VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG VIỆC THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nhân tố chủ quan với việc thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay pot (Trang 51)

TRONG VIỆC THỰC HIỆN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (QUA THỰC TẾ VĨNH PHÚC)

2.1.1. Thực trạng việc thực hiện công bằng xã hội ở Vĩnh Phúc hiện nay

Vĩnh Phúc được thành lập từ năm 1950 trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phúc Yên, đến tháng 3/1968 Vĩnh Phúc sát nhập với tỉnh Phú Thọ lấy tên là tỉnh Vĩnh Phú. Sau gần 30 năm hợp nhất, ngày 01/01/1997 Vĩnh Phúc được tái lập trên cơ sở tách tỉnh Vĩnh Phú thành hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ.

Về vị trí địa lý: Vĩnh Phúc nằm ở Trung tâm phía Bắc của tổ quốc, thuộc vùng

đồng bằng châu thổ sơng hồng, cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 50 Km về phía Tây Bắc, tiếp giáp với 5 tỉnh thành: phía Tây Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Đơng Bắc giáp tỉnh Thái Ngun, phía Đơng Nam giáp thủ đơ Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hà Tây, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ. Tỉnh Vĩnh Phúc được Trung ương xếp vào nhóm 10 tỉnh có tốc độ phát triển cao nhất cả nước hiện nay; GDP tăng trưởng bình quân 14,4%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp (công nghiệp- xây dựng chiếm 50,44%; Dịch vụ 28,23%; Nông nghiệp 21,23%). Theo niên giám thống kê Vĩnh Phúc năm 2005, Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên là 1.372.000 km2; Dân số trung bình là 1.169.067 người; mật động dân số 852 người/km2, bao gồm 9 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 2 thị xã, 7 huyện) 152 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 17 phường, thị trấn, 135 xã).

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nhân tố chủ quan với việc thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay pot (Trang 51)