩnh Phúc hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nhân tố chủ quan với việc thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay pot (Trang 69 - 71)

hiện công bằng xã hội ở Vĩnh Phúc hiện nay

Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân, các sở ban hành chức năng cùng các tổ chức chính

trị, xã hội trên địa bàn tỉnh đã có những văn bản, chỉ thị, hướng dẫn tổ chức và thực hiện nhằm hạn chế bất công, thực hiện CBXH trên địa bàn tỉnh, nhưng trên thực tế ở một số lĩnh vực, bất công vẫn chưa hề thun giảm mà cịn có chiều hướng gia tăng. Thực trạng đó phần lớn phụ thuộc vào việc phát huy vai trò NTCQ trong việc thực hiện CBXH trong điều kiện nước ta hiện nay nói chung và trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, thực trạng đó được khái quát ở mấy điểm sau:

Thứ nhất, do nhận thức của một số cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở và một bộ

phận dân cư còn chưa đúng đắn, vẫn mang nặng tư duy bao cấp, trông chờ, ỷ lại vào cấp trên, vào sự bao cấp của Nhà nước, chưa thực sự thích nghi được với cơ chế thị trường, chưa phát huy được tính năng động sáng tạo, tự chủ trong thời kỳ mới, đổi mới tư duy còn chậm đặc biệt là tư duy trong kinh tế trong thời kỳ KTTT.

Thứ hai, nguồn lực còn thiếu tập trung, ngân sách cấp huyện và cấp xã còn gặp

nhiều khó khăn, nguồn vốn đối ứng trong nhân dân cịn ít và chưa ổn định, hệ thống cơ sở hạ tầng còn thiếu đồng bộ và kém chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương, nguồn nhân lực tuy dồi dào nhưng hiệu quả sử dụng lao động chưa cao, cơ cấu lao động chậm đổi mới, chất lượng lao động còn thấp, thiếu lao động về kỹ thuật, đặc biệt là lao động có trình độ tay nghề cao. Chất lượng nguồn nhân lực thấp, thừa lao động phổ thông, thiếu lao động kỹ thuật, việc tiếp nhận lao động vào các doanh nghiệp, các cụm cơng nghiệp cịn hạn chế. Công tác quản lý, định hướng, tư vấn, hướng dẫn, giới thiệu việc làm cho người lao động có nhu cầu tìm việc hiệu quả chưa cao, có nhiều lao động ở địa phương tự đi tìm việc ở nhiều nơi trong cả nước nhưng chưa được theo dõi, thống kê và quản lý chặt chẽ.

Thứ ba, một số cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, các hộ gia đình và cá nhân khi tham

gia vào công tác kinh tế - xã hội, thực hiện các kế hoạch và các chương trình cịn thiếu kiến thức và kinh nghiệm, vốn lại ít, phương pháp, cách thức, sự nhạy bén trong kinh doanh, làm kinh tế còn nhiều hạn chế, nên khi gặp khó khăn chắc chở hoặc rủi ro thường khơng vượt qua được. Bên cạnh đó đời sống sinh hoạt của một bộ phận dân cư cịn thấp, lại khơng có tư liệu sản xuất hoặc tư liệu sản xuất cịn thơ sơ, khơng có điều kiện phát triển kinh tế, không đủ điều kiện để tái sản xuất lao động nên năng suất lao động thấp, hiệu quả kinh tế không cao dẫn đến nghèo đói, tái nghèo và khơng có điều kiện thoát được nghèo thoát được nghèo.

Thứ tư, tuy là một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhưng các trung tâm

công nghiệp, trung tâm văn hóa y tế lại tập trung chủ yếu ở thành thị, trong khi đó dân số tập trung chủ yếu ở nông thôn, nguồn thu từ nơng nghiệp là chính, thiên tai thường xun xảy ra nên đời sống nhân cịn khó khăn, khơng có điều kiện giao lưu học hỏi để phát triển kinh tế, bên cạnh đó trình độ về văn hóa, kiến thức và năng lực kinh doanh còn hạn chế, khoa học kỹ thuật còn nghèo nàn và lạc hậu, sống thuần nông, chưa bắt nhịp kịp xu hướng phát triển của thời đại. Điều kiện để chăm sóc sức khỏe y tế chưa được chú trọng.

Thứ năm, điều kiện để đầu tư vào giáo dục còn chưa được quan tâm đúng mức,

phần lớn con em nông dân chỉ được đào tạo hết trình độ văn hóa lớp 12/12 và theo truyền thống gia đình, làng xã làm nông nghiệp. Lao động phổ thơng, khơng có kiến thức làm nơng nghiệp, khơng qua đào tạo và khơng có điều kiện để được đi đào tạo. Sự kết hợp giữa điều kiện kinh tế thiếu thốn với tư tưởng tàn dư phong kiến còn tồn tại trong nông nghiệp nông thôn, làng xã và sự hạn chế về trình độ khoa học kỹ thuật, kiến thức về kinh doanh, làm kinh tế đã dẫn đến tình trạng đói nghèo luẩn quẩn, từ đó sinh ra những tiêu cực, các tệ nạn xã hội như trộm cắp cướp giật, sử dụng buôn bán ma túy v.v... Đây chính là một trong những nguyên nhân cơ bản làm nảy sinh những vấn đề bất công trong xã hội, ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện CBXH mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nhân tố chủ quan với việc thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay pot (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)